Lãnh đạo Cục Khảo thí: chọn trường có “chiến thuật”, chắc chắn đỗ

Thứ năm, 06/08/2015 18:19 PM - 0 Trả lời

Tối ngày 5/8, tại buổi tư vấn xét tuyển vào đại học, cao đẳng 2015, Phó Cục trưởng Khảo thí Trần Văn Nghĩa đã “mách nước” cho các thí sinh về chiến thuật chọn trường để “bách chiến bách thắng” ngay trong đợt xét tuyển NV1.

CLO - Tối ngày 5/8, tại buổi tư vấn xét tuyển vào đại học, cao đẳng 2015, Phó Cục trưởng Khảo thí Trần Văn Nghĩa đã “mách nước” cho các thí sinh về chiến thuật chọn trường để “bách chiến bách thắng” ngay trong đợt xét tuyển NV1.

Tham gia buổi giao lưu tư vấn xét tuyển vào đại học, cao đẳng 2015, do báo Sinh Viên Việt Nam và Hoa học trò tổ chức, PGS.TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chia sẻ thiết thực cũng như những lời khuyên hữu ích cho thí sinh đang tham gia xét tuyển CĐ, ĐH năm nay. Nét mới đáng lưu ý của xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015 là thí sinh có 4 đợt xét tuyển Đại học, mỗi đợt xét tuyển, học sinh được phép đăng kí vào một trường với 4 nguyện vọng vào 4 ngành của trường đó. Đợt xét tuyển NV1 kéo dài từ 1/8 – 20/8, tức 20 ngày và là đợt xét tuyển dài nhất trong 4 đợt. Những đợt xét tuyển bổ sung thứ 2, 3 và 4 kéo dài 15 ngày. Trong thời gian xét tuyển, thí sinh có quyền rút hồ sơ và nộp sang trường khác khi nhận thấy vị trí của mình bảng thống kê hồ sơ xét tuyển không có nhiều khả năng trúng tuyển. Phương thức xét tuyển mới đường như đã mở rộng thêm cánh cửa vào đại học cho các “sĩ tử 97”.

[caption id="attachment_31927" align="aligncenter" width="500"]IMG_0005 Ông Trần Văn Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ Giáo dục và Đào tạo tư vấn thí sinh cách nộp hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2015[/caption]

Tuy nhiên, để trúng tuyển vào ngành mình yêu thích và trường đại học mà mình mong ước, thí sinh cần trải quả một cuộc “đấu trí” không kém phần cam go. Nếu chọn sai “đấu pháp”, thí sinh sẽ rơi vào tình trạng “vơ quàng vơ xiên” một trường ngoài mong muốn khi thời gian xét tuyển sắp hết.

Lời khuyên của PGS.TS Trần Văn Nghĩa đối với các thí sinh là: “Phải thu thập thông tin về ngành mình muốn đăng ký xét tuyển (tổ hợp các môn xét tuyển, điểm chuẩn trúng tuyển những năm trước đây, chỉ tiêu tuyển, ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển...) thật đầy đủ, không vội vã, sao cho cơ hội trúng tuyển theo nguyện vọng 1 là cao nhất. Vì thường khoảng 70% tổng chỉ tiêu đã được dành cho xét tuyển nguyện vọng 1, thậm chí đối với các trường lớn, các ngành thu hút thí sinh thì tỉ lệ này có thể là 100% (không xét tuyển nguyện vọng bổ sung).”

Đặc biệt, Phó Cục trưởng Khảo thí đã đưa ra phương pháp chọn trường đơn giản mà hiệu quả để trúng tuyển ngay trong NV1 cho các thí sinh theo nguyên tắc: Điểm càng lệch theo chiều hướng tăng so với những năm trước càng xa thì nguyên tắc an toàn càng cao. Học sinh nên lưu ý phải tận dụng tối đa 4 ngành trong một trường để đảm bảo độ an toàn của mình. Các ngành theo thứ tự từ 1-4, học sinh tính toán về độ an toàn sao cho đảm bảo.

“Thí sinh nên tận dụng tối đa lợi thế được lựa chọn 4 ngành trong NV1. Ngành thứ nhất có thể là ngành thí sinh yêu thích nhưng lệch hơn điểm chuẩn năm ngoái 1-1,5 điểm, lúc này cơ hội trúng tuyển là 50:50, ngành thứ hai có thể lệch hơn điểm chuẩn năm ngoái 2-2,5 điểm, tương tự, ngành thứ ba lệch khoảng 3 điểm và ngành thứ tư lệch khoảng 4 điểm. Với khoảng điểm chênh lệch 4 điểm là rất an toàn.” Như vậy, với cách tính toán kỹ lưỡng đó, thí sinh có thể “bình tâm” nộp hồ sơ và đợi kết quả NV1.

Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Văn Nghĩa cũng khẳng định rằng: danh sách trúng tuyển tạm thời mà một số trường công bố trong thời gian gần đây chỉ có giá trị tham khảo, danh sách này sẽ liên tục thay đổi do liên tục có thêm lượng hồ sơ nộp vào trường. Nhiều thí sinh có tâm lý chờ đến lúc “nước rút”, tức 3 ngày cuối cùng (ngày 18,19,20) mới nộp hồ sơ vì cho rằng lúc này bảng thống kê hồ sơ xét tuyển là chính xác nhất và gần với kết quả trúng tuyển của trường nhất. Theo PGS.TS Trần Văn Nghĩa là hoàn toàn sai lầm vì đây là thời điểm thông tin các trường rất “mờ”, không chính xác như thí sinh nghĩ.

Trần Thùy

Tin khác

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục