Kiến Xương (Thái Bình): Nghe xôn xao đất chuyển

Thứ ba, 30/01/2018 11:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hẹn hò mãi, rồi cũng có cuộc làm việc được với Anh. Công việc “thường ngày “ ở huyện, không làm sao dứt được ra, dù chỉ là ít phút...

Tia nắng ấm cuối mùa đông ùa vào căn phòng, xua đi cái buốt giá của mùa đông năm Đinh Dậu. Ngoài kia, không khí Tết đang tràn về trên đường phố. Khoảng lặng Anh dành cho tôi trong khoảnh khắc cuối năm cũ, đầu năm mới lại trở nên rất có ý nghĩa. Thế nhưng, trong câu chuyện Anh kể, tôi lại thấy rất rõ: Sự thay đổi trong tư duy chỉ đạo, lãnh đạo của những người đang gánh trọng trách lớn mà nhân dân tin tưởng giao cho. Dường như, tôi cũng nghe được âm thanh của  đất đang chuyển mình.

Lần trước về dự họp báo, chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ huyện Kiến Xương, anh là Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, sau hai năm làm Chủ tịch huyện, trông anh già dặn hơn, sự lo toan cho công việc chỉ đạo, điều hành của một huyện đang chứa đựng những khát vọng lớn: lo cho kinh tế phát triển, nhân dân ấm no, hạnh phúc, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… Chỉ ngần ấy thôi, cũng chiếm hết thời gian và công sức của anh và những người cộng sự bên anh. 

Báo Công luận
Diện mạo nông thôn ở Kiến Xương đổi mới từng ngày. 
Mở đầu câu chuyện ngày đầu  năm mới, Chủ tịch UBND huyện- Bùi Đức Hạnh, kể cho tôi  nghe những điều anh từng thai nghén, từng trăn trở và bây giờ khi đã thành sự thật, thì anh lại có vẻ dè dặt. Chẳng phải vì không muốn  tiết lộ “ thiên cơ”, mà tôi đọc được trong ánh mắt của anh, sự đắn đo, bởi  không muốn để ai hiểu nhầm về  kết quả của  hôm nay, đều chắt lọc từ thành công của hôm qua. Vẫn cái giọng sôi nổi và nhiệt huyết của mình, anh nói: Năm 2017, lần đầu tiên sau nhiều năm phấn đấu Kiến Xương đạt tổng giá trị sản xuất  hai con số-10,3%.  Giải thích thành tựu này, anh Hạnh  nói: Hai con số ấy rất có ý nghĩa, nó kết tinh từ ý chí của Đảng bộ và nhân dân Kiến Xương, biết vượt khó và dám vượt khó để giành thắng lợi. 

Đưa cái nhìn ra xa, chủ tịch Bùi Đức Hạnh, dường như muốn hồi tưởng lại những ngày gian nan, vất vả đã qua: Sau thiên tai là dịch bệnh, hàng nghìn ha lúa bị bệnh lùn sọc đen, trên diện rộng, mặc dù huyện đã chỉ đạo hết sức quyết liệt để ngăn chặn, nhưng tổng diện tích bị ảnh hưởng gần 7000 ha trong đó hơn 3000 ha thiệt hại trên 70%, giá trị sụt giảm 500 tỷ đồng. Ngay sau đó, huyện chỉ đạo các địa phương tiếp nhận giống khoai tây và các giống cây màu khác do tỉnh hỗ trợ để mở rộng diện tích gieo trồng , bù đắp sự thiệt hại do thời tiết và dịch bệnh gây ra.

Báo Công luận
Nhiều mô hình nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao được triển khai ở Kiến Xương cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững. 
Theo anh, điểm nhấn năm qua của Kiến Xương là gì? Tôi đặt câu hỏi đường đột để thử  thách sự nhạy cảm của anh. Không cần mất nhiều thời gian  suy nghĩ, Chủ tịch Hạnh nói ngay. Đó là: Nông nghiệp Kiến Xương đã hình thành những mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị. Đã có các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở 24 xã, thị trấn, với 1.246 ha gồm: sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa và sản xuất cây màu. Công tác tích tụ ruộng đất cũng được xem là khá thành công, đến nay toàn huyện có 264,4 ha diện tích đất tích tụ từ 2 ha trở lên ở 14 xã, thị trấn. 

Trong đó, 10 vùng  tích tụ quy mô 10 ha trở lên. Có 3 doanh nghiệp đã thuê đất là Công ty Hưng Cúc, Công ty VINATAS, Công ty Khang Long. Vì sao, Kiến Xương lại có kết quả nhanh và khá thành công như vậy? Anh Hạnh tâm sự những điều từ ruột gan mình: Phải đặt lợi ích của người dân lên trên, gắn với lợi ích của nhà đầu tư, thì mọi việc trở nên đơn giản. Huyện tạo điều kiện thuận lợi  để các doanh nghiệp vào địa bàn thuê đất của nhân dân và liên kết để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hàng hóa tập trung theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh. Lãnh đạo  huyện  đã có nhiều cuộc làm việc với Tập đoàn TH và các doanh nghiệp để bàn và triển khai kế hoạch tích tụ ruộng đất tới các hộ nông dân tại 11 xã, thị trấn. Chỉ đạo UBND thị trấn Thanh Nê họp bàn với nhân dân về cơ chế thuê đất của Tập đoàn TH để tập trung 100 ha đất cho Tập đoàn thuê. 

Báo Công luận
Diện mạo nông thôn mới ở xã Đình Phùng (Kiến Xương). 
Chưa bao giờ và ít có ở  đâu  mà doanh nghiệp về đầu tư lại nhận được sự cởi  mở, khách quan, minh bạch như ở Kiến Xương. Người dân ở đây cũng thấy yên lòng hơn khi có chính quyền ở bên, lo cho cuộc sống  của họ. Vấn đề thời sự hiện nay là xây dựng nông thôn mới, Kiến Xương có xã Thanh Tân là đơn vị đầu tiên của tỉnh về đích nông thôn mới. Đến nay, toàn huyện có 25 xã, chiếm 71,4% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2017 có 4 xã: Vũ Thắng, Đình Phùng, An Bồi, Minh Hưng đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới. Sau những nỗ lực của chính quyền các cấp và sự vào cuộc của các doanh nghiệp, Kiến Xương đã có 81,22% tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch. Đang trao đổi vấn đề này thì Giám đốc Công ty Thủy Long, doanh nghiệp  đầu tư nước sạch  xã vũ Ninh  đi vào. 

Báo Công luận
Các đồng chí lãnh đạo huyện Kiến Xương kiểm tra, động viên các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất... 
Trong câu chuyện, chị nói: Quê chị ở Vũ Ninh, gia đình đang sinh sống ở Hà Nội, tuổi thơ từng chứng kiến cảnh dùng nước lắng phù sa, vàng khè, nên quyết định đầu tư về quê, để bà con quê chị có nước sạch sinh hoạt, chị rất mừng là nhận được sự giúp đỡ của chính quyền huyện, xã và bà con để chị toại nguyện mong ước của mình.

Điểm nhấn thứ hai của Kiến Xương chính là công nghiệp, thủ công nghiệp và làng nghề. Cả nước biết đến Kiến Xương có chạm bạc Đồng Xâm, nhiều nước trên thế giới biết  Thái Bình có mây tre đan Thượng Hiền. Bây giờ, người ta biết Kiến Xương có các cụm công nghiệp Vũ Quý, Vũ Ninh,Thanh Tân, vùng quê ấy đang khoác trên mình bức tranh công nghiệp với những người công nhân, từ nông dân mà đi lên. Họ đã đóng góp vào kết quả, giá trị sản xuất công nghiệp của Kiến Xương tăng 14,7% so với năm 2016 và vượt 2,4% kế hoạch. 31 làng nghề, với 5.545 hộ, 12.000 lao động , đưa đến giá trị 1.421 tỷ đồng . Xây dựng thành công đề tài khoa học cấp tỉnh Mắm cáy Hồng Tiến.

Vẫn muốn được nghe anh nói về các thành tựu khác và những nhiệm vụ trọng tâm năm 2018… Nhưng vì khuôn khổ thời  gian cuối  năm, Chủ tịch Bùi Đức Hạnh  hẹn tôi “ngày này năm sau , về với Kiến Xương“. Lúc này thị trấn Thanh Nê đã rực đỏ sắc hoa và trên gương mặt người dân huyện Kiến Xương cũng hồng tươi trong nắng xuân ấm áp.

                                                                                   Phạm Viết Thanh

Tin khác

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

(CLO) Từ 25/3/2019, Đồng Nai sẽ đồng loạt tăng hệ số điều chỉnh giá đất lên mức cao so với năm 2018, trong đó nhiều khu vực có hệ số giá đất được điều chỉnh tăng hơn gấp đôi.

Địa phương
Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

(CLO) Ngày 26/3, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị lần thứ 18 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng quý I-2019; đồng thời bầu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020.

Địa phương
Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

(CLO) Ngày 26/3, UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về sự việc tại chùa Ba Vàng.

Địa phương
Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

(CLO) Cơ quan công an TP. Huế đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng lên mạng xã hội Facebook viết status không đúng sự thật, nhằm bôi nhọ gây ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng Cảnh sát Giao thông.

Địa phương
Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

(CLO) Một cá thể rùa biển quý hiếm có trọng lượng khoảng 60 kg vừa được thả về môi trường tự nhiên tại cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Địa phương