Nhà máy nước mặt Sông Đuống chính thức đi vào hoạt động

Thứ bảy, 13/10/2018 14:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 13/10, thành phố Hà Nội chính thức khánh thành đưa vào vận hành thương mại Nhà máy nước mặt sông Đuống tại xã Trung Mầu và xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, do Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống làm chủ đầu tư.

Sự kiện: sông Đuống

Báo Công luận
Lễ khánh thành đưa vào vận hành thương mại Nhà máy nước mặt sông Đuống tại xã Trung Mầu và xã Phù Đổng, huyện Gia lâm. Ảnh: P.V

Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống được khởi công năm 2017, dự án được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt  tại Quyết định số 2869/QĐ-UBND ngày 3/6/2016, có quy mô lớn nhất miền Bắc đã đẩy nhanh tiến độ thi công tất cả các hạng mục công trình về đích sớm. Tổng mức đầu tư giai đoạn một gần 5.000 tỷ đồng với công suất cấp 150 nghìn m3 nước/ ngày đêm. 

Với việc khánh thành đưa vào sử dụng giai đoạn một Nhà máy nước mặt sông Đuống bảo đảm đủ cung cấp nguồn nước sạch cho 1/3 dân số Hà Nội (khoảng 3 triệu dân tại 168 xã, phường thuộc 8 quận, huyện ở khu vực Đông Bắc và phía Nam thành phố, các khu đô thị, khu công nghiệp trên đường 179) và một số vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên…, dần thay thế nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm.

Báo Công luận
Đông đảo đại biểu, người dân đến dự Lễ khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống. Ảnh: P.V

Theo lãnh đạo Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống, Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống cũng là công trình đầu tiên tại Việt Nam thực hiện kỹ thuật đường ống dẫn nước vào nhà máy dài 1.000 mét được đánh chìm xuống dưới lòng sông với đoạn đánh chìm qua lòng sông Đuống có chiều dài 300m và qua lòng sông Hồng dài trên 500m. Đây được coi là công đoạn thi công khó khăn nhất khi đoạn ống kể trên được chôn sâu 20 mét, tính từ mặt nước xuống vị trí đặt ống.

Nhà máy nước mặt sông Đuống ngoài quy mô lớn còn có sự khác biệt hơn những máy khác đã được đầu tư tại Việt Nam. Nhà máy được thiết kế vận hành tự động hóa hoàn toàn; áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến nhất trên thế giới, công nghệ xuất xứ từ châu Âu cho hiệu quả xử lý cao nhất, tái sử dụng nước sản xuất và không xả thải ra môi trường. Thiết bị sử dụng có xuất xứ từ G7 và châu Âu có chất lượng, hiệu suất cao, vận hành ổn định, tuổi thọ lâu dài và tiết kiệm năng lượng.

Báo Công luận
Chủ tịch Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định đây là nhà máy nước sạch đầu tiên trên địa bàn thành phố được xây dựng đạt theo tiêu chí nước uống được tại vòi. Ảnh: P.V

Dự án đã tập hợp những nhà thầu hàng đầu trong lĩnh vực thi công đường ống. Các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và quản lý dự án hàng đầu thế giới cùng các chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm. Hệ thống thiết bị công nghệ, máy móc và vật liệu tiên tiến nhất cũng được đáp ứng tối đa để phục vụ cho dự án.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống đã huy động phương tiện, máy móc cũng như đội ngũ cán bộ, nhân công hoàn thành thi công sớm hơn so với kế hoạch đề ra. 

Việc đưa Nhà máy nước mặt sông Đuống vào hoạt động đã hiện thực hóa mục tiêu chiến lược trong hệ thống cấp nước sạch bền vững, có khả năng  đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sạch ổn định lâu dài cho Thủ đô và các vùng lân cận. Góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe của người dân các quận huyện phía Bắc, phía Nam Thủ đô và một phần của tỉnh thành lân cận. Chủ tịch cũng khẳng định đây là nhà máy nước sạch đầu tiên trên địa bàn thành phố được xây dựng đạt theo tiêu chí nước uống được tại vòi.
 
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị thời gian tới chủ đầu tư là Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện đúng tiến độ, cam kết với thành phố, xây dựng nâng công suất giai đoạn 2 của nhà máy lên 300 nghìn m3/ngày đêm. Sẵn sàng chuẩn bị để đưa công suất nhà máy lên 600 nghìn m3/ngày đêm vào năm 2020 và 900 nghìn m3/ngày đêm vào năm 2022. 

Chủ tịch cũng yêu cầu, các sở ngành liên quan, nhất là Sở Xây dựng Hà Nội hướng dẫn các quận huyện, chủ đầu tư, doanh nghiệp, người dân đấu nối và sử dụng nước sạch từ Nhà máy nước sạch sông Đuống, dần thay thế cho việc sử dụng nước ngầm. Mục tiêu đến 2020 tỉ lệ dân cư đô thị và nông thôn Thành phố được sử dụng nước sạch đạt 100%.

Cũng trong buổi lễ, lãnh đạo thành phố, chủ đầu tư cùng nhiều quan khách đã chính thức  tổ chức lễ  khởi công giai đoạn 2 của nhà máy với thiết kế công suất đạt 300 nghìn m3/ngày đêm. Các thiết bị phục vụ việc sản xuất nước phần lớn được nhập khẩu từ các nước châu Âu, vận hành theo cơ chế tự động.

Anh Quân - Hoàng Dũng

Tin khác

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

(CLO) Con ngõ chỉ vừa vặn một người đi, bước vào trong ngỡ đến một thế giới khác được xuất hiện ngay sau những hàng quán xa hoa, lộng lẫy là “đặc sản” của phố cổ Hà Nội.

Đời sống
Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

(CLO) Các lực lượng cứu hộ cứu nạn đang nỗ lực tìm kiếm hai phụ nữ mất tích sau khi thuyền của các nạn nhân bị lật do giông gió lớn trên hồ thủy điện Sơn La.

Đời sống
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.

Đời sống
Kon Tum: Gần 9ha rừng thông bị ngọn lửa thiêu rụi

Kon Tum: Gần 9ha rừng thông bị ngọn lửa thiêu rụi

(CLO) Một hộ dân tiến hành dọn, đốt rẫy tuy nhiên do trời nắng nóng kéo dài cộng thêm gió to khiến ngọn lửa cháy lan, thiêu rụi gần 9ha rừng thông ba lá.

Đời sống
Lào Cai: Gió lốc bất ngờ xảy ra làm 113 ngôi nhà dân vùng cao bị hư hại trong đêm

Lào Cai: Gió lốc bất ngờ xảy ra làm 113 ngôi nhà dân vùng cao bị hư hại trong đêm

(CLO) Hôm qua (18/4), một số huyện trong tỉnh Lào Cai bất ngờ xuất hiện giông lốc cục bộ kèm mưa vừa làm hư hại 113 ngôi nhà của người dân trong đêm tối.

Đời sống