Ngành công nghệ thông tin: Thừa công việc, thiếu người làm

Thứ ba, 15/05/2018 14:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Báo cáo của Vietnamworks cho biết, ước tính có khoảng 80.000 nhân lực ngành công nghệ thông tin ra trường trong năm 2017. Ngay cả khi tất cả số đó làm đúng nghề, toàn ngành vẫn thiếu tới 70.000 nhân sự vào cuối năm 2018.

Thiếu hụt nhân sự trầm trọng

Theo thống kê của VietnamWorks, số lượng việc làm nhóm ngành công nghệ thông tin (CNTT) tăng 47% mỗi năm nhưng lượng nhân lực của ngành chỉ tăng trưởng ở mức 8%. Lực lượng nhân lực CNTT ở Việt Nam đang không chỉ thiếu trầm trọng về số lượng mà còn yếu về chất lượng, dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu về tuyển dụng và công việc. 

Sự thiếu hụt nhân sự được dự báo sẽ không dừng lại, nhất là ở thời điểm công nghệ thông tin, tự động hóa, kết nối vạn vật sẽ liên quan tới mọi ngành nghề trong xã hội.

Theo ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT, việc hiếu hụt nguồn nhân lực CNTT không phải là vấn đề mới, nhưng tình trạng này đã lên mức báo động đỏ. “Nhu cầu tuyển dụng cũng rất rộng mở cho các bạn trẻ và nhiều vị trí thiếu nhân lực trầm trọng như lập trình di động, điện toán đám mây, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng”. 

Tuy nhiên, số có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp không nhiều, nhất là những người có khả năng làm việc tại nước ngoài.

Đồng quan điểm đó, thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) chỉ ra, có tới 72% sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 80% lập trình viên phải đào tạo lại.

Báo Công luận
Ngành CNTT thiếu hụt nhân sự trầm trọng. (Ảnh:TL)

"Các bạn trẻ theo học ngành hot đang thiếu những kỹ năng cần thiết để thành công. Các chương trình đạo tạo chuyên ngành công nghệ thông tin tại nhiều trường chưa thực sự phù hợp với thời đại", PGS. TSKH. Nguyễn Văn Tâm, Đại Học Télécom ParisTech, Pháp & Đại học Stanford, Mỹ cho biết.

Mặt khác, rất ít sinh viên tập trung tự học, tự nghiên cứu, hầu hết chỉ tiếp thu kiến thức bị động từ nhà trường. Điều này khiến các em sau khi tốt nghiệp không có đủ kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp để tự tin đi làm. Việc thiếu kỹ năng làm việc nhóm, đặc biệt là ngoại ngữ cũng là rào cản lớn cho nhân sự CNTT của Việt Nam.

Đây là lý do ngành công nghệ thông tin đầy tiềm năng tại Việt Nam đang có nguy cơ bị tụt hậu so với thế giới.

Từng bước giải bài toán khó

Thực tế hiện nay, Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội cạnh tranh sòng phẳng trong sân chơi CNTT toàn cầu, nhưng thách thức lớn nhất vẫn là vấn đề phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao. Trong đó, việc quan trọng hàng đầu là cần mở rộng quy mô đào tạo kỹ sư CNTT từ nay đến năm 2020 lên gấp 3 lần mới có thể đáp ứng về số lượng.

Bài toán này đặt ra nhiều thách thức cho các trường đào tạo nhân sự CNTT của Việt Nam. Để giải quyết vấn đề ngay từ khâu đào tạo, Nhà nước cần quy hoạch lại việc đào tạo nhân lực CNTT từ đại học, cao đẳng cho đến nghề, làm sao để tăng quy mô nhân lực mỗi năm lên 30% thì mới có thể kịp đà phát triển chung của ngành và nắm bắt được cơ hội to lớn đang đến.

Báo Công luận
Cần từng bước tháo gỡ bài toán thừa công việc, thiếu người làm của ngành CNTT. (Ảnh: TL) 

“Chúng tôi cũng đề xuất Bộ Giáo dục có thể đưa đào tạo văn bằng 2 ngành CNTT vào bậc đại học. Thực tế cho thấy, có đến 40% số kỹ sư lập trình tại FPT không học CNTT mà đến từ các ngành tự nhiên và chuyển đổi rất tốt. Một ví dụ khác mà công ty Infosys của Ấn Độ với 167.000 nhân viên nhưng 40% trong số đó cũng phải là dân công nghệ. Tôi cho rằng đây là một nguồn lực rất lớn mà chúng ta có thể tận dụng được”, Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến đưa ra giải pháp nhằm tăng số lượng nguồn nhân lực CNTT.

Theo ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết, tuy ngành CNTT có rất nhiều lĩnh vực như công nghệ phần mềm, kỹ thuật mạng, công nghệ nội dung số và phát triển phần mềm di động, game... đều là những lĩnh vực phát triển rất nhanh và có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực nhưng lời khuyên hữu ích dành cho sinh viên khi theo học ngành CNTT là học sâu và có chuyên môn cụ thể về một lĩnh vực nào đó trong ngành CNTT sẽ dễ kiếm việc. Nếu học CNTT chung chung, cơ hội có được những công việc tốt sẽ khó hơn.

Ngoài các giải pháp cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực, Thủ tướng Chính phủ đã ký nghị quyết số 41 về chính sách ưu đãi thuế nhằm thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cũng như thu hút nhân sự chất lượng cao, đáp ứng đòi hỏi đặc thù của ngành.

Một trong những điểm cốt lõi là giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT, là đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT, quản lý hoạt động công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; vận hành các thiết bị, dây truyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; quản lý an toàn hệ thống thông tin.

Theo đó, nhân sự làm việc chuyên sâu trong ngành CNTT, công nghệ cao không chỉ có cơ hội làm việc tốt mà còn nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ để phát triển năng lực, về lâu dài sẽ “xuất khẩu” nhân lực CNTT trong nước ra quốc tế nhằm giúp Việt Nam khẳng định chỗ đứng trên thế giới và không tụt hậu trong cuộc đua công nghệ 4.0./.

H.Lâm

Tin khác

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục