Tiền thuế môi trường được dùng vào việc gì?

Chủ nhật, 20/05/2018 06:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Tài chính vẫn quyết đệ trình UBTV Quốc hội Dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường, trong đó thuế với xăng sẽ tăng kịch khung lên 4.000 đồng/lít, với dầu là 2.000 đồng/lít dù vẫn chưa nhận được nhiều sự đồng thuận.

Nếu Quốc hội đồng ý, giá xăng dầu sẽ tăng thêm ít nhất 1.000 đồng mỗi lít. Tính từ 2015 tới nay, Bộ Tài chính đã tăng rất mạnh loại thuế bảo vệ môi trường với xăng, gấp 4 lần, từ 1.000 đồng/lít lên 4.000 đồng/lít. Nếu phương án này được thông qua, tổng số thuế bảo vệ môi trường dự kiến thu sẽ vào khoảng 57.612 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 15.189 tỷ đồng/năm. Về lý do tăng thuế với xăng dầu để bảo vệ môi trường, TS Bùi Trinh cho biết, theo tính toán, ngành vận tải không phải là ngành thải ra khí nhà kính lớn nhất. Ngành này thậm chí còn thải ra chất thải thấp hơn bình quân chung của nền kinh tế. 

Ngành thải ra khí nhà kính lớn nhất chính là công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó là xuất khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu thải ra khí nhà kính chiếm 51% tổng phát thải. Trong đó, sản xuất hàng xuất khẩu cơ bản thuộc lĩnh vực FDI, chiếm 73%. “Việc Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu vì mục đích bảo vệ môi trường hoàn toàn không hợp tình, hợp lý.”, TS Bùi Trinh khẳng định. Dư luận vẫn đặt câu hỏi rằng tiền thuế môi trường được dùng vào việc gì? Trong khi điều đáng buồn là, dường như mức độ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, lại không hề giảm tương xứng với mức tăng mạnh của loại thuế bảo vệ môi trường đánh vào mọi người dân, bất kể giàu nghèo này. 

Theo Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh (GreenID), người dân Hà Nội đang phải hít thở không khí có mức độ ô nhiễm cao thứ 2 trong tổng số 23 thành phố Đông Nam Á. Ba tháng đầu năm có 90 ngày thì có tới 82 ngày ô nhiễm không khí tại Hà Nội vượt ngưỡng cho phép của WHO (chiếm 91%), với nồng độ bụi siêu nhỏ PM2.5 trung bình là 63,2 µg/m3.Tình hình ô nhiễm không khí các năm trước cũng tương tự và dường như ngày càng theo chiều hướng xấu đi. Đáng chú ý, hoạt động giao thông vận tải chính là một trong ba nguồn ô nhiễm không khí hàng đầu tại các đô thị Việt Nam. 

Báo Công luận
 Dư luận vẫn đặt câu hỏi rằng tiền thuế môi trường được dùng vào việc gì? Ảnh minh hoạ, nguồn internet

Về lý thuyết, việc tăng mạnh thuế BVMT vào các nhiên liệu, vật liệu gây hại môi trường như xăng dầu, than đá, túi ni lông là phù hợp với xu thế của thế giới văn minh, nhằm hạn chế sử dụng và tạo ngân sách cho các hoạt động BVMT. Tuy nhiên, tiền thu từ sắc thuế này của người dân cần phải được chi tiêu đúng mục đích BVMT, có kế hoạch cụ thể, công khai và minh bạch. Nếu trước khi đề xuất tăng kịch khung sắc thuế này, Bộ Tài chính cùng các bộ ngành liên quan công bố được toàn bộ các dự án BVMT dùng ngân sách nhà nước trong thời gian tới, ví như sẽ đầu tư lắp đặt thêm bao nhiêu trạm quan trắc chất lượng không khí tại Hà Nội và TP.HCM, hẳn người dân sẽ thấy rõ lợi ích và ý nghĩa của việc họ phải trả thêm 1.000 đồng cho mỗi lít xăng. 

Theo tính toán, năm 2019, số thu thuế bảo vệ môi trường đã đạt 0,9% GDP cả nước và chiếm 3,7% tổng thu ngân sách; 4,53% tổng thu thuế nội địa. Bộ Tài chính cũng nói rằng số tiền này sẽ chi cho nhiều việc khác nhau. Trong đó có phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai; chi cho các dự án bảo vệ môi trường; chi trả các khoản vay cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Ước tính số chi vào khoảng 26.270 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, thậm chí là các bộ ngành cảnh báo tác động của việc tăng thuế xăng đến nền kinh tế còn lớn hơn việc tác động đến chỉ số CPI. Bộ Tài chính cho rằng việc điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2018 khoảng 0,11-0,15%.

Nhưng đây là mới chỉ tính đến CPI trực tiếp qua người tiêu dùng, chưa tính đến việc ảnh hưởng tới sản xuất, qua đó ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, còn ảnh hưởng lan tỏa, đến chu kỳ sản xuất sau khi nền kinh tế sử dụng nguyên liệu đầu vào đã được tăng thuế cũng chưa được tính. TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, các lập luận của Bộ Tài chính đưa ra cho đề xuất tăng thuế của mình chỉ mang tính ngụy biện, lập luận chưa thuyết phục và cố đạt được mục đích tăng thuế. 

Trong khi đó, theo ông Long, việc tăng thuế luôn ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, kéo giảm tăng trưởng. Tăng thuế với xăng dầu sẽ làm tăng chi phí nguyên vật liệu, tăng phí vận tải cho người sử dụng, kéo theo việc tăng giá một loạt các mặt hàng, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và doanh nghiệp. Còn mục tiêu chính là thu thuế để bảo vệ môi trường như tên gọi của sắc thuế này lại bị lu mờ so với mục đích thu để bù đắp thiếu hụt ngân sách Theo nhiều chuyên gia kinh tế, Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay ở mức dưới 4%, tuy nhiên, mới hết quý 1 chỉ số giá tiêu dùng đã tăng hơn 2%, nên nếu tăng thuế xăng dầu chắc chắn lạm phát sẽ khó giữ. Hiện chúng ta đang ưu tiên phục hồi tăng trưởng, việc tăng thuế môi trường với xăng dầu có thể làm mất đà tăng trưởng đó. 

Do đó, Bộ Tài chính cũng như Chính phủ cần cân nhắc kỹ những điều này. Sự đồng thuận xã hội chỉ xuất hiện khi có sự công khai minh bạch, khi mọi người dân hiểu và đồng cảm với những quyết định của cơ quan quản lý nhà nước. Chừng nào Bộ Tài chính chưa trả lời tường minh được câu hỏi - Vì sao tăng, tăng để dùng vào những việc gì, có phải tăng để bù đắp cho sự thiếu hụt phát sinh từ các nguồn thu khác? - chừng đó người dân và dư luận xã hội sẽ khó mà đồng thuận với đề xuất tăng kịch khung thuế BVMT với xăng dầu của Bộ này./.

Bảo Anh

Tin khác

Sẽ có 2 trạm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sẽ có 2 trạm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

(CLO) Tin từ Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn đang được triển khai xây dựng hai trạm dừng nghỉ tạm thời để phục vụ nhu cầu của người dân.

Giao thông
Còn 33 điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội

Còn 33 điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội

(CLO) Thống kê của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện trên địa bàn Thành phố có tổng số 33 điểm ùn tắc giao thông gồm 22 điểm chuyển tiếp từ năm 2023 và 11 điểm phát sinh.

Giao thông
Hà Nội: Xử lý gần 2.000 xe ba, bốn bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông

Hà Nội: Xử lý gần 2.000 xe ba, bốn bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông

(CLO) Qua một tháng cao điểm kiểm tra, xử lý xe ba, bốn bánh tự chế, không đảm bảo an toàn, chở hàng hóa cồng kềnh tại Hà Nội; lực lượng chức năng đã xử lý gần 2.000 trường hợp vi phạm và tạm giữ 540 phương tiện các loại.

Giao thông
Hàng không tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Điện Biên

Hàng không tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Điện Biên

(CLO) Các hãng hàng không Việt Nam đã có thông báo tăng cường tần suất các chuyến bay đi/đến đến cảng hàng không Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Giao thông
Hà Nội: Dự kiến tăng cường trên 700 xe khách phục vụ dịp cao điểm 30/4 - 1/5

Hà Nội: Dự kiến tăng cường trên 700 xe khách phục vụ dịp cao điểm 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ công ty cổ phần Bến xe Hà Nội cho biết, đơn vị đã triển khai kế hoạch phục vụ hành khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao.

Giao thông