Bảo hiểm y tế toàn dân - chung tay vì sức khoẻ cộng đồng

Thứ sáu, 30/06/2017 22:28 PM - 0 Trả lời

Nhân dịp Kỷ niệm ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam 1/7, tối ngày 30/6, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXHVN) và Bộ Y tế phối hợp tổ chức chương trình "Bảo hiểm y tế toàn dân - Chung tay vì sức khỏe cộng đồng".

(CLO) Nhân dịp Kỷ niệm ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam 1/7, tối ngày, 30/6, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXHVN) và Bộ Y tế phối hợp tổ chức chương trình "Bảo hiểm y tế toàn dân - Chung tay vì sức khỏe cộng đồng". Tham dự chương trình có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Vũ Đức Đam, Uỷ viên TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế ; Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; đại diện các Ban, Bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể Trung ương và Thành phố Hà Nội; đại diện Sở Y tế, cơ quan BHXH và một số bệnh viện thuộc 14 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; đại diện cộng đồng bệnh nhân BHYT; đại diện một số doanh nghiệp. Phát biểu khai mạc buổi lễ,  bà Nguyễn Thị Minh, Tổng giám đốc BHXHVN cho hay,Chương trình “Bảo hiểm y tế toàn dân- Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” là sự kiện truyền thông có ý nghĩa quan trọng để tuyên truyền sâu, rộng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò trụ cột của Bảo hiểm y tế (BHYT) trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Sau 8 năm thực hiện Luật BHYT, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tính đến nay, cả nước đã có trên 76 triệu người tham gia BHYT và 6 tháng đầu năm 2017 cũng đã có khoảng trên 75 triệu lượt người KCB được quỹ BHYT chi trả. Kèm theo đó, chúng ta cũng nâng cao được nhận thức của nhân dân và trách nhiệm của các cấp, các ngành; công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT có những chuyển biến rõ nét;mở rộng được các nhóm đối tượng tham gia BHYT; cải thiện chất lượng khám chữa bệnh BHYT; nhiều dịch vụ y tế kỹ thuật cao với mức chi phí lớn đã được Quỹ BHYT chi trả. [caption id="attachment_170826" align="aligncenter" width="600"]Báo Công luận Bà Nguyễn Thị Minh, Tổng giám đốc BHXHVN[/caption] Trong suốt những năm qua, hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy ngày càng được hoàn thiện, nhờ đó mà số người tham gia BHYT tăng nhanh từ 5,6% dân số năm 1993 lên 63,7% vào năm 2011 và đến nay đã đạt trên 82%. Những đối tượng đặc biệt như người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi và nhiều đối tượng đặc thù khác đã được Nhà nước hỗ trợ trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế. "Theo kế hoạch phát triển BHYT toàn dân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, cả nước sẽ có trên 90% dân số tham gia BHYT. Để đạt mục tiêu này, BHXH Việt Nam chú trọng phát triển đối tượng tham gia BHYT, đồng thời với việc mở rộng mạng lưới đại lý thu. Hiện nay, cơ quan BHXH đã ký với gần 9.900 tổ chức gồm 33.000 nhân viên tại 28.000 điểm thu trải khắp cả nước để người dân dễ dàng tiếp cận.Bên cạnh đó, ngành BHXH cũng đã chủ động đổi mới hình thức nội dung tuyên truyền để cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và mọi người dân hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, về quyền lợi của mỗi người khi tham gia BHYT".Tổng giám đốc BHXHVN Nguyễn Thị Minh nói " Phát huy truyền thống “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng. Thông qua Chương trình, chúng tôi kêu gọi sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là của các doanh nghiệp chung tay đóng góp, hỗ trợ phần kinh phí còn lại (30% mệnh giá thẻ BHYT chưa được Nhà nước hỗ trợ) để mua thẻ BHYT cho người dân thuộc hộ cận nghèo, giúp họ được chăm sóc sức khỏe theo chế độ BHYT, phòng tránh được bẫy nghèo y tế do ốm đau, bệnh tật." Tổng giám đốc BHXHVN Nguyễn Thị Minh kêu gọi phát động chương trình. [caption id="attachment_170764" align="aligncenter" width="600"]Báo Công luận Bộ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Kim Tiến phát biểu trong chương trình.[/caption] Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Kim Tiến cũng phấn khởi khi BHXHVN đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong những năm vừa qua. Đặc biệt nhấn mạnh,BHYT là một chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn và rất ưu việt của Đảng và nhà nước ta. Sau 25 năm thực hiện, BHYT đã từng bước phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng,đồng thời khẳng định tính đúng đắn trong việc lựa chọn chính sách tài chính y tế thông qua BHYT, tạo nguồn tài chính vững chắc theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cùng với những nỗ lực của ngành y tế trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đổi mới toàn diện phong cách, thái độ phục vụ, phương thức quản lý bệnh viện, điều chỉnh giá dịch vụ y tế, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh, tới nay, sự nghiệp BHYT đã đạt được những kết quả rất quan trọng.Cụ thể; Một là, tỷ lệ bao phủ BHYT gia tăng nhanh chóng: Năm 2016 đã có 81,8% dân số tham gia BHYT, vượt 2,8 % so với chỉ tiêu Chính phủ giao. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho nhiều nhóm đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế trong xã hội tham gia BHYT như người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người cận nghèo. Hai là, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao: Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà Nước, Bộ Y tế đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Các đề án giảm tải bệnh viện, đề án bệnh viện vệ tinh, đề án y tế cơ sở, các quy định về cải các thủ tục hành chính, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, đổi mới thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh, đảm bảo môi trường y tế xanh - sạch - đẹp đã và đang phát huy hiệu quả; bước đầu giải quyết tình trạng quá tải,
chất lượng khám chữa bệnh cải thiện rõ rệt, quyền lợi của người tham gia BHYT được bảo đảm theo quy định. Ba là, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ trên cơ sở định hướng tài chính y tế chuyển dần từ cơ chế cấp ngân sách cho cơ sở khám chữa bệnh sang việc hỗ trợ người dân tham gia BHYT đã góp phần đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT. Quỹ BHYT là nguồn tài chính cơ bản cho hoạt động KCB, đóng góp vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ y tế. Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế còn góp phần đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT do không phải chi trả các khoản chi mà trước đây chưa được tính vào giá.Tỷ lệ chi trả chi phí y tế từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ đã giảm từ 49% năm 2012 xuống còn khoảng 41% năm 2016. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe Bốn là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB, giám định và thanh toán chi phí được triển khai mạnh mẽ tại tất cả các cơ sở y tế thuộc các tuyến. Tới hết quý I/2017, gần 95 % cơ sở đã thực hiện liên thông dữ liệu giữa cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH. “Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT là một bước tiến quan trọng trọng việc quản lý cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, đảm bảo công khai, minh bạch, góp phần quản lý, sử dụng quỹ BHYT hiệu quả.” Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến khẳng định Tại buổi lễ, trong bài phát biểu của mình Thủ tướng  Nguyễn Xuân Phúc nhận định: Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng mang tính nhân văn sâu sắc. Nó vừa là một trụ cột cơ bản của chính sách tài chính y tế quốc gia vừa là một trụ cột trong tổng thể chính sách an sinh xã hội với bản chất của một phương thức chia sẻ, tương trợ lẫn nhau trong xã hội tiến bộ, giúp người dân khắc phục những rủi ro bệnh tật và giảm gánh nặng về chi phí khám, chữa bệnh.   [caption id="attachment_170765" align="aligncenter" width="600"]Báo Công luận "Mặc dù có rất nhiều nỗ lực, nhưng hiện nay chúng ta vẫn còn gần 20 triệu người dân chưa tham gia BHYT, trong đó có không ít người yếu thế, gặp khó khăn trong cuộc sống" Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội mua và tặng thẻ BHYT cho những người gặp khó khăn, giúp họ có chỗ dựa khi ốm đau, bệnh tật.[/caption] Việt Nam là một trong những nước đi đầu thế giới về việc triển khai bảo hiểm y tế toàn dân, hướng tới mục tiêu xây dựng nền y tế công bằng, đảm bảo an xinh xã hội. Cũng theo đó, quyền lợi của người có thẻ BHYT ngày càng được mở rộng và bảo đảm; chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT ngày càng được nâng cao, số lượt khám chữa bệnh bằng BHYT tăng hàng năm. "Mặc dù đạt được những thành tích đáng khích lệ nhưng BHXHVN vẫn gặp phải nhiều khó khăn., hạn chế và thách thức: “Nhận thức về vai trò của bảo hiểm y tế nhiều nơi còn chưa đầy đủ ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của nhiều cấp ủy, chính quyền còn thiếu quyết liệt; hiệu quả công tác truyền thông về BHYT còn chưa cao; các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm chính sách BHYT cho người lao động.; thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ y tế và thủ tục hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí bằng BHYT còn gây phiền hà, bức xúc cho người bệnh; phối hợp liên ngành trong công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHYT chưa tốt; tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT chưa được khắc phục gây bức xúc dư luận”.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Mặc dù có rất nhiều nỗ lực, nhưng hiện nay chúng ta vẫn còn gần 20 triệu người dân chưa tham gia BHYT, trong đó có không ít người yếu thế, gặp khó khăn trong cuộc sống" Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội mua và tặng thẻ BHYT cho những người gặp khó khăn, giúp họ có chỗ dựa khi ốm đau, bệnh tật. [caption id="attachment_170766" align="aligncenter" width="993"]Báo Công luận Trao đổi giữa lãnh đạo chính phủ, bác sĩ đầu ngành và bệnh nhân đang được hưởng lợi ích từ BHYT[/caption] Nhân chương trình  này cũng là dịp để những người đã và đang tham gia BHYT có dịp được trao đổi với các lãnh đạo cấp cao, chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của mình, từ đó mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa từ Đảng và nhà nước nhằm cải thiện chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao an sinh xã hội. Theo ông Nguyễn Văn Tiên - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội thì BHYT là một sự tiến bộ trong văn minh loài người. Tại các quốc gia phát triển, tỷ lệ dân số tham gia BHYT và BHXH gần như đạt 100%. BHXH cũng được coi là một công cụ chống nghèo hoá, thúc đẩy phát triển khi đảm bảo được đời sống cho nhân dân, tạo nên sự công bằng trong xã hội. Tại Việt Nam thường xuyên có các cuộc giải cứu, ví dụ mới đây nhất là công cuộc giải cứu thịt heo..., thế nhưng lại chưa hề có một cuộc giải cứu y tế nào. Điều này chính là nhờ vào chính sách BHXH phát triển của chúng ta, dù cho mức chi không cao nhưng lại hiệu quả. Anh Cao Thanh Lịch, bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng Hemophilli và đang được điều trị tại Viện truyền máu huyết học TW, thì nhờ có bảo hiểm mà cuộc sống của anh mới được đảm bảo. Vì chứng bệnh bẩm sinh nên anh đang được điều trị chuyên khoa từ 13 năm nay. Với một người kiếm sống bằng nghề tự do như anh, việc khám chữa bằng BHYT đã mang lại cho anh cơ hội được sống tới thời điểm này, giảm đi gánh nặng về kinh tế, an tâm điều trị. Chỉ tính riêng trong năm 2016, BHYT đã chi trả cho anh 1,1 tỷ đồng tiền khám chữa bệnh. Tầm quan trọng của BHYT là vậy, tuy nhiên vẫn cón đó những vướng mắc khó khăn, ông Nguyễn Đức Hoà, Phó Giám đốc phụ trách BHXH Thành phố Hà Nội cho hay, những khó khăn trong việc tăng tỷ lệ người dân tham gia BHYT tới từ nhiều lý do khác nhau. "Lý do thứ nhất, khó khăn về phát triển đối tượng tham gia BHYT. Đến nay, tỉ lệ bao phủ BHYT của Hà Nội đã đạt 81,4% dân số toàn Thành phố. Gần khoảng 19% dân số còn lại của Thành phố chưa có thẻ BHYT chủ yếu thuộc hộ gia đình nông nghiệp có mức sống trung bình, hoặc cư dân thành thị lao động tự do, có thu nhập không ổn định. Thứ hai, tình trạng trốn đóng, chậm đóng BHYT của một số chủ sử dụng lao động vẫn xảy ra khá phổ biến đã ảnh hưởng đến quyền lợi BHYT của người lao động. Thứ ba, đó là chất lượng dịch vụ y tế của tuyến y tế cơ sở chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu KCB của người dân nên chưa thu hút được người dân đến với BHYT nếu không phải là các nhóm được nhà nước hỗ trợ đóng BHYT 100%;. Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT thời gian vừa qua đã được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền thành phố, sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan BHXH thành phố, ngành y tế và các cơ quan liên quan nhưng để đạt được hiệu quả tuyên truyền, thay đổi nhận thức về BHYT của cả cộng đồng thì cũng cần có thêm thời gian chứ không thể một sớm, một chiều…" Nhân dịp này, trong khuôn khổ của cương trình, đại diện BHXH Việt Nam trao tặng 1,5 tỷ đồng, là tiền do công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành BHXH ủng hộ một ngày lương để hỗ trợ kinh phí cho người cận nghèo tham gia BHYT./.

Hoàng Việt

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe