Người thầy bị dồn vào ngõ cụt?

Thứ ba, 17/10/2017 13:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những ngày này, ta không khó để bắt gặp hình ảnh người thầy cõng học trò vượt suối, hay bám víu lấy nhau qua cây cầu vắt vẻo, giữa cơn lũ ở thượng nguồn. Dưới xuôi, hàng vạn người, là bạn bè, đồng nghiệp, các thế hệ học trò vừa tiễn đưa thầy Văn Như Cương trong nước mắt. Bao năm qua, thầy cô cắm bản, cắm biển, cắm rừng, gửi đi cả tuổi đời và sức khỏe cho học trò, đã có ai đòi hỏi gì cho lớn lao? Ấy vậy mà, có những khát mong tận hiến cho học trò bị chối bỏ…

(CLO) Những ngày này, ta không khó để bắt gặp hình ảnh người thầy cõng học trò vượt suối, hay bám víu lấy nhau qua cây cầu vắt vẻo, giữa cơn lũ ở thượng nguồn. Dưới xuôi, hàng vạn người, là bạn bè, đồng nghiệp, các thế hệ học trò vừa tiễn đưa thầy Văn Như Cương trong nước mắt. Bao năm qua, thầy cô cắm bản, cắm biển, cắm rừng, gửi đi cả tuổi đời và sức khỏe cho học trò, đã có ai đòi hỏi gì cho lớn lao? Ấy vậy mà, có những khát mong tận hiến cho học trò bị chối bỏ...

Chuyện xảy ra ở TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. 

1. Nơi đô thị sầm xuất hàng đầu Tây Nam Bộ này, có lẽ không nhiều người không từng nghe tên thầy Nguyễn Đình Chung, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, là một nhà giáo, nhà quản lý giỏi, đặc biệt nghiêm khắc. Tháng 8/2016, thầy Chung được điều về làm Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt ở TP. Rạch Giá vừa mới xây dựng. 

Vừa tròn một năm ngôi trường mang tên cố Thủ tướng đi vào hoạt động, hẵng chưa đi vào nề nếp đúng như mong muốn, thầy Nguyễn Đình Chung làm đơn xin nghỉ việc bị buộc phải “lên chức” (?) Thầy càng thêm “nổi tiếng” sau đó, khi được xuất hiện trên báo chí với tần xuất dày đặc.

Thầy Chung kể: Ngày 1/8/2017, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thị Minh Giang có trao đổi về việc điều chuyển. Thầy bày tỏ nguyện vọng được ở lại trường vì chỉ còn khoảng 4 năm nữa về hưu, còn nhiều tâm huyết với ngôi trường non trẻ này. Nhưng, lãnh đạo Sở im lặng.

Hai tuần sau, ngày 16/8, thầy tiếp tục trình bày nguyện vọng với Giám đốc Sở, tiếp tục xin ở lại trường cho tới khi về hưu vì tuổi đã cao, sức khỏe yếu, nhất là không hợp với công tác quản lý tại Sở. Nhưng sang ngày 17/8, bà Giang tổ chức cuộc họp lấy ý kiến điều động thầy về Phòng THPT, ban hành quyết định điều động ngay trong ngày, cho niêm phong con dấu – hành động mà theo bà Giang, là để “tránh những chuyện phiền phức”.

Sốc và tổn thương, thầy Chung đã đã làm đơn xin trả lại quyết định và khẳng định quyết tâm: Nếu không cho ở lại trường, thầy sẽ xin về hưu trước tuổi, xin nghỉ việc. Muốn về hưu sớm vì sức khỏe, Sở Sở GD-ĐT Kiên Giang buộc thầy lên nhận nhiệm vụ mới vì “cần thời gian xem xét, làm thủ tục”, thầy Chung chỉ còn cách lặng lẽ nghỉ việc, để lại một nốt lặng buồn với thầy, trò ở Kiên Giang, ngay trước thềm năm học mới 2017-2018.

2. Lẽ ra, lùm xùm trên có thể đã khép lại, khi thầy Chung vui vẻ về “dựa” vào vợ - người phụ nữ mấy chục năm qua thay chồng cáng đáng mọi việc kinh tế, chăm sóc con cái để chống yên tâm lo chuyện lớp trường, thì bất ngờ Giám đốc và Trưởng phòng Tổ chức – Cán bộ Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang lên báo nói rằng: “Qua một năm điều hành Trường Võ Văn Kiệt, ông Chung không chỉ thể hiện năng lực không phù hợp với việc quản lý đơn vị đa cấp như trường Võ Văn Kiệt, mà còn bộc lộ nhiều thiếu sót đáng lo ngại. Nhất là biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, thiếu dân chủ…”; “Thường xuyên quát tháo thô lỗ, miệt thị, thiếu tôn trọng đồng nghiệp, học sinh… tạo môi trường làm việc căng thẳng, thui chột sự phấn đấu của lực lượng giáo viên trẻ và học sinh… Dù đã được nhắc nhở, kiểm tra, nhưng sau đó chẳng những không sửa mà đối phó, tiếp tục làm tăng thêm: Thu chi các nguồn quỹ không công khai, thu không ra lai thu, tùy tiện ký HĐLĐ quá tuổi lao động, lập bè phái hạch sách, có biểu hiện đàn áp giáo viên trẻ; dư luận không tốt về hợp đồng lao động, thu nhận học sinh có biểu hiện tiêu cực...”

Cho rằng uy tín, danh dự của bản thân, gia đình bị bôi nhọ, thầy Chung từ TP.HCM quay về Kiên Giang làm đơn khiếu nại gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cơ quan báo chí.

Thầy chia sẻ: “Trong 25 năm làm quản lý, tôi chưa từng bị một hình thức phê bình kỷ luật nào, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Một năm làm hiệu trưởng ở Trường THPT Võ Văn Kiệt, tôi chưa hề vi phạm hoặc bị cấp trên trực tiếp nhắc nhở, trường đã đi vào nền nếp, kỷ cương và chất lượng…”. Thực tế, thông tin thầy vi phạm kỷ luật trước nay chưa có. Hơn nữa, dư luận cũng không thể tin rằng vị Hiệu trưởng này “năng lực không phù hợp”, khi đã có hơn 10 năm làm Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hùng Sơn, đưa ngôi trường từ chỗ thiếu thốn nhiều mặt trở nên khang trang, có đội ngũ giáo viên giỏi, chất lượng giáo dục tốt. Thầy Chung cũng có 2 nhiêm kỳ làm Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, ngôi trường có tỉ lệ học sinh đậu đại học cao top đầu cả nước, liên tục có học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp khu vực, cấp quốc gia, Olympic… Đặc biệt, Trường THPT Võ Văn Kiệt chỉ vừa thành lập, với sự quản lý, điều hành của thầy Chung đã lập tức có học sinh giỏi cấp thành phố, cấp khu vực, cấp quốc gia…,trở thành nơi mà người người, nhà nhà mong muốn con em mình được bước vào.

3. Bước ngoặt có thể là ở đây, khi danh tiếng ngôi trường đi lên, thì việc thu nhận học sinh của thầy bị lãnh đạo Sở đánh giá “có biểu hiện tiêu cực”.

Nhưng “biểu hiện tiêu cực” lại “ứng” với hành vi của Giám đốc sở, khi chính tay bà “bút phê” vào nhiều đơn xin dự tuyển sinh, cá biệt có trường hợp thi đầu vào sau khi nhân đôi 3 môn chỉ được 8 điểm. Tất nhiên, vị Giám đốc Sở đã khẳng định rằng bà không tự quyết, mà công khai, minh bạch. Nhưng, bà cũng không ngăn được dư luận hoài nghi việc thầy Chung bị điều chuyển về Sở bởi quá khắt khe, thậm chí là quá “cứng đầu” (?)

Sự việc trở nên quá "nóng". Vào 8h00 ngày 2/10/2017, Sở TT&TT tỉnh Kiên Giang tổ chức họp báo định kỳ, trước đó đã đưa nội dung “ông Nguyễn Đình Chung xin nghỉ việc” vào chương trình họp, mời lãnh đạo Sở GD-ĐT đến, khiến hàng chục phóng viên báo đài từ TP.HCM, Cần Thơ vội vã khăn gói quả mướp về TP. Rạch Giá tác nghiệp. Bất ngờ, nội dung trên bị cắt vì Sở GD-ĐT đã đề nghị các ngành chức năng thanh tra, làm rõ quy trình điều động ông Nguyễn Đình Chung.

Trưa 2/10/2017, báo chí được gặp Giám đốc Nguyễn Thị Minh Giang tại Sở GD-ĐT tỉnh. Trong suốt cuộc gặp, vị Giám đốc nhắc nhiều tới "quy trình, quy định" và khẳng định không có chuyện làm trái. Nhưng, những "quy trình, quy định" trong vụ việc này có không ít bất thường, cụ thể là ngay ở dự định bố trí công tác khi điều thầy Chung về làm Phó Phòng THPT. Trên báo chí, bà Giám đốc cho biết “để chờ năm sau lên Trưởng phòng”, tức là lên chức, nhưng lại quên mất rằng thầy Chung đã “quá tuổi” bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng (?) Có phải, bà Giám đốc định “lách” quy định, hay thực sự là đã lừa dối thầy Chung, xoa dịu dư luận? Còn các nội dung có dấu hiệu "quy chụp" thầy Chung, bà Giám đốc Sở cho biết là "dư luận" (?)

Quy trình, quy định đối với một nhà quản lý nhiều kinh nghiệm như Giám đốc Nguyễn Thị Minh Giang thì sẽ khó có sự vi phạm nghiêm trọng. Còn với một người thầy 33 năm gắn bó với trường lớp, học trò, thầy Nguyễn Đình Chung chỉ tâm niệm rằng, là một người Đảng viên, Đảng và tổ chức điều động là phải đi, phải tận tâm tận lực. Phải phản kháng, thì thầy chỉ biết nhắc đi nhắc lại chuyện tâm tư, nguyên vọng cống hiến của mình đã không được lãnh đạo xem xét thấu đáo, việc điều động và thông tin trên báo chí của lãnh đạo Sở có biểu hiện chuyên quyền, độc đoán, vu khống, xúc phạm tới danh sự, lòng thanh sạch của thầy, người giáo viên nhân dân…

Ở Kiên Giang, nhiều người từng gắn bó với 3 ngôi trường thầy Chung công tác đang làm đơn gửi các cơ quan chức năng xem xét, cứu xét. Nhưng thầy Chung hiện sức khỏe yếu, nhất là khi Hiệu trường mới đã nhanh chóng được điều về, vẫn nói bằng tất cả sự cầu thị: "Điều tôi cần, là danh dự. Điều tôi mong, mình sẽ là người thầy cuối cùng phải rời bỏ học sinh  bằng cách xót xa như thế này!"

Tháng 10, khi học trò trường Võ Văn Kiệt còn chưa quen ghế mới, intenet tiếp tục ngập tràn những dòng tít “Thầy Hiệu trưởng xin nghỉ việc vì được lên chức”, “Vì sao 1 Hiệu trưởng giỏi phải làm đơn xin nghỉ việc?”, “Sở GDĐT khẳng định: Minh bạch, đúng quy trình”…, trở thành một “vết sẹo” trên bộ mặt ngành giáo dục tỉnh Kiên Giang.

Ai sẽ có trách nhiệm tẩy bỏ sự xấu xí này, hay cứ để mặc người thầy uất nghẹn đoạn tuyệt với con đò trên dòng sông chữ nghĩa?

Đoàn Kiên Giang


 

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục