Cần bảo vệ cán bộ, giảng viên ĐH Ngân hàng TP. HCM dám tố cáo Hiệu trưởng

Thứ tư, 15/11/2017 19:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ đầu năm 2017, tại ĐH Ngân hàng TP.HCM đã xảy ra tình trạng Hiệu trưởng liên tiếp bị khiếu nại, tố cáo, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín, hoạt động quản lý, dạy và học của nhà trường. Mới đây, khi Thống đốc NHNN có kết luận chính thức đối với một số tố cáo, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (tỉnh Bến Tre) đã rất quan tâm, hoan nghênh các cán bộ, giảng viên vì sự nghiệp chung, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào chỉ đạo xử lý của Thống đốc NHNN...


Báo Công luận
 ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) - Ảnh: QHVN 

PV: Ngày 2/11/2017 vừa qua, NHNN đã chính thức công bố kết luận nội dung tố cáo của cán bộ, giảng viên đối với Hiệu trưởng ĐH Ngân hàng TP.HCM. Ông đánh giá như thế nào về sự nghiêm minh trong kết luận, kiến nghị xử lý của Thống đốc NHNN mà báo điện tử Công luận và các cơ quan thông tấn báo chí đã thông tin rộng rãi?

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Tôi đánh giá cao quan điểm, ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN trong vụ việc này. Các nội dung cần thiết đã được Thống đốc chỉ đạo làm rõ và có định hướng xử lý rõ ràng. Trước mắt, các cơ quan có liên quan được giao trách nhiệm tiến hành theo sự chỉ đạo của người đứng đầu ngành ngân hàng, nếu có phát sinh sẽ xin ý kiến chỉ đạo để xử lý tiếp.

PV: “Quyền lực hiệu trưởng” từng là đề tài nóng tại nghị trường Quốc hội, trên diễn đàn báo chí những năm gần đây. Có ý kiến cho rằng, chính cơ chế đã tạo cho những vị Hiệu trưởng quá nhiều quyền hành, chi phối mọi hoạt động về tài chính, tuyển dụng, bổ nhiệm, điều chuyển… nên dễ phát sinh tiêu cực. Ông đánh giá thế nào về ý kiến trên?

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Tôi tán thành với nhận định là sai phạm có một phần từ cơ chế quản lý. Tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân căn bản mà quan trọng nhất, hàng đầu là chất lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo. Một người có tâm, có tầm, có trách nhiệm, hành động theo nguyên tắc chân ngôn “dĩ công vi thượng” thì chắc không có vấn đề gì, kiêm nhiệm nhiều mà làm tốt, làm hay vì tập thể, vì xã hội thì bộ máy đỡ cồng kềnh. 

Điều nguy hiểm nhất là loại người chỉ có cái vỏ bề ngoài là “khách quan giả đò”, còn bên trong là thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu tôn trọng người khác, thiếu tôn trọng đồng nghiệp, đồng chí, chỉ vơ vén cho cá nhân, gia đình… Những người này sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết chống, đó là loại “cá nhân chủ nghĩa”.

PV: Như vậy theo ông, cần phải có những giải pháp căn cơ nào để kiểm soát một số trường hợp Hiệu trưởng chuyên quyền, độc đoán, bè phái… đã từng xảy ra?

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Theo tôi, trước hết làm Hiệu trưởng, người “nhạc trưởng của dàn hợp xướng các bậc thầy cô” thì cần rèn luyện bản thân, tu thân nghiêm túc. Hiệu trưởng là một "người thầy”, một “nhà giáo” mà không rèn luyện đạo đức, dễ tha hóa thì quả thật chúng ta đã đặt nhầm họ vào chỗ, vào “ghế” danh dự đó. Thứ hai, cần có cơ chế kiểm soát hiệu quả đối với hoạt động của Hiệu trưởng thông qua các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm, giáo viên, sinh viên; cơ quan cấp trên cần tổ chức kiểm tra, thanh tra, không chỉ quan liêu nghe báo cáo… Thứ ba, khi Hiệu trưởng có dấu hiệu tham nhũng, vi phạm nguyên tắc, pháp luật cần phải công khai minh bạch và xử lý nghiêm. Cũng cần rà soát lại các quy định của pháp luật có liên quan để hoàn thiện nhằm tránh các sơ hở pháp chế. 

PV: Thưa ông, nhưng tiếng nói phản biện hiện còn rất hiếm hoi trong trường học, khi mà quyền lực tập trung quá nhiều ở Hiệu trưởng. Có phải vì vậy mà những biểu hiện tiêu cực trong quản lý, điều hành của Ban giám hiệu, mất đoàn kết trong tập thể... có cơ hội phát sinh hay không?

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Công bằng mà nói vai trò của cán bộ giáo viên còn hạn chế, do tự ti hoặc vì lợi ích cá nhân mà tự triệt tiêu đấu tranh. Còn về nguyên tắc Hiệu trưởng là người quản lý cao nhất, chịu trách nhiệm mọi vấn đề trong nhà trường. Vì vậy, để tạo “phanh hãm” hữu hiệu, cần tổ chức kiểm soát cho tốt, công khai hóa các vấn đề cần công khai… thì chắc chắn sẽ có kết quả tốt.

Báo Công luận
ĐH Ngân hàng TP.HCM đã và đang bị thanh, kiểm tra các dấu hiệu vị phạm.

 

PV: Quay lại sự việc tại ĐH Ngân hàng TP.HCM. Ông đánh giá như thế nào về việc các giảng viên đã dám đứng ra khiếu nại, tố cáo, thậm chí trước đó còn khởi kiện lãnh đạo nhà trường?

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Tôi hoan nghênh tinh thần đó của một số cán bộ, giáo viên nhà trường. Họ đã nhận thức đúng và thực hiện nghiêm túc quyền của mình theo pháp luật vì sự nghiệp chung, vì thế cần được khuyến khích, bảo vệ!

PV: Nhưng thưa ông, nếu các quyết định điều động, luân chuyển cán bộ của Hiệu trưởng được kết luận chưa đúng quy định, cơ quan nào sẽ chỉ đạo bảo vệ quyền lợi, vị trí công tác cũ của người bị điều chuyển, khi mà Thống đốc chưa có đề xuất hướng xử lý cụ thể?

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Tôi không nghĩ Thống đốc sẽ làm sai lệch vụ việc này. 

Với tư cách một Bộ trưởng, một chính khách có trách nhiệm cao nhất trong ngành, tôi hi vọng Thống đốc sẽ có giải pháp tốt cho vụ việc này. 

PV: Theo dõi diễn tiến vụ việc, ông có lời khuyên nào dành cho Bộ GD&ĐT, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trường ĐH-CĐ-TCCN trực thuộc, lãnh đạo cấp trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân, để công cuộc đổi mới, cải cách giáo dục nước nhà thành công, cất cánh?

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Tôi nghĩ rằng, chúng ta cần khẩn trương xóa bỏ tình trạng Bộ chủ quản các đơn vị sự nghiệp đào tạo Đại học, chuyển về cho Bộ GD-ĐT thực hiện quản lý các đơn vị tự chủ này. Trong thời gian chưa thực hiện được chủ trương nêu trên, các ngành cấn phối hợp chặt chẽ với Bộ GD-ĐT để thực hiện đúng quy định của pháp luật có liên quan.

PV: Xin được hỏi ông về một nội dung khá “nhạy cảm”. Liên quan tới những khiếu nại, tố cáo tại ĐH Ngân hàng TP.HCM, báo chí đã nêu việc xuất hiện các khoản chi được cho là “ngoài sổ sách”, trong đó có các nội dung như “Công tác BGDDT”, “Tiếp khách (TD NHNN + TK)”…, dẫn tới đồn đoán và dư luận trái chiều. Theo ông, NHNN, Bộ GD-ĐT có nên yêu cầu làm rõ?

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Đã là sai phạm hoặc có dấu hiệu sai phạm thì phải làm rõ, phải xử lý theo quy định. Đó là tinh thần pháp chế, không ai nằm ngoài pháp luật, không có ngoại lệ.

PV: Xin cảm ơn ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đã dành thời gian cho Nhà báo & Công luận.

Đoàn Kiên Giang ghi

Như báo điện tử Công luận đã thông tin: Từ năm 2015, tại ĐH Ngân hàng TP.HCM, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng bị giảng viên khởi kiện ra tòa, khiến dư luận ngỡ ngàng. Sang năm 2017, nhà trường tiếp tục để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo, với hơn 10 nội dung khác nhau: Quản lý tài chính, bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà, đặc cách tuyển dụng vợ trái quy định, ký chi thù lao NCKH trái quy định…

Đặc biệt, có việc Hiệu trưởng tinh giảm biên chế, sau đó tuyển dụng người nhà của vợ vào vị trí đã tinh giảm; Điều chuyển cùng lúc 4 Trưởng phòng ban về làm giảng viên, có giảng viên thu nhập sụt giảm nghiêm trọng, đời sống ngày càng khó khăn… Bên cạnh đó, Hiệu trưởng tuyển dụng đặc cách vợ trái quy định, bổ nhiệm một Thạc sĩ trên 50 tuổi thay thế một Tiến sĩ trẻ làm lãnh đạo phòng, khiến dư luận bất bình về dấu hiệu phe cánh trong trường học.

Xét thấy nhiều nội dung sai phạm có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới uy tín ngành giáo dục, ảnh hưởng tiêu cực việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu của hàng ngàn cán bộ, giảng viên và người học, báo NB&CL đã vào cuộc tìm hiểu, thông tin các dấu hiệu sai phạm trên mặt báo: Hiệu trưởng tuyển dụng đặc cách vợ, tuyển người thân của vợ trái quy định; sử dụng công quỹ hơn 650 triệu đồng chưa rõ lý do chính đáng; ký hợp đồng hợp tác các công trình xây dựng bất lợi cho lợi ích nhà trường…

Sau 6 tháng làm việc, ngày 2/11/2017 vừa qua, NHNN đã chính thức công bố kết luận nội dung tố cáo của Thống đốc, chỉ ra rất nhiều sai phạm của Hiệu trưởng, chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, xử lý...

Tin khác

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục