Dự án xây dựng bến xe Yên Sở: Nhiều điểm bất hợp lý được chỉ rõ!

Thứ năm, 27/09/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng Bến xe Yên Sở của UBND TP. Hà Nội đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia. Các chuyên gia cho rằng, việc thực hiện chưa đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, chưa công khai, minh bạch, gây lãng phí thất thoát tài sản cho Nhà nước…

Chưa đúng quy hoạch, quy định

Theo tìm hiểu của phóng viên, tháng 12 năm 2016, UBND thành phố Hà Nội cho phép Công ty Cổ phần Bến xe Thanh Trì được đầu tư xây dựng Bến xe khách Yên Sở (Bến xe Thanh Trì) tại quận Hoàng Mai, không thông qua đấu thầu với diện tích 3,1ha, công suất 800-1.000 lượt xe/ngày, giai đoạn đầu sẽ khai thác 400 lượt xe/ngày. Vốn đầu tư dự án là 118 tỷ đồng, thời gian hoạt động của dự án là 50 năm…

Ngay sau đó, đã nhiều ý kiến của các chuyên gia, hiệp hội và người dân đồng loạt phản đối, cho rằng, quyết định trên là bất hợp lý, chưa đảm bảo đúng thẩm quyền, quy hoạch và quy định của pháp luật… Đặc biệt, mới đây (6/9/2018), Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững đã tỏ rõ quan điểm bằng bản kiến nghị 9 trang gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và nhiều Bộ, ngành liên quan cho biết:

Căn cứ nội dung báo cáo 219-BC/BCS ngày 28/5/2018 của Ban cán sự Đảng thành phố gửi Thường trực Thành ủy và thông báo 1492-TB/TU ngày 31/7/2018 của Thành ủy Hà Nội: đồ án Quy hoạch bến bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050 trong đó bao gồm dự án xây dựng Bến xe Yên Sở phải được trình và thông qua bởi HĐND thành phố trước khi triển khai. Nhưng thực tế, Hà Nội đã ban hành QĐ 7283/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án này cho doanh nghiệp để ồ ạt thi công lấp hồ, san gạt mặt bằng xây dựng bến xe là chưa hoàn thành thủ tục pháp lý.

Thứ 2, vị trí quy hoạch không phù hợp với mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông vận tải hoàn thiện, đáp ứng các tiêu chí bền vững, đồng bộ, hiện đại trên. Bởi, theo quyết định quy hoạch trên, Bến xe Yên Sở sẽ nằm trên trục đường vành đai 3, trái với nguyên tắc bố trí các bến xe khách liên tỉnh tập trung chính tại khu vực vành đai 4 và đi ngược, thậm chí cản trở xu hướng từng bước thay thế toàn bộ các bến xe khách hiện có đang khai thác, sử dụng trong vành đai 3 hiện nay ra khu vực vành đai 4 theo Tờ trình 246 ngày 18/4/2017 của Sở GTVT Hà Nội gửi UBND TP. về việc Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch bến xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố đến năm 2030 tầm nhìn 2050. Thêm vào đó, vị trí xây dựng Bến xe Yên Sở hiện nay đã được quy hoạch là Bến xe tải Thanh Trì.

Thứ 3, việc quy hoạch chưa đảm bảo tuân thủ thời hạn trung hạn (khoảng 10 năm) theo QĐ 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô dự án xây dựng với mô hình bến xe hỗn hợp này là không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bến xe, bãi đỗ xe như dự án.

Báo Công luận
 
Gây lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước

Cũng theo bản kiến nghị của Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững, quá trình thực hiện dự án có dấu hiện vi phạm các quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu. Cụ thể, dự án Bến xe khách Yên Sở thuộc trường hợp bắt buộc phải tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai nhưng đã được chỉ định giao cho tư nhân mà không qua đấu giá, đấu thầu. Thêm vào đó, đây là dự án phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu nhưng Hà Nội lại chỉ định nhà đầu tư là Công ty CP Bến xe Thanh Trì, một doanh nghiệp mới thành lập trước đó 5 tháng (tháng 7/2016), vốn sở hữu chỉ chiếm 25,4% dự án (30 tỷ/ tổng dự án là 118 tỷ - PV) và chưa từng có kinh nghiệm kinh doanh bến, bãi để thực hiện dự án.

Theo thông báo, sau khi hoàn thành, Bến xe Yên Sở là bến xe khách hiện đại nhất cả nước; khép kín từ khu vực đón khách, trả khách, xe xếp nốt chờ tài đến khu vực bán vé. Hầu hết các công đoạn tại bến xe sẽ tự động hóa, như kiểm soát xe ra vào bến bằng công nghệ, các bảng đèn Led hiển thị thông tin về chuyến xe, giờ xuất bến, cửa đón khách, hay khu vực xe buýt, khu vực taxi… nhưng quy hoạch chỉ là bến xe trung hạn (2018 - 2025) và nếu tiến độ đầu tư các bến xe quy hoạch mới hoàn thành trong khoảng thời gian 2018 – 2025, việc di chuyển các bến xe phía Nam ra vành đai 4 phải thực hiện thì việc đầu tư trên không thể nói không lãng phí – nội dung văn bản cho biết.

Ngoài ra, Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững còn cho rằng, Bến xe khách Yên Sở nằm lọt giữa 3 khu dân cư, mặt còn lại sát khu trung tâm thương mại Gamuda và nằm cạnh các hạng mục của khu công viên cây xanh phía Nam đường vành đai 3 thuộc dự án Công viên Yên Sở. Đây cũng là khu vực dự kiến xây dựng “siêu đô thị” của Thủ đô theo thông tin mới nhất của UBND TP. Hà Nội, nên việc xây dựng bến xe sẽ phá vỡ cảnh quan khu vực.

Ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông cũng là vấn đề được nhấn mạnh. Theo đó, Bến xe Yên Sở được thiết kế là bến xe tích hợp nên khi đưa vào hoạt động sẽ là nguồn ô nhiễm lớn và lâu dài là phế thải, tiếng ồn, không khí, nhiệt độ cho khu vực xung quanh do gần 2.000 lượt xe bao gồm xe khách, xe tải chuyến cố định, hàng ngàn lượt xe buýt… ra vào đón khách gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, mỹ quan và trật tự đô thị của thành phố, trái với nội dung quy định tại điểm 12, Chương IV, QĐ 519-QĐ-TTg.

Báo Công luận
Phối cảnh dự án xây dựng Bến xe khách Yên Sở, Q. Hoàng Mai, Hà Nội. 
Đồng quan điểm với những kiến nghị của Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết: Sau khi nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đến quy hoạch, xây dựng Bến xe Yên Sở, đồng thời khảo sát thực tế địa điểm xây dựng. Hiệp hội thấy rằng, những kiến nghị nêu trên là đúng với tình hình thực tế. Qua đó, đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu để có hướng giải quyết đảm bảo tính khả thi của dự án, tránh tình trạng sau khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng gây nhiều hệ lụy cho xã hội. 

Với góc độ chuyên môn về vận tải, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội 2 vấn đề. Cụ thể:

Về vị trí xây dựng bến xe: Bến xe Yên Sở cách ngã 3 Pháp Vân 2km nằm cạnh đường gom của đường vành đai 3, Công viên Yên Sở; khu vực này có nhiều dân cư, cơ sở giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non. Vì vậy, khi bến xe hoàn thành đi vào khai thác sẽ dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường đặc biệt tiếng ồn và không khí ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương;

Về quy mô dự án: Theo báo cáo thẩm định của Sở Kế hoạch đầu tư ngày 29/11/2016, Công ty CP Bến xe Thanh Trì thực hiện dự án đầu tư xây dựng đồng bộ bến xe khách, bãi đỗ xe với diện tích hơn 30.000m2. Việc xây dựng một bến xe hỗn hợp không đúng với các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bến xe, bãi đỗ xe dẫn đến gia tăng ùn tắc, tai nạn giao thông. Hơn nữa, tại khu vực phía Nam Hà Nội chưa có bến xe tải, ngoài bãi đỗ xe doanh nghiệp này đã khai thác, vì vậy tại vị trí này chỉ nên quy hoạch xây dựng bến xe tải với quy mô hợp lý phục vụ nhu cầu của các phương tiện vận tải hàng hóa và đúng với chức năng vốn có, cũng như phù hợp quy định pháp luật về bến xe, bãi đỗ xe.

 

Liên quan đến việc đầu tư xây dựng Bến xe khách Yên Sở, ngày 31/8/2018, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản hỏa tốc, truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết: UBND TP. Hà Nội triển khai đầu tư Bến xe khách Yên Sở theo thẩm quyền, đúng quy hoạch đã được phê duyệt và quy định của pháp luật, đảm bảo các yêu cầu về cảnh quan, bảo vệ môi trường và bảo đảm công khai, minh bạch, không gây lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước.

 

Thành Vinh              

Tin khác

Hà Tĩnh: Xe tải va chạm xe Camry, 4 người thương vong

Hà Tĩnh: Xe tải va chạm xe Camry, 4 người thương vong

(CLO) Va chạm giữa xe tải và xe Camry 5 chỗ trên địa bàn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khiến 1 người tử vong tại chỗ và 3 người bị thương nặng.

Giao thông
Kon Tum: Dân tố đơn vị thi công lu đường làm nứt, hư hỏng nhà dân

Kon Tum: Dân tố đơn vị thi công lu đường làm nứt, hư hỏng nhà dân

(CLO) Nhiều hộ dân xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) cho rằng, quá trình lu đường, đơn vị thi công tuyến đường Phan Bội Châu đã làm nứt tường, hư hỏng nhà dân. Nhiều hộ dân đã kéo ra công trường ngăn cản đơn vị thi công, yêu cầu bồi thường và có biện pháp an toàn mới cho tiếp tục thi công.

Giao thông
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã lên kế hoạch tăng cường xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân tăng cao trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan này vừa ra quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Lào Cai: Cấm lưu thông xe tải lớn tại 13 tuyến đường nội thị Sa Pa trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Lào Cai: Cấm lưu thông xe tải lớn tại 13 tuyến đường nội thị Sa Pa trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Nhằm tránh tình trạng ách tắc giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, thị xã Sa Pa đã cấm 13 tuyến đường nội thị các loại xe tải trên 1,5 tấn và xe khách từ 16 chỗ trở lên.

Giao thông