Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển diễn biến phức tạp

Thứ hai, 06/08/2018 11:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu diễn biến phức tạp, trọng điểm là tại vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang...

Báo Công luận

Lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu. Ảnh: TL

Theo Ban chỉ đạo quốc gia 389, phương thức, thủ đoạn là lợi dụng vùng biển giáp ranh, những sơ hở của các lực lượng chức năng trong tuần tra kiểm soát để móc nối với các tàu của nước ngoài (Thái Lan, Malaysia, Singapore) hoặc dầu dôi dư của các tàu hoạt động trên biển để mua bán, trao đổi và hợp thức hóa bằng bộ hồ sơ (hóa đơn lô hàng khác để quay vòng). 

Các đối tượng còn cải hoán tàu đánh bắt thành tàu chở dầu, nhằm đối phó với cơ quan chức năng khi bị kiểm tra; số dầu mua bán được vận chuyển, chuyển tải, sang mạn đưa vào đất liền tiêu thụ. 

Nguyên nhân là mức chênh lệch giá xăng dầu trong nước so với xăng dầu nhập lậu còn cao, việc kiểm soát, quản lý các hoạt động mua bán xăng dầu trên biển rất khó khăn, nên các chủ đầu nậu bất chấp các thủ đoạn, sẵn sàng mua bán trái phép xăng dầu trên biển bán lại cho các tàu cá hoặc đưa vào thị trường nội địa tiêu thụ.

Đối tượng chủ yếu là các chủ đầu nậu mua bán xăng, dầu với số lượng lớn (5-10 triệu lít); ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ. Cá biệt, có tàu quốc tịch nước ngoài tổ chức sang mạn trên vùng biển Việt Nam (lực lượng Cảnh sát biển đã xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu gần 5 triệu lít dầu DO).

Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) Trần Văn Nam cho biết, hoạt động buôn lậu xăng dầu xuất hiện các đầu nậu là người Việt Nam móc nối với các đối tượng người nước ngoài, thỏa thuận về giá cả, thời gian, địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán, sau đó nhận dầu trực tiếp trên biển. Trong đó, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên nhiều lĩnh vực, ngành hàng khác nhau, với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhằm trốn tránh sự tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.    

Riêng các vi phạm liên quan đến mặt hàng xăng dầu có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, số lượng hàng hóa. Nhiều vụ việc do lực lượng Cảnh sát biển phát hiện có trị giá xăng dầu rất lớn và có yếu tố nước ngoài. Hoạt động này diễn ra chủ yếu ở các vùng biển như: Đông Bắc, Bắc miền Trung và Nam bộ.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, lực lượng Cảnh sát biển thực hiện hàng trăm chuyến tàu tuần tra, kiểm soát trên các vùng biển trọng điểm. Kết quả lực lượng đã tiến hành kiểm tra 179 lượt tàu, thuyền các loại, xử phạt vi phạm hành chính hơn 700 triệu đồng.     

Trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện, xử lý 37 tàu/138 đối tượng; thu giữ 7,5 triệu lít xăng dầu, 25.000 lít dầu FO; xử lý 20 tàu/107 đối tượng trong đó có 20 đối tượng người nước ngoài liên quan đến mua bán xăng dầu; xử phạt 1,4 tỷ đồng; tịch thu 7,5 triệu lít xăng dầu; bán phát mại, thu nộp vào ngân sách trên 90 tỷ đồng. 

Những tháng đầu năm 2018, số lượng tàu thuyền hoạt động trên biển tăng, nhất là các tàu cá của ngư dân nên nhu cầu sử dụng xăng dầu trong khai thác hải sản trên biển rất lớn. Trong khi đó, giá xăng dầu trong nước có sự chênh lệch so với giá xăng dầu bán trên biển. Bên cạnh đó, dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển chưa đáp ứng được  nhu cầu của ngư dân, nhân dân về cả số lượng và giá cả.   

Khu vực vùng biển Tây Nam, hoạt động buôn lậu xăng dầu xuất hiện các đầu nậu là người Việt Nam móc nối với các đối tượng người nước ngoài, thỏa thuận về giá cả, thời gian, địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán, sau đó nhận dầu trực tiếp trên biển.   

Một số tàu dịch vụ hậu cần nghề cá nhận dầu từ trong đất liền, sau khi cung cấp hết số dầu hiện có, tiếp tục mua dầu trôi nổi của tàu nước ngoài, bán lại cho ngư dân. Ở vùng biển miền Bắc và miền Trung, các đối tượng lợi dụng chính sách vùng đặc quyền kinh tế đối với các nước theo Công ước Luật biển năm 1982 để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng xăng dầu. Bởi, Công ước Luật biển năm 1982 không điều chỉnh lĩnh vực về vấn đề thương mại nên các tàu nước ngoài lợi dụng để hoạt động ở các vùng biển vùng đặc quyền kinh tế.

Bên cạnh đó, hoạt động này có hiện tượng lợi dụng vận đơn quốc tế quay vòng của cùng một công ty nhằm đối phó cơ quan chức năng khi bị kiểm tra, bắt giữ hoặc sử dụng tàu không số hiệu, số hiệu giả để giao dịch mua bán gây khó khăn cho quá trình điều tra.

Thời gian tới, Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển tăng cường công tác nắm tình hình phục vụ và đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; phối hợp chặt chẽ với tuần tra kiểm soát, thực thi pháp luật trên vùng biển trọng điểm: Đông Bắc, các khu vực biển giáp ranh với các nước ở vùng biển Tây Nam. 

Chỉ huy các cấp trong lực lượng làm tốt công tác quán triệt, ra nghị quyết chuyên đề, xây dựng kế hoạch thực hiện đợt cao điểm, tăng cường công tác nắm tình hình, đấu tranh chuyên án, vụ án, trong đó tập trung mạnh vào tội phạm về ma túy, buôn lậu xăng dầu…

 

Minh Châu

Tin khác

Hà Nội: Lễ hội chùa Thầy được đảm bảo thông suốt, an toàn

Hà Nội: Lễ hội chùa Thầy được đảm bảo thông suốt, an toàn

(CLO) Lực lượng chức năng huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp giúp cho tình hình giao thông, an ninh trật tự, phòng cháy chữa được đảm bảo, không để xảy ra hoạt động mê tín dị đoan, cò mồi, ép khách,... trong những ngày diễn ra Lễ hội chùa Thầy.

Đời sống
Công ty Tân Hưng hút cát trái phép tại bờ biển Cửa Lò để làm kè

Công ty Tân Hưng hút cát trái phép tại bờ biển Cửa Lò để làm kè

(CLO) Công ty TNHH Tân Hưng (địa chỉ tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) do ông Hoàng Văn Nguyên làm đại diện pháp luật đang hút cát trái phép tại bờ biển thuộc địa bàn xã Nghi Hương, thị xã Cửa Lò để làm kè biển thì bị lực lượng chức năng thị xã Cửa Lò (Nghệ An) bắt quả tang.

Đời sống
Petrovietnam đồng hành cùng giải chạy THACO Marathon Vì an toàn giao thông - Điện Biên Phủ 2024

Petrovietnam đồng hành cùng giải chạy THACO Marathon Vì an toàn giao thông - Điện Biên Phủ 2024

(CLO) Ngày 14/4, Giải THACO Marathon Vì an toàn giao thông - Điện Biên Phủ 2024 đã bế mạc và trao giải cho các VĐV đạt thành tích cao. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vinh dự là một trong những nhà tài trợ đồng hành cùng giải.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 17/4: Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 17/4: Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 17/4/2024, Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng. Trong đó, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình nắng nóng và nắng nóng gay gắt.

Đời sống
Quảng Ninh: Sẽ hoàn thành 4 dự án trọng điểm trong năm 2024

Quảng Ninh: Sẽ hoàn thành 4 dự án trọng điểm trong năm 2024

(CLO) Thông tin trên do lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh trình bày tại Hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức vào chiều ngày 16/4 tại thành phố Hạ Long.

Đời sống