Vì sao Sở GD-ĐT Hà Nội quy định sử dụng điện thoại, mạng xã hội với học sinh?

Thứ ba, 10/04/2018 11:33 AM - 0 Trả lời

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang dự kiến xây dựng quy định về việc học sinh sử dụng điện thoại và facebook trong giờ học sao cho hợp lý. Trước thông tin này, nhiều giáo viên, phụ huynh tỏ ra phấn khởi bởi việc sử dụng điện thoại, mạng xã hội đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.

Được biết, quy định này sẽ có thể cho phép học sinh sử dụng điện thoại vào đầu và cuối giờ hoặc giờ ra chơi. Hoặc mỗi lớp học sẽ có một chiếc tủ con để giữ điện thoại trong thời gian học sinh không được sử dụng. Đi cùng với quy định sẽ có các hình thức kỷ luật nếu học sinh vi phạm

Thực tế, trong những năm gần đây, việc học sinh THCS, THPT sử dụng điện thoại di động đã trở nên quá quen thuộc. Bên cạnh việc thông tin cho cha mẹ về lịch học hành, đưa đón, khi bị ốm đau tới phụ huynh, chiếc điện thoại di động còn đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc bạo lực học đường. Tuy nhiên, đi cùng với những tiện lợi là những tác hại khiến phụ huynh, giáo viên và nhà trường “đau đầu”. 

Cô Hương Thảo (giáo viên trường THPT Nguyễn Huệ, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây phải để mắt học trò nói chuyện riêng, ném giấy ghi cho nhau trong lớp học, giờ còn để ý cả chiếc điện thoại di động. Các em nhắn tin, tải tài liệu khiến việc nghe giảng bị phân tâm. Bản thân giáo giáo viên cũng cảm thấy không thoải mái”. 

Chị Nguyễn Thị Thanh Mai (phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội): “Tôi cũng mong ngành giáo dục có quy định chặt chẽ hơn trong việc sử dụng điện thoại di động không chỉ trong giờ học mà còn ngoài giờ nữa. Tôi bắt đầu trang bị điện thoại di động cho con từ khi học lớp 7 để tiện việc đưa đón và giám sát con nữa. Nhưng thời gian đầu thì rất ổn. Sau đó, tôi nhận ra cháu có nhiều biểu hiện giấu giếm. Khi mở điện thoại con ra mới tá hỏa khi có quá nhiều game và hình ảnh nóng. Học sinh giờ có thể tải ở bất cứ đâu bởi mạng internet có ở khắp nơi. Vì thế không chỉ trong giờ học, trường cũng cần kiểm soát cả thông tin học sinh chia sẻ trên mạng xã hội là rất cần thiết”. 

Báo Công luận
Điện thoại di động, smartphone không còn xa lạ với nhiều học sinh phổ thông. Ảnh: ML 

Trước những thực tế này, một số trường ở địa bàn Hà Nội cũng đã đưa ra các quy định cứng trong việc sử dụng điện thoại di động. Đơn cử như trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) soạn một quy định về những điều cấm kỵ khi học sinh lên facebook và yêu cầu học sinh phải chấp hành. 

Đó là: Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt, ví dụ như dm, vcl, vl, bts,… phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt; Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai. 

Chỉ like status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những status có nội dung xấu, chủ nhân Facebook sẽ bị quy trách nhiệm. Cần phải biết đấu tranh, bày tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh. Tuyệt đối, không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc status. Viết status phải rõ ràng. 

Đi kèm với quy định này, nhà trường cũng quy định mức phạt tùy theo lỗi nặng nhẹ sẽ bị nhắc nhở, phê bình, khiển trách, cảnh cáo trước lớp. Trường hợp bị cảnh cáo trước lớp, học sinh phải làm bản kiểm điểm và mời cha mẹ đến trường bàn bạc biện pháp giáo dục. Nếu học sinh tiếp tục vi phạm nội quy, giáo viên chủ nhiệm sẽ mời cha mẹ học sinh đến thông báo ý định cho thôi học của trường. 

Nếu cha mẹ học sinh có nguyện vọng, nhà trường sẽ cho tiếp tục thử thách một thời gian. Khi nhà trường có giấy mời cha mẹ, nếu học sinh có biểu hiện gian dối hoặc trì hoãn việc chuyển giấy mời, học sinh sẽ bị đình chỉ học tập. 

Trường hợp học sinh không chịu sửa chữa khuyết điểm (sau khi đã thông báo cho cha mẹ, nhà trường sẽ kiên quyết cho thôi học). 

Nhiều người than thở khi bước vào trường học điều họ bắt gặp thường xuyên không phải là những học sinh ngồi ghế đá trao đổi bài, hay việc chạy nhảy vui chơi mà là học sinh chăm chú vào chiếc smartphone. 

Đây cũng là điều mà không chỉ nhà trường mà chính cha mẹ học sinh cũng cần có kiểm soát chặt chẽ với việc sử dụng điện thoại di động và mạng xã hội với học sinh.

 Theo TTXVN

 

Tin khác

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục
Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục