Trẻ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam: Im lặng hay lên tiếng?

Thứ tư, 15/03/2017 08:10 AM - 0 Trả lời

Theo thống kê, có hàng nghìn vụ xâm hại tình dục trẻ em mỗi năm, trong đó có rất ít vụ việc được lên tiếng và có rất ít đối tượng bị đưa ra xử lý mạnh tay. Trước vấn nạn này, trong chiều nay, một buổi tọa đàm mang tên “Im lặng hay Lên tiếng” đã được các tổ chức dân sự hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em tổ chức tại Hà Nội.

(CLO) Theo thống kê, có hàng nghìn vụ xâm hại tình dục trẻ em mỗi năm, trong đó có rất ít vụ việc được lên tiếng và có rất ít đối tượng bị đưa ra xử lý mạnh tay. Trước vấn nạn này, trong chiều 14/3, một buổi tọa đàm mang tên “Im lặng hay Lên tiếng” đã được các tổ chức dân sự hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em tổ chức tại Hà Nội.       

Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, từ 2010 - 2013, số vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện đã tăng gần gấp đôi (từ 867 vụ lên 1.544 vụ). Trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 em bị xâm hại tình dục, tức 8 giờ trôi qua sẽ có ít nhất một em bị xâm hại. Nhiều vụ xâm hại tình dục chưa được xử lý thỏa đáng, gia đình nạn nhân mong muốn đưa đối tượng ra vành móng ngựa để xử lý. Mới đây nhất vụ xâm hại tình dục đối với bé bé gái 8 tuổi ở Hoàng Mai (Hà Nội) và bé gái 7 tuổi ở Thủ Đức, TP.HCM là những trường hợp cụ thể.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Vân Anh - Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) cho rằng con số trên chỉ là con số báo cáo, còn trên thực tế ngoài xã hội có thể cao hơn vì nhiều gia đình ngại không dám đề cập đến sự việc.

[caption id="attachment_154124" align="aligncenter" width="700"]Báo Công luận Theo các chuyên gia, để giải quyết được tận gốc vấn nạn xâm hại tình dục ở trẻ em chúng ta cần sự chung tay, hợp lực của cả cộng đồng.[/caption]

Theo bà Nguyễn Vân Anh, các bậc cha mẹ cần chủ động trang bị kiến thức, sự nhạy cảm về giới để hướng dẫn con em của mình biết cách phòng tránh. Bên cạnh đó, bà Vân Anh khẳng định, việc xử lý các trường hợp xâm hại trẻ em cần thật nghiêm minh. "Một trẻ em Việt Nam hiện có 15 cơ quan, tổ chức có chức năng bảo vệ, nhưng khi một đứa trẻ bị cưỡng hiếp không biết gọi ai. Các cơ quan tổ chức hãy thôi đau xót chung chung mà hãy hành động" - bà Vân Anh chia sẻ.

Còn theo TS. Khuất Thu Hồng - Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển xã hội, ngoài yếu tố về luật pháp thì chính rào cản văn hóa, sự kỳ thị đối với các nạn nhân trong những vụ xâm hại tình dục đã khiến vấn nạn này ngày càng trở nên nghiêm trọng, phổ biến.

“Nền văn hóa của Việt Nam rất kỳ lạ khi đòi hỏi người con gái lúc kết hôn phải còn trinh nhưng lại im lặng khi đứa bé bị hiếp dâm. Chúng ta cần thay đổi điều đó. Nạn nhân và gia đình im lặng bởi vì nếu nói ra, họ sợ đứa bé đó sẽ không có tương lai. Nếu sự việc vỡ lở, có khi gia đình nạn nhân còn buộc phải rời khỏi quê hương để không còn ai nhớ đến họ hay nhắc lại chuyện đau lòng đó nữa” – TS. Khuất Thu Hồng trăn trở.

Cũng tại buổi tọa đàm, LS. Lê Văn Luân - người trợ giúp pháp lý cho cháu bé bị xâm hại ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho rằng, vẫn còn nhiều khoảng trống trong việc bảo vệ trẻ em. Theo ông Luân, luật pháp các nước trên thế giới phân hóa hành vi rất rõ ràng. Những hành động như nhắn tin nhạy cảm, động chạm một cách nhạy cảm vào thân thể trẻ em, gợi ý trẻ em quan hệ tình dục (sex), cho trẻ xem các truyện tranh đồi trụy... đã bị khởi tố. Thế nhưng ở Việt Nam, chúng ta lại chưa làm được điều này./.

Nguyễn Mạnh

Tin khác

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

(CLO) Ngày 24/4, Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025 (Ban Chỉ đạo tỉnh) họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, xem xét bổ sung một số dự án vào danh mục dự án trọng điểm của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì cuộc họp.

Đời sống
Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

(CLO) Tính đến tối 24/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 4 trong số 5 người chết và mất tích trong vụ chìm tàu kéo sà lan gần đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Đời sống
Lô Lô Chải - Ngôi làng cổ nơi địa đầu Tổ quốc và cách làm du lịch thông minh

Lô Lô Chải - Ngôi làng cổ nơi địa đầu Tổ quốc và cách làm du lịch thông minh

(CLO) Từ một ngôi làng nhỏ, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người Lô Lô, quanh năm sống nhờ vào nương rẫy, ấy vậy mà chỉ trong vài năm qua, Lô Lô Chải đã khoác lên mình một diện mạo thật khác. Lô Lô Chải phát triển vượt bậc về du lịch, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bà con nơi đây.

Đời sống