Nhức nhối nạn khai thác cát trên hồ Dầu Tiếng

Thứ sáu, 17/08/2018 22:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trên khu vực lòng hồ Dầu Tiếng, hoạt động khai thác cát trái phép diễn biến rất phức tạp trong thời gian dài, khiến dư luận hoài nghi có dấu hiệu của sự bao che, tiếp tay từ một số cá nhân cho việc làm sai phạm này.

Ngán ngẩm cảnh “trên bảo dưới không nghe”…

Theo phản ánh của nhiều người dân sống tại huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương), thời gian qua, dọc tuyến đường lòng hồ Dầu Tiếng trải dài từ huyện Tân Châu và Dương Minh Châu (Tây Ninh), tình trạng khai thác cát diễn ra rầm rộ. Cứ cách nhau vài km là có một điểm tập kết cát khổng lồ.

Dưới khu vực lòng hồ Dầu tiếng, hàng trăm ghe cũng hoạt động khai thác cát “sôi nổi” không kém. Cát được hút dưới lòng hồ lên, ống xả hút thẳng lên bãi tập kết, nước đục ngập ngụa tràn tra ngoài rồi lại chảy thẳng về hồ. Ven lòng hồ hình thành những hố sâu, lỗ chỗ do tàn dư của việc khai thác cát. Trên bờ hồ, hàng loạt cần cẩu miệt mài múc cát lên những ô tô vận tải cở  lớn. Hết xe này lại đến xe khác vào lấy cất rồi lao đi ầm ầm cuốn theo lớp đất và bụi mịt mù. Điều đáng nói là hầu hết các xe tải này đều không được che chắn hoặc che chắn rất sơ sài khiến cát rơi vãi đầy đường.

Báo Công luận
 Người dân dọc tuyến đường ĐT 749B, ĐT 744 lấy đồ vật chắn đường, phản đối xe ben tải chở cát lưu thông trên tuyến đường 

Trong những tháng đầu năm 2018, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, cát sỏi trên khu vực lòng hồ Dầu Tiếng diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận. Trước vấn nạn trên, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ vụ việc báo chí liên tục phản ánh trong thời gian qua.

Đầu tháng 5/2018, Văn phòng Chính phủ tiếp tục có văn bản 4001 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình về việc yêu cầu các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác cát, sỏi để quản lý sử dụng đất nông nghiệp.

Chính phủ quyết liệt, thế nhưng dường như các địa phương lại “nguội lạnh”. Ngay tại tỉnh Tây Ninh, suốt một thời gian dài, tình trạng hoạt động khai thác cát không phép diễn biến phức tạp, thậm chí còn có dấu hiệu bao che, tiếp tay của một số cán bộ.

Không chỉ ban đêm, ngay ban ngày, chúng tôi tiếp tục phát hiện ra hoạt động khai thác trái phép quy mô lớn của một số chủ tàu thuộc huyện Dương Minh Châu. Tình hình khai thác cát trái phép đã diễn ra từ nhiều năm nay đang tạo ra nhiều bất ổn về an toàn giao thông tại vùng quê vốn dĩ yên bình này.

Theo ghi nhận, từ 19 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau, mỗi tàu hút được khoảng 3 chuyến. Chỉ từ 40 - 60 phút là từ 200 đến 400 khối cát được hút đầy tàu. Cát được chuyển ngay lên bãi ven sông Tha La và được bán tại chỗ với giá từ 50 - 200 nghìn đồng/m3, tùy loại. 

Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã thu lợi bất chính từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng và dẫn đến hệ lụy là nhà nước thất thoát tài nguyên lớn. Đồng thời, người dân có nguy cơ mất đất sản xuất do bị sạt lở. Điều khó hiểu là tại sao hoạt động khai thác trái phép diễn ra trong thời gian dài mà cơ quan chức năng không có biện pháp xử lý dứt điểm? Chính điều này cũng gây nên bức xúc trong dư luận. Bởi lẽ, nhiều người cho rằng ngay tại địa phương này, cùng với dòng sông bị tận diệt thì tài nguyên đang ngày càng bị tận thu vì lợi ích của một số công ty, cá nhân.

Cát tặc “vượt biên”

Theo tìm hiểu của chúng tôi, lòng hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận tỉnh Bình Dương có 16 bến thủy nội địa được tỉnh này cấp phép hoạt động. Để hợp thức hóa cho việc tập kết, vận chuyển cát, sỏi đi tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, một số công ty, doanh nghiệp của Tây Ninh đã ký hợp đồng với các chủ bến thủy nội địa của Bình Dương về việc tập kết và vận chuyển cát, sỏi.

Báo Công luận
Khai thác cát vô tội vạ ở khu vực lòng hồ Dầu Tiếng 

Theo đó, cát của doanh nghiệp Tây Ninh khai thác đã có bến thủy nội địa đóng chân tại Bình Dương vận chuyển đi tiêu thụ, vậy là hợp pháp. Trong khi lợi nhuận từ việc khai thác, vận chuyển cát, sỏi thuộc về các chủ công ty, doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh, còn cơ sở hạ tầng ở huyện Dầu Tiếng thì bị xuống cấp, môi trường sống của người dân ở ấp Hòa Lộc, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dọc các bãi tập kết, để xe vào chở cát không bị “nhầm đường” một số Công ty có đặt bảng chỉ dẫn lối vào điểm khai thác cát của đơn vị mình, số khác lại lập bãi khác tự do không có biển. Theo quan sát, các đơn vị khai thác quy mô lớn như: Doanh nghiệp Nguyễn Thắng, DNTN Lan Phong, Công ty Trường Đại Phát… đều có đội tàu từ 2 - 5 chiếc, kèm theo hàng loạt bến bãi tập kết cát, ven hồ hoạt động cả ngày lẫn đêm.

Ông Hòa, người dân xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng bức xúc, nói: “Kể từ ngày địa phương xuất hiện nhiều bến bãi thủy nội địa tập kết để xe tải vận chuyển cát đi tiêu thụ đã gây nên nhiều hệ lụy, khiến người dân bức xúc. Thông qua những buổi họp nhân dân, chúng tôi có ý kiến về việc địa phương và ngành chức năng ở tỉnh cần rút giấy phép hoạt động đối với các bến thủy nội địa tại xã Minh Hòa. Bởi vì chỉ cách này mới hạn chế được việc cát của doanh nghiệp tỉnh bạn tuồn qua địa phận Bình Dương khiến đường sá xuống cấp, môi trường bị xâm hại”.

Thanh Vĩnh - Thanh Hải 

 

Tin khác

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

(CLO) Ngày 24/4, Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025 (Ban Chỉ đạo tỉnh) họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, xem xét bổ sung một số dự án vào danh mục dự án trọng điểm của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì cuộc họp.

Đời sống
Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

(CLO) Tính đến tối 24/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 4 trong số 5 người chết và mất tích trong vụ chìm tàu kéo sà lan gần đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Đời sống
Lô Lô Chải - Ngôi làng cổ nơi địa đầu Tổ quốc và cách làm du lịch thông minh

Lô Lô Chải - Ngôi làng cổ nơi địa đầu Tổ quốc và cách làm du lịch thông minh

(CLO) Từ một ngôi làng nhỏ, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người Lô Lô, quanh năm sống nhờ vào nương rẫy, ấy vậy mà chỉ trong vài năm qua, Lô Lô Chải đã khoác lên mình một diện mạo thật khác. Lô Lô Chải phát triển vượt bậc về du lịch, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bà con nơi đây.

Đời sống