Nhân dân có sẵn sàng góp 300 tỉ đồng để trạm BOT Cai Lậy rời qua tuyến tránh?

Chủ nhật, 03/12/2017 13:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sự tồn tại của trạm BOT Cai Lậy đang đứng trước những thách thức lớn, khi suốt 4 ngày qua kể từ khi thu phí trở lại, chủ đầu tư đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cánh tài xế, của cộng đồng. Tới thời điểm hiện tại, chưa có một giải pháp căn cơ, rốt ráo nào được cơ quan hữu trách đưa ra, người dân tự đưa ra các sáng kiến, hữu ích có, phi thực tế có… Lối thoát nào đây cho BOT Cai Lậy?

"Cuộc chiến" không hồi kết !?

Suốt 4 ngày qua, kể từ khi BOT Cai Lậy (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) thu phí trở lại sau 3 tháng xả cửa cho xe qua miễn phí, căng thẳng luôn thường trực, điệp khúc Xả trạm – Thu phí – Xả trạm liên tục tiếp diễn, như thách thức thần kinh của cơ quan quản lý nhà nước, trong sự ngỡ ngàng, phẫn nộ của cộng đồng.

Báo Công luận
Tình hình căng thẳng như "thời chiến" tại BOT Cai Lậy - Ảnh VNN 

"Tuyệt chiêu" trả 24.500 đồng và ba tờ mệnh giá 200 đồng để đòi lại tờ 100 đồng của cánh tài xế đã hết hiệu nghiệm, khi BOT Cai Lậy đã chuẩn bị được cả kí lô tiền 100 đồng.

Tiếp đó, tài xế lại không chịu nhận vé qua trạm ghi mức giá 35.000 đồng nhưng lại bị gạch bằng mực màu xanh và sửa thành mệnh giá 25.000 đồng, khiến họ khó thanh toán với chủ xe. Có người thì dùng "biện pháp" xe chết máy, phải dừng lau kính xe để dễ quan sát… khiến giao thông khu vực BOT Cai Lậy liên tục tê liệt.

Về sự hợp pháp của vé qua trạm, Giám đốc BOT Tiền Giang có nói rằng, mệnh giá ghi trên vé bị gạch xóa là do công ty đã in vé số lượng lớn vào ngày 1/8/2017. Để tránh lãng phí, chủ đầu tư xin ý kiến của Chi cục Thuế huyện Cai Lậy cho phép "dập" lại mệnh giá mới kèm dấu gạch ngang xóa mệnh giá cũ. Đơn vị sẽ in lại vé khác với mệnh giá mới ngay sau khi số vé cũ được sử dụng hết.

Giờ tài xế không chấp nhận, BOT Cai Lậy liệu sẽ phải cho in hàng loạt vé mới, như cách họ đã "thủ" sẵn tiền mệnh giá 100 đồng trước đối phó với tài xế trong ngày thu phí thứ hai, 1/12/2017 !?

Khi chưa có một giải pháp căn cơ nào được đưa ra từ Bộ GTVT – đơn vị duyệt dự án BOT Cai Lậy, chủ đầu tư và hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn tài xế cứ thế ủ mưu tính kế để "đánh cờ" với nhau. Về mặt kinh tế, an ninh trật tự, môi trường…, chỉ nhân dân và doanh nghiệp là nạn nhân, cái khổ chất chồng lên cái khổ.

BOT Cai Lậy và cánh tài xế, họ "thi gan", "quyết đấu" tới bao giờ?

Lối thoát nào cho tất cả chúng ta?

Cần phải thừa nhận rằng, đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tế ngân sách nhà nước cũng như xu hướng tại các nước đang phát triển.

Tại BOT Cai Lậy, về mặt "hình thức", chủ đầu tư – Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang không sai, họ đã "lận lưng" được vài miếng giấy của Bộ GTVT, của chính quyền tỉnh Tiền Giang. Việc họ bỏ ra hơn 300 tỉ để dặm vá quốc lộ 1 là có trên giấy tờ, dù chất lượng công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, nhấp nhô ổ gà…, theo phản ánh của báo chí.

Báo Công luận
 Chỉ cần lòng dân, đất nước ta đã xẻ dọc được dãy Trường Sơn, không có con đường nào không thể khai mở - Ảnh mình họa: Quân khu 2 

Các chuyên gia kinh tế, giao thông đã thay nhau hiến kế trên báo chí: Phải đưa trạm về đường tránh; Chi trả tiền để "lấy lại" quốc lộ 1; Khởi kiện Bộ GTVT vì cho phép đặt trạm BOT trên quốc lộ; Dời trạm, cấm một số loại xe qua quốc lộ giờ cao điểm… Có thể thấy rằng, các ý kiến trên đều thể hiện sự thấu hiểu, trách nhiệm và sự sòng phẳng với nhà đầu tư.

Nhưng cũng theo các chuyên gia, để dời trạm vào đường tránh, chủ đầu tư có thể sẽ kiện Bộ GTVT, ngân sách có thể sẽ phải đền. Nếu người dân, doanh nghiệp khởi kiện Bộ GTVT, Bộ có thể cũng phải lấy tiền ngân sách ra đền cho Chủ đầu tư.

Trao đổi với báo điện tử Congluan.vn, Ths Nguyễn Việt Khoa (Khoa Luật, ĐH Kinh tế TP.HCM) cho rằng, nhà nước cần tính toán để mua lại dự án bằng tiền ngân sách. Nhưng nhà nước lấy đâu ra gần 1.400 tỉ đồng, khi còn rất nhiều dự án, công trình trọng yếu khác cần rót vốn? Hơn nữa, tuyến tránh hơn 1.000 tỉ đồng vẫn còn hữu dụng, nhà nước chỉ cần xem xét mua lại hạng mục dặm vá, bảo trì quốc lộ 1. Đối với số tiền 300 tỉ đồng doanh nghiệp đã đầu tư (chưa tính lãi suất ngân hàng), tại sao không thực hiện xã hội hóa, giảm tải sức ép cho ngân sách?

Trên báo chí, diễn đàn mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng, dân sẵn sàng góp tiền cho doanh nghiệp xây thêm một trạm BOT đặt trên tuyến tránh, để trạm BOT trên quốc lộ 1 chỉ thu phí tương ứng với số tiền đã bỏ ra đầu tư sửa sang, dặm vá, họ chấp nhận trả tiền khi hai hạng mục tách biệt rạch ròi.

Còn với phương án mua lại toàn bộ hạng mục đầu tư sửa sang dặm vá quốc lộ 1, liệu nhân dân có đồng thuận cùng nhà nước trả số tiền 300 tỉ đồng + lãi suất ngân hàng (nếu có ) cho nhà đầu tư? Và cũng cần nhớ rằng, trong lịch sử ngàn năm giữ nước và dựng nước của dân tộc ta, khi lòng dân đồng thuận và ủng hộ, có khó khăn nào mà không thể vượt qua, có mục tiêu nào mà không đi tới thắng lợi?

Nên trước hết, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm đưa ra chủ trương, sau đó khảo sát, lấy ý kiến nhân dân rộng rãi để tiến tới sự đồng thuận.

Đoàn Kiên Giang

Tin khác

Các tuyến đường sắt quốc gia không tổ chức đi xuyên tâm qua Hà Nội

Các tuyến đường sắt quốc gia không tổ chức đi xuyên tâm qua Hà Nội

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa báo cáo Thành phố việc rà soát và định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn.

Giao thông
Nga Sơn (Thanh Hóa): Nguy cơ mất an toàn giao thông từ các xe chở đất, cát

Nga Sơn (Thanh Hóa): Nguy cơ mất an toàn giao thông từ các xe chở đất, cát

(CLO) Tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn xuất hiện nhiều xe ô tô tải chở đất, cát có dấu hiệu quá tải, chở hàng có ngọn, che chắn sơ sài khiến đất, cát rơi vãi xuống đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Giao thông
Nam Định thành lập 2 bến phà mới Ninh Mỹ và Kinh Lũng

Nam Định thành lập 2 bến phà mới Ninh Mỹ và Kinh Lũng

(CLO) Việc thành lập các bến phà Ninh Mỹ và Kinh Lũng góp phần hoàn thiện dần mạng lưới giao thông đường bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của các địa phương, phục vụ việc đi lại, đảm bảo giao thông thông suốt.

Giao thông
Gia Lai: Dân tố đơn vị thi công đường Tỉnh lộ 666 gian dối, chủ đầu tư nói gì?

Gia Lai: Dân tố đơn vị thi công đường Tỉnh lộ 666 gian dối, chủ đầu tư nói gì?

(CLO) Vừa qua trên mạng xã hội lan truyền clip người dân bức xúc việc đơn vị thi công đường liên huyện Mang Yang – Ia Pa (Gia Lai) thi công gian dối. Liên quan đến sự việc này, chủ đầu tư – Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh đã có kiểm tra và thông tin về vụ việc.

Giao thông
Tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

(CLO) Đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), việc triển khai các thủ tục giao mỏ cho nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công những dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long còn chậm, trữ lượng và công suất khai thác chưa đáp ứng kịp thời.

Giao thông