Tự chủ Đại học: Cơ hội cho giảng viên phát triển thương hiệu bản thân

Thứ ba, 18/12/2018 10:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học hiện nay đang rất được dư luận quan tâm. Nhà nước trao quyền tự chủ là để trường đại học vận hành tốt hơn khi họ được nắm vận mệnh của mình. Tự chủ sẽ tạo động lực cho trường đại học phát huy năng lực nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động. Tuy nhiên, vẫn còn "cái khó" trong bài toán tự chủ, đời sống và chuyên môn của giảng viên liệu có được nâng cao?

Đâu sẽ là hướng đi cần thiết và phù hợp lúc này ?

Thời gian qua, những chính sách về tự chủ đại học thể hiện trong Luật Giáo dục năm 2005; Luật Giáo dục Đại học 2012; Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;… đã cho thấy sự quan tâm của nhà nước về vấn đề này. Tuy được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng nhìn chung tự chủ đại học được khái quát là sự chủ động, tự quyết định của trường đại học về một số lĩnh vực, một số mặt nào đó trong hoạt động của nhà trường.

Điều đáng nói, chi phí cho giáo dục đại học gần đây đang bắt đầu xuất hiện những trở ngại vì lí do tài chính và tự chủ. Giáo dục đại học có một số khuyết điểm để thấy rõ hệ thống này cũng không hoàn hảo và trên thực tế cũng đang chịu sự đe dọa đáng kể (giảm biên, tự chủ). Có những thách thức lâu dài về kinh phí của lãnh đạo các trường cho giáo viên và đang giảm dần. Chẳng hạn như: giảm các khoản thu nhập tăng thêm, cắt kinh phí hỗ trợ coi thi, chấm thi, thừa giờ,… Một điều hiển nhiên không thể và cũng không mong muốn đối với giảng viên là bị cắt giảm các khoản thu nhập. Những hạn chế về tài chính sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống nghề nghiệp của họ. Nhiều giáo viên lo ngại rằng, trường đại học nếu bị cắt giảm các nguồn “bao cấp” nhà nước khi tự chủ sẽ không còn hấp dẫn “những người tài giỏi và sáng giá”. Và khi nhân lực yếu thì trường không thể mạnh. Phải chăng ít nhiều do các vấn đề tài chính mà cơ sở đại học ngày càng tuyển dụng được ít người có nhu cầu?

Suy cho cùng, vấn đề đầu tiên và cốt lõi trong tự chủ đại học là con người. Con người ở đây đi đầu là nhà quản lý rồi đến cán bộ nhân viên cơ sở đại học. Những chiến lược phát triển riêng của các trường đại học thông qua nội dung chương trình giảng dạy, chất lượng các mặt hoạt động - yếu tố cho sự phát triển, tồn tại của nhà trường rất cần sự đóng góp từ nguồn lực con người. Con người muốn tự chủ thì cần đảm bảo người học giỏi nghề và kiếm được việc làm. Kết quả đó là “miếng dán” chất lượng để xây dựng và phát triển thương hiệu nhà trường.

Tự chủ đại học chính là thể hiện vai trò chủ thể của trường đại học trên thị trường giáo dục đại học. Sứ mệnh của đại học thường nhấn mạnh đến việc giảng dạy và chương trình đào tạo. Nhưng khi nghiên cứu trở thành một giá trị học thuật chiếm ưu thế, quyền tự do học thuật, châm ngòi cho việc nâng cao chất lượng đời sống của giáo viên thì tự khắc các cá nhân sẽ nỗ lực phấn đấu.

Báo Công luận
Nếu mỗi cá nhân có sự chủ động về chuyên môn, tạo được thương hiệu bản thân vững vàng thì quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học sẽ được nâng cao và ngược lại 

 

Muốn vậy, chính đội ngũ nhân sự của nhà trường cần phải luôn có động lực để phấn đấu tự khẳng định mình trong cuộc cạnh tranh trên thị trường giáo dục đại học. Khi tự chủ, đời sống giáo viên sẽ được nâng cao nếu mỗi cá nhân tự ý thức và nỗ lực vươn lên.

Công cụ sàng lọc những cá nhân không đủ năng lực

Trao quyền tự chủ được xem là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của trường đại học. Quyền tự chủ tỉ lệ thuận với trách nhiệm xã hội. Quyền tự chủ, khi thực hiện với tính tự chịu trách nhiệm phải dẫn đến việc nâng cao chất lượng hoạt động của trường đại học. Trách nhiệm xã hội của phần lớn giảng viên đại học có ảnh hưởng đến cuộc sống nghề nghiệp của họ. Sự “thăng tiến” nhanh chóng trong nghề nghiệp và công việc chuyên môn của giáo viên làm tăng hay giảm sự gắn bó trung thành đối với trường đại học? Chính điều này làm tăng sự cạnh tranh bình đẳng giữa các trường đại học trong việc thu hút người tài, đa dạng hóa các hoạt động đào tạo.

Việc cấp kinh phí cho giáo dục đại học là một đề tài lớn và phức tạp. Bởi theo nghiên cứu, tài chính là nền tảng chi phối phần lớn trong ba chủ đề bao quát về chính sách giáo dục đại học. Làm thế nào để có thể giảm bớt được các khoản chi phí đặc biệt xung quanh chi tiêu nhà trường mà không gây ‘thiệt hại” cho đời sống giáo viên và chất lượng đào tạo? Tự chủ đại học đang khiến hầu hết các trường cảm thấy có sự o ép dữ dội về thu nhập. Các khoản ngân sách cấp cho giáo dục đại học sẽ ít hơn nhưng sự cắt giảm này sẽ kèm theo tính linh động hơn về con người, về nhân sự.

Nhìn nhận Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013) với nội dung "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế..." và xét lại thấy nếu thời hoàng kim của giáo dục đại học là thời kỳ tăng trưởng mạnh về số sinh viên nhập học, tăng nhanh ngân sách dành cho nghiên cứu, có sự hỗ trợ chung của xã hội. Thì rõ ràng, ngày nay đổi mới giáo dục đại học phải nên tự chủ. Tự chủ cạnh tranh mạnh mẽ trong toàn hệ thống đại học, cạnh tranh để có những giáo viên giỏi nhất, có năng lực nhất cho vị thế của nhà trường. Đây chính là cơ hội để mỗi giáo viên phát huy tố chất, thể hiện năng lực phát triển thương hiệu bản thân. Tự chủ tạo quyền tự do về học thuật để theo đuổi những nghiên cứu, tạo nên sức sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu. Quyền tự do học thật của giáo viên, sáng kiến cải tiến trong giảng dạy, quá trình nâng bậc về học thuật,.. không nằm ngoài những nỗ lực khác nhằm đẩy mạnh chất lượng nhà trường.

 

Phương Vy – Anh Tú

 

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục