Siết chặt quản lý các Trung tâm ngoại ngữ: Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"

Thứ bảy, 12/05/2018 16:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngay sau sự cố giáo viên tại Trung tâm MST English (Hà Nội) có hành vi thiếu chuẩn mực trong quá trình giảng dạy học viên, Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc công khai thông tin về danh sách trung tâm ngoại ngữ, tin học cả công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, trung tâm bồi dưỡng ngắn hạn được cấp phép hoạt động....

Đây là hàng loạt những bất cập đang tồn tại ở nhiều trung tâm ngoại ngữ hiện nay khiến cho không ít người học phải tiền mất, tật mang. Mới đây ngày 10/5, một giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội đã lên tiếng tố cáo Hệ thống tiếng Anh Langmaster (với 10 cơ sở tại Hà Nội) chuyên đi “đạo” bản quyền bài giảng của nhiều tổ chức nổi tiếng như BBC Learning English, Internationl University of Japan, AJ.Hoge… và nhiều nguồn khác. 

Giáo viên này cho biết, anh đã tìm được 100 video được copy từ nhiều nơi khác nhau được trung tâm này sử dụng để giảng dạy như là tài liệu của mình. Ngoài ra, theo giáo viên này, trung tâm Langmaster còn lừa dối người học về việc hợp tác với AJ.Hoge – người sáng lập chương trình Effortless (hệ thống học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả không cần nỗ lực). 

Theo giáo viên này, đây là một hành vi lừa dối người học, làm ăn bằng chất xám của người khác hay nói khác đi là “ăn cắp bản quyền”, “đạo” chương trình giảng dạy. 

Điều đáng nói, sự việc này xảy ra chỉ vài ngày khi giáo viên nói học viên “mặt người, óc lợn” gây “ầm ĩ” tại Trung tâm MST English (Hà Nội) chưa kịp lắng xuống khiến dư luận vô cùng bức xúc. 

Điều đáng nói là chỉ sau khi những “lùm xùm” về chất lượng đào tạo, chất lượng giáo viên của các trung tâm ngoại ngữ được người học phản ánh trên mạng xã hội, các đơn vị quản lý mới vào cuộc và phát hiện hàng loạt sai phạm về cấp phép, chứng chỉ người dạy. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là “quy trình quản lý… ngược”, tạo ra lỗ hổng cho các sai phạm hoành hành. “Một trung tâm ngoại ngữ tọa lạc trên trên địa bàn chắc chắn không thể “hoạt động bí mật” vì liên tục có người học – người dạy ra vào. 

Hơn nữa, các trung tâm thậm chí còn quảng cáo ầm ĩ để thu hút học viên. Vậy tại sao lực lượng chức năng ở phường, quận, nơi các trung tâm này đặt cơ sở giáo dục lại không hề biết?! Chỉ đến khi có các “cú phốt” ầm ĩ trên mạng, cơ quan chức năng mới vào cuộc điều tra, thanh tra, xử lý?” – một chuyên gia giáo dục đặt câu hỏi. 

Báo Công luận
 Trung tâm MST English đã bị đóng cửa do giáo viên có phát ngôn không chuẩn mực. Ảnh minh hoạ - nguồn Kiến Thức

Chuyên gia này cũng cho rằng, cần phải có những biện pháp cảnh báo cho người học trước khi lựa chọn trung tâm theo học chứ không phải để đến khi “mất bò mới lo làm chuồng”. 

Trước những sự cố này, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký công văn về việc tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học. 

Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT, đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm rà soát, đánh giá tổng thể hoạt động của các trung tâm đang hoạt động trên địa bàn hoặc thuộc phạm vi quản lý. 

Các đơn vị phối hợp ban, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về thành lập, cấp phép hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm và có biện pháp xử lý kiên quyết những hiện tượng vi phạm quy định hiện hành. 

Lãnh đạo các Sở GD-ĐT tại các thành phố lớn cũng cho biết sẽ siết chặt hơn nữa chất lượng tại các trung tâm ngoại ngữ để “gạn đục khơi trong”, tránh những trường hợp đáng tiếc tương tự. 

Ngày 8/5, cổng thông tin điện tử của Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã công bố danh sách tất cả trung tâm ngoại ngữ đã được cấp phép với địa chỉ, cán bộ quản lý, chức năng đào tạo rõ ràng. 

Ông Kiều Văn Minh - Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên (Sở GDĐT Hà Nội) cho biết, sau khi xử phạt và đình chỉ hoạt động trung tâm Anh ngữ hoạt động chui, đình chỉ giảng dạy giáo viên không đủ trình độ, Sở cũng đã đồng thời công bố công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học đã được Sở cấp phép trên website chính thức của Sở. Theo đó, thời điểm hiện tại, Sở đã cấp phép cho 513 trung tâm ngoại ngữ, tin học. 

Trong đó, có 264 trung tâm ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài, 202 trung tâm ngoại ngữ, tin học không có yếu tố nước ngoài và 47 trung tâm ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ chuyên ngành ngắn hạn. Thông tin được cung cấp bao gồm các thông tin về đơn vị chủ quản, địa chỉ, tên và số điện thoại của giám đốc trung tâm, số giấy phép, thời hạn đăng ký… 

Ông Hồ Phú Bạc, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết việc thanh, kiểm tra tại các trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn được tiến hành thường xuyên chứ không phải đợi đến khi có sự cố mới làm. 

Hiện TPHCM có 694 trung tâm ngoại ngữ, tin học và 395 chi nhánh hoạt động về giáo dục. Trong số này gần 90% các trung tâm dạy ngoại ngữ, đa phần là tiếng Anh với sự tham gia giảng dạy của 4.443 giáo viên (1.168 giáo viên nước ngoài và 3.216 giáo viên Việt Nam). 

Cũng theo Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên TPHCM, công tác thanh, kiểm tra các trung tâm ngoại ngữ thường tập trung vào các nội dung: pháp lý hoạt động, hồ sơ giáo viên, cơ sở vật chất, phòng cháy chữa cháy, môi trường sư phạm, việc thu học phí… 

Thời gian tới, Sở GD-ĐT TPHCM sẽ tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra và rà soát hoạt động của các trung tâm. Đặc biệt sẽ siết chặt hơn nữa công tác chiêu sinh, về quảng cáo, bằng cấp giáo viên và giấy phép hoạt động của các đơn vị. 

Trong trường hợp phát hiện trung tâm vi phạm các quy định hiện hành, các trường, sở phải có biện pháp xử lý kiên quyết./.

Huyền Thu

Tin khác

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục
Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh tập trung phản đối sáp nhập trường học

Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh tập trung phản đối sáp nhập trường học

(CLO) Chiều 27/3, hàng trăm phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã không cho con em mình đi học, đồng thời kéo tới trường để phản đối khi hay tin huyện có thông báo việc sáp nhập trường.

Giáo dục
Hưng Yên: Hơn 1 nghìn học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

Hưng Yên: Hơn 1 nghìn học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

(CLO) Ngày 27/3, tại Trường THPT Phù Cừ (Phù Cừ), Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hưng Yên, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh, thiếu niên. Ngày hội thu hút hơn 1 nghìn học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh tham gia.

Giáo dục