Hồi sinh ước mơ tựu trường ở vùng “rốn lũ”

Thứ năm, 07/09/2017 13:39 PM - 0 Trả lời

Gần một tháng sau trận lũ quét vào rạng sáng ngày 3/8, người dân Mù Cang Chải vẫn còn bàng hoàng mỗi khi nhớ lại giây phút lũ tràn về đã cuốn trôi nhiều ngôi nhà, điểm trường và cả những người không may mắn. Nhiều gia đình đã không còn gì sau thiên tai, đang phải ở nhờ, nhưng vẫn cố gắng để lũ trẻ được đến trường...

(NB&CL) Gần một tháng sau trận lũ quét vào rạng sáng ngày 3/8, người dân Mù Cang Chải vẫn còn bàng hoàng mỗi khi nhớ lại giây phút lũ tràn về đã cuốn trôi nhiều ngôi nhà, điểm trường và cả những người không may mắn. Nhiều gia đình đã không còn gì sau thiên tai, đang phải ở nhờ, nhưng vẫn cố gắng để lũ trẻ được đến trường. Nhiều nỗ lực từ người dân, xã hội đã dồn về khu vực này, giải quyết những khó khăn trước mắt tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh tựu trường và đón khai giảng năm học mới. Từ nỗi khát khao trong ánh mắt trẻ thơ Con đường dẫn vào thị trấn Mù Cang Chải đi xuyên qua một số cao điểm, bên này là núi, bên kia là vực, có nhiều đoạn chỉ vừa một chiếc ô tô đi qua. Cả chặng đường đi mưa sụt sùi, sương mù khá dày khó có thể nhìn được phía trước. Nhất là đoạn đường qua đèo Khau Phạ nối huyện Văn Chấn với thị trấn Mù Cang Chải, đường ngoằn nghèo, quanh co, khúc khuỷu đặt người lái xe luôn ở trong tình trạng cảnh giác mỗi khi đi qua những đoạn có khả năng sạt lở và không biết lúc nào sẽ có một xe ngược chiều bất ngờ xuất hiện nữa. Có mặt tại vùng “rốn lũ”, trước mắt chúng tôi là khung cảnh tan hoang của những điểm trường đã bị phá nát sau cơn lũ, những ngôi nhà gần đấy cũng không còn. Tất cả chỉ còn bùn, đất, đá hộc bị cuốn trôi từ trên núi xuống và cả những mảnh vỡ của tường, bàn ghế…Những người dân nơi đây vẫn không giấu được nét bàng hoàng, thẫn thờ mỗi khi nhớ lại giây phút thoát chết khi lũ tràn về, như khung cảnh của một cơn đại hồng thủy mà ngỡ chỉ có trên phim ảnh. [caption id="attachment_181679" align="aligncenter" width="600"]Báo Công luận Một lớp học tại Mù Cang Chải[/caption] Chúng tôi gặp gia đình chị Cứ Thị Sầu, hiện đang ở nhờ tại Đài truyền thanh, truyền hình huyện Mù Cang Chải. Tại một căn phòng nhỏ chỉ khoảng 9m2 nằm phía cuối hành lang, trong phòng chỉ vừa đủ kê một cái giường, còn đâu là dùng để chất đủ thứ đồ lỉnh kỉnh còn sót lại sau trận lũ. Giàng Hoàng Sơn ngồi trên giường với một ít vật dụng, vài quyển vở và một số cuốn sách cũ, nát, rách cả bìa. Đây là những gì còn sót lại sau trận lũ kinh hoàng vào rạng sáng 3/8. Trong đó có không ít vật dụng, sách vở Sơn đã chuẩn bị cho năm học mới. Nhưng giờ tất cả đã bị cuốn trôi theo dòng lũ. Nhà của Sơn còn khó khăn, cả gia đình chỉ trông chờ vào mỗi bố đi làm, bởi vậy Sơn rất khao khát được đi học và phải học thật giỏi, phải có nhiều kiến thức để lớn lên đi kiếm tiền nuôi bố, nuôi mẹ, để gia đình bớt khổ. Nhưng bây giờ bố của Sơn đã không còn nữa. Ký ức của Sơn vẫn còn hằn lại khoảnh khắc rạng sáng, nhà cửa rung bần bật, bố của Sơn là anh Giàng A Hù đoán là lũ về vội đánh thức hai mẹ con dậy và chạy thoát ra khỏi nhà. Ra ngoài vẫn chưa thấy lũ về, Giàng A Hù tiếc đàn lợn vẫn còn nhốt trong chuồng đã quay lại cứu, vừa mở được gióng chuồng thì lũ ập đến. Anh bị lũ cuốn trôi qua sông Nậm Kim và được tìm thấy xác tại hồ thủy điện cách nhà khoảng 2km. Mẹ của Sơn, chị Cứ Thị Sầu cho chúng tôi biết, nhà cửa hiện nay đã mất hết rồi, may mắn còn được ít ruộng để canh tác, nhưng sẽ rất khó khăn. Việc học hành của các con chị sẽ rất vất vả nhưng bản thân chị cũng xác định, cho dù thế nào đi chăng nữa vẫn sẽ tìm mọi cách để nuôi các con được học hành cho hết phổ thông, chứ không để bọn trẻ phải chịu thiệt thòi so với chúng bạn. Ở vùng cao này, chúng tôi còn gặp nhiều gia đình, nhiều trẻ em cũng gặp phải biến cố trong trận lũ quét đấy. Tài sản hầu hết là bị thiệt hại nặng nề, thậm chí là mất sạch không phải ít, nhưng các gia đình vẫn quyết tâm cho các em đi học “cái chữ” để sau này không khổ như bố mẹ chúng. Ngay cả khi gặp những đứa trẻ vùng cao ấy, khi hỏi về trường, lớp, chúng bạn, thầy cô giáo, chúng tôi thấy trong đôi mắt của chúng vẫn ánh lên niềm vui thích khi được đến lớp, được học và vẫn mong đợi một ngày khai giảng của năm học mới. [caption id="attachment_181717" align="aligncenter" width="600"]Báo Công luận Trường học tan hoang sau lũ tại Mù Cang Chải.[/caption] Những ngọn lửa không bao giờ tắt
Đến trường THCS Võ Thị Sáu - một trong những điểm trường bị thiệt hại đến mức phải đóng cửa, tạm thời chuyển các em học sinh sang điểm khác để học. Sân trường lầy lội, ngổn ngang rác, gạch, đá… Còn một số phòng học ngay tại tầng một thì do lũ quét cả đá trôi xuống khiến tường vỡ toác, toàn bộ bàn ghế bị cuốn trôi, vỡ vụn, bảng và thiết bị trong phòng đã bị hư hỏng hoàn toàn. Cách đấy vài chục bước chân là trường PTTH Mù Cang Chải, nơi này ít bị ảnh hưởng hơn, nhưng cơn lũ cũng gây thiệt hại nặng nề ở những phòng học tầng một, phá tan cả một góc tường của trường, hiện đang được người dân giúp sửa chữa lại. Thầy Bùi Văn Chuyển, Phó hiệu trưởng nhà trường cho chúng tôi biết, cơn lũ đã phá hủy gần như toàn bộ phòng học, bàn, ghế, thiết bị tại tầng một của nhà trường. Hiện nhà trường đang gấp rút sửa chữa để học sinh có thể đến trường đúng dịp khai giảng. Còn một điều đáng lo là có rất nhiều gia đình giáo viên ở đây, họ đã mất sách vở và cả giáo trình cho việc giảng dạy. Bây giờ họ vừa phải ổn định tinh thần, vừa khắc phục khó khăn để chuẩn bị cho năm học mới. Tất cả vẫn đang còn ngổn ngang. [caption id="attachment_181680" align="aligncenter" width="600"]Báo Công luận Các giáo viên đang sắp xếp lại sách giáo khoa còn dùng được để chuẩn bị cho năm học mới.[/caption] Cô Phạm Thị Hương Thảo đang giảng dạy tại một trường ở Mù Cang Chải kể với chúng tôi, rạng sáng 3/8, bố cô ngửi thấy mùi bùn thoang thoảng, nhà rung rung, cảm nhận thấy có đá lăn xuống, vội đánh thức cả nhà dậy. Cô Thảo vốn định thu dọn ít đồ đạc, nhưng bố cô cản và nói ngắn gọn: “Không kịp đâu. Chạy đi!”. Cả nhà vừa chạy ra đến đường thì lũ đến và bố con cô bị cuốn trôi đến tận đầu cầu cách đó hàng trăm bước chân. Cũng may trận lũ đầu tiên ấy chỉ lướt qua và rút nhanh chóng. Đến trận lũ thứ hai thì cuốn sạch luôn cả căn nhà của gia đình cô Thảo. Toàn bộ các thiết bị, vật dụng và cả những cuốn giáo trình đã bị mất. Ngay cả cái xe máy cô mới tích góp bao năm vừa mới mua cũng bị cuốn theo dòng lũ. Ở gần đấy còn nhiều gia đình giáo viên cũng trong tình trạng tương tự, toàn bộ tài sản đã bị hư hại hoàn toàn, nhưng may mắn là không có thiệt hại về người. Và thế là mặc những vết đau vẫn còn âm ỉ, chưa kết thúc, những giáo viên ở Mù Cang Chải vội vã “sốc” lại tinh thần, tất bật chuẩn bị cho năm học mới, đón những đứa trẻ đang khao khát con chữ được đến trường đúng dịp khai giảng của cả nước. Chúng tôi vẫn nhớ kỹ hình ảnh của một cô giáo tại vùng “rốn lũ” đang ngồi soạn lại giáo án giữa ngổn ngang đồ đạc. Khi chúng tôi hỏi, liệu cô có nản không, có muốn đổi địa điểm hay thậm chí là… đổi sang nghề khác cho bớt khổ, bớt gặp phải những tai họa như thế này hay không. Cô cười, nghề giáo là ước mơ từ thuở bé. Những biến cố thế này vẫn chưa đủ để dập tắt “lửa” trong cô. Ngọn “lửa” ấy đang ở trong tim cô và sẽ không bao giờ tắt. Nhìn những đứa trẻ không quản mưa gió, đi bộ hàng cây số để đến trường là cô biết sẽ không bao giờ bỏ được nghề và rời mảnh đất này. Chúng tôi cũng đến một số điểm trường khác, hầu hết những thầy giáo, cô giáo còn đang tất bật khi vừa phải lên lớp giảng dạy, vừa phải khắc phục những thiệt hại sau lũ. Tuy vậy, chúng tôi cũng nhận thấy không ít những trăn trở của một số giáo viên về mức lương và hỗ trợ hiện nay bởi mức lương của họ vẫn còn khá thấp so với điều kiện thực tế, trong khi đó giá cả trên đây đắt đỏ hơn dưới xuôi. Họ kỳ vọng Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm hơn và có những cơ chế đặc thù để giáo viên có thể thực sự sống được bằng nghề và bằng đồng lương khi giảng dạy ở những nơi xa xôi, hẻo lánh như vậy. Đây cũng là một cách để tăng thêm động lực cho họ tiếp tục theo đuổi ước mơ đem “con chữ” lên vùng cao. Rời Mù Cang Chải, nơi đây đang dần hồi sinh sau trận lũ quét 3/8. Thầy và trò nơi đây vẫn đang tiếp tục khắc phục những thiệt hại, khó khăn chuẩn bị cho một năm học mới. Để rồi vào ngày khai giảng 5/9, những điểm trường đã có thể đón các em học sinh đến lớp, các giáo viên lại được lên lớp, tiếp tục hành trình mang tri thức đến với vùng cao.❏

Minh Quân

 

Tin khác

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục
Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục