An toàn thực phẩm ở làng nghề: Cần định hướng từ gốc

Thứ năm, 17/05/2018 11:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Qua khảo sát, điều kiện sản xuất của nhiều hộ dân và nhiều làng nghề hết sức sơ sài, chưa bảo đảm một số tiêu chí về ATTP. Trong khi làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, tuy nhiên, quy mô sản xuất, kinh doanh còn nhỏ lẻ, tự phát.

Nỗi lo mất an toàn thực phẩm (ATTP) trở thành vấn đề đáng lo ngại. Việt Nam ước tính có hơn 400 nghìn cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, trong đó khoảng 90% có quy mô vừa và nhỏ (với một số lượng đáng kể ở quy mô hộ gia đình) và hơn 220 làng nghề sản xuất thực phẩm truyền thống.

 Những làng nghề ẩm thực truyền thống đã giữ gìn bản sắc văn hóa, làm phong phú thêm các món ăn ngon đặc sản, góp phần làm cho dịch vụ văn hóa - du lịch thêm hấp dẫn. 

Tuy nhiên trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm truyền thống đang tồn tại rất nhiều bất cập về vệ sinh thực phẩm. Một thực trạng đáng lo ngại về ATTP ở hầu khắp các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm. 

Một trong những nguyên nhân chủ yếu được cho là đến từ phương thức sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát còn rất phổ biến hiện nay. Điều này không chỉ tác động tới sản xuất, kinh doanh của các làng nghề về lâu dài trong bối cảnh cạnh tranh thị trường ngày một lớn, mà nghiêm trọng hơn là những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn sức khỏe đối với người dân. 

Không chỉ mang lại giá trị kinh tế lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Tuy nhiên, để phát triển bền vững các làng nghề, công tác bảo đảm ATTP rất cần được chú trọng.

Cùng với các ưu điểm của thực phẩm truyền thống tại các làng nghề, chúng ta cần hạn chế các vi phạm về vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở thuộc các làng nghề vì chủng loại và số lượng các thực phẩm truyền thống lưu thông và được sử dụng thường xuyên không phải là ít.

Báo Công luận
 Việc đảm bảo VSATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm là điều kiện tất yếu để bảo vệ uy tín và thương hiệu cho các làng nghề. Ảnh minh họa.

Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách khuyến khích tạo điều kiện phát triển các làng nghề truyền thống như các chính sách ưu đãi về thuế, cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước), chính sách vay vốn nâng cấp trang thiết bị, v.v; ban hành và phổ biến các quy định đặc thù, khả thi về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, vốn là đặc trưng của các làng nghề; khuyến khích áp dụng các phương pháp quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm như: thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP); xây dựng và phát triển các mô hình điểm làng nghề sản xuất thực phẩm truyền thống tiên tiến; thường xuyên thanh tra và xử phạt nghiêm các vi phạm... 

Về phía các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm truyền thống phải nghiêm túc, tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm về vệ sinh cơ sở, dụng cụ, nguyên liệu, nguồn nước chế biến, tham gia các lớp tập huấn kiến thức vệ sinh thực phẩm, giám sát thực hành vệ sinh cá nhân tốt của người lao động; không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm và lương tâm đối với người tiêu dùng, những người đã mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân và gia đình họ. 

Việc đảm bảo VSATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm là điều kiện tất yếu để bảo vệ uy tín và thương hiệu cho các làng nghề. 

Thời gian tới, cùng các cơ quan chức năng, Hiệp hội Làng nghề tỉnh sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức thực hiện quy định về bảo đảm VSATTP cho các làng nghề, từ đó, góp phần giúp đưa sản phẩm làng nghề tiêu thụ tại những thị trường lớn, khắt khe hơn… 

Ngân sách hiện rất hạn chế, do đó, các địa phương cần tập trung nghiên cứu phương thức đầu tư, hỗ trợ phù hợp nhằm giúp các cơ sở từng bước cải thiện điều kiện sản xuất, kinh doanh. Lồng ghép các đề án phát triển làng nghề với các dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Để nâng cao hơn nữa công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ATTP tại các làng nghề, các địa phương tăng cần cường công tác thanh tra, kiểm tra, gắn với hậu kiểm, đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. 

Đồng thời, xử lý nghiêm các vi phạm dù là nhỏ nhất, bởi chỉ có như vậy mới tạo nên sức răn đe, chế tài đủ nặng, ngăn ngừa các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn. 

Cùng với đó là đẩy mạnh hỗ trợ các cơ sở thực hiện hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định số 15 của Chính phủ. 

Hy vọng trong tương lai không xa, người tiêu dùng sẽ được thưởng thức các đặc sản truyền thống không chỉ ngon miệng, hấp dẫn mà còn yên tâm về bảo đảm vệ sinh và an toàn đến sức khỏe./.

Huyền Thu

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe