Cần quyết tâm đủ mạnh, kiên trì đủ lâu

Thứ năm, 14/12/2017 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chính sách về BHXH, BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số là bài toán không dễ của BHXH Việt Nam. Đối với các tỉnh miền núi có số đông đồng bào dân tộc thiểu số, BHXH luôn xác định, ngoài những chính sách hỗ trợ thiết thực thì công tác tuyên truyền, vận động, hướng tới sự hài lòng của người thụ hưởng chính sách góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương là công việc thường xuyên, liên tục và kiên trì.

Chú trọng tuyên truyền, vận động

Có thể nói rằng, trong những năm qua, trong lĩnh vực BHXH, BHYT đã có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về mức đóng, hình thức đóng và mức thụ hưởng được Nhà nước ban hành. Đây được xem là một trong những giải pháp cơ bản nhất bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần ổn định chính trị - xã hội. Tuy nhiên, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình... ở khu vực miền núi vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân quan trọng là do người dân chủ yếu làm nông nghiệp, không có việc làm thường xuyên, thu nhập thấp, không ổn định, một nguyên nhân nữa là do địa bàn chủ yếu là người dân tộc thiểu số nhận thức còn hạn chế cho nên gặp nhiều khó khăn trong tuyên truyền, vận động. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; mới chỉ tập trung vào đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và đối tượng tham gia BHYT được Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng; chưa phát huy hết vai trò của các tổ chức chính trị ở thôn, làng, tổ dân phố trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo hiểm.

Một trong những đơn vị BHXH ở địa phương nhờ áp dụng các phương pháp tuyên truyền mới đã đạt được những kết quả khả quan trong thời gian vừa qua đó là BHXH tỉnh Cao Bằng. Là một tỉnh miền núi biên giới, dân số chủ yếu là các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao... sử dụng ngôn ngữ riêng, mật độ dân cư phân bố mỏng trên khắp địa bàn, nên còn hạn chế trong việc tiếp cận thông tin trên phương tiện truyền thông và gây không ít khó khăn cho đội ngũ viên chức thực hiện tuyên truyền tại địa phương. 

Nhận thức được những khó khăn và tồn tại đó, BHXH tỉnh Cao Bằng đã đặt công tác tuyên truyền làm hoạt động trọng tâm và triển khai thực hiện một số hoạt động tuyên truyền cụ thể: Phối hợp với các đoàn thể tỉnh tổ chức hội nghị thông tin, đối thoại, phổ biến chính sách BHXH, BHYT, BHTN; thực hiện các chuyên mục, phóng sự, đối thoại, bình luận được phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, chuyển thể sang tiếng Tày, Mông, Dao để phát trên sóng phát thanh nhằm hướng tới các đối tượng là bà con dân tộc thiểu số; Treo băng rôn, khẩu hiệu, tranh cổ động, tờ rơi và áp phích tới người lao động và người dân trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền về các chính sách BHXH, BHYT với 04 thứ tiếng (Kinh, Tày, Mông, Dao) để phát trên hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn và các khu dân cư; tranh thủ thời gian buổi tối để thực hiện tuyên truyền chính sách tới từng khu dân cư, sử dụng tiếng dân tộc để truyền tải nội dung tuyên truyền tới người dân cho phù hợp. BHXH tỉnh cũng chú trọng tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên mạnh cả về số lượng và đảm bảo về chất lượng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu tâm lý, tập quán, ngôn ngữ dân tộc. 

Đặc biệt, BHXH tỉnh còn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền miệng và dùng tiếng dân tộc phù hợp với thực tế tại địa phương để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao hơn. Tiến hành phân vùng đối tượng, tập trung vào từng nhóm đối tượng được phân vùng, từng khu vực. Không làm dàn trải khi thực hiện các hoạt động tuyên truyền; áp dụng hình thức tuyên truyền nhiều bước, đi từ tuyên truyền trực tiếp để thay đổi nhận thức, tuyên truyền trực quan ở nơi công cộng, đến tuyên truyền trực tiếp với người dân. Nhờ thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH, BHYT nên đến nay BHXH tỉnh chưa nhận được bất kỳ đơn thư khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến việc giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT.

 

Báo Công luận
Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình... ở khu vực miền núi vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 

Coi trọng “tiếng nói” của các già làng, trưởng bản

Đây là giải pháp hữu hiệu mà BHXH các tỉnh dân tộc Tây Nguyên thực hiện. Việc huy động đội ngũ người có uy tín hưởng ứng, tham gia công tác tuyên truyền BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình là rất hiệu quả. Trưởng ban Dân tộc tỉnh Đắc Lắc Y Ring Aởng cũng cho biết, năm 2017, tỉnh Đắc Lắc có 1.018 người có uy tín đã được UBND tỉnh công nhận tại Quyết định số 584/UBND ngày 14-3/2017. Đội ngũ già làng, trưởng buôn, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số luôn gương mẫu phát huy vai trò, vị trí và uy tín của mình trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có chính sách BHXH, BHYT, nhất là BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình.

Đồng quan điểm này, Giám đốc BHXH tỉnh Kon Tum Trần Văn Lực cho rằng, để làm tốt nhiệm vụ này, cơ quan BHXH mở rộng hệ thống Đại lý thu BHXH, BHYT; nâng cao hiểu biết về chính sách BHXH, BHYT, cần đào tạo kỹ năng tuyên truyền, vận động, tiếp cận cho đại lý thu; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện. Đặc biệt, phải coi trọngtiếng nói” của các già làng, trưởng bản, bởi họ là những người có uy tín tại các thôn làng, địa phương, tác động rất mạnh đến nhận thức và niềm tin đối với người dân... 

Còn Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn cho rằng, để chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đi vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc khu vực Tây Nguyên, góp phần tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT, thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã hội thì việc tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đến đồng bào dân tộc, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tổ chức thực hiện; đưa chỉ số phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của địa phương bảo đảm tính ổn định, bền vững...

Cũng là một trong những đơn vị có số đông đồng bào dân tộc thiểu số, BHXH tỉnh Yên Bái đã có cách làm hay, hiệu quả bằng việc giám sát chặt chẽ công tác chi trả chế độ BHXH. Theo báo cáo BHXH tỉnh Yên Bái, hiện nay toàn tỉnh có 37.348 lượt đối tượng thụ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, với số tiền chi trả mỗi tháng trên 119 tỷ đồng. 5 tháng đầu năm 2017 này BHXH tỉnh đã chi trên 597 tỷ đồng cho đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Riêng bảo hiểm thất nghiệp đã chi trả cho 564 người, với số tiền trên 1 tỷ đồng. Qua kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và trợ cấp BH thất nghiệp cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhìn chung được thực hiện đúng quy trình, bảo đảm khách quan, đúng chế độ, đúng đối tượng. Các bước xét duyệt, lập danh sách hàng tháng được thực hiện chặt chẽ, từng hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết đúng quy trình, đúng quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn của Ngành.

Đặc biệt việc thực hiện chi trả cho các đối tượng thụ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được cơ quan BHXH phối hợp với ngành Bưu điện tiến hành đối chiếu thường xuyên, tổ chức kịp thời in danh sách và chi trả ngay từ ngày đầu của tháng (chậm nhất ngày mùng 5 hàng tháng) đã hoàn thành việc chi trả cho đối tượng, do vậy đã nhận được sự hài lòng của người dân. Ngoài việc chi trả các chế độ thường xuyên, BHXH tỉnh Yên Bái đã tập trung giải quyết tốt các chế độ ngắn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức); chế độ BHXH một lần và các hồ sơ khác về điều chỉnh, di chuyển; trả lời dứt điểm các đơn thư của người dân hỏi về chế độ chính sách BHXH, BHTN...

Như vậy, cùng là những đơn vị có điều kiện kinh tế khó khăn, có số đông đồng bào dân tộc thiểu số nhưng với cách làm hay, sáng tạo và đúng cách, BHXH ở một số tỉnh như khu vực Tây Nguyên, Cao Bằng, Yên Bái đã từng bước khắc phục những khó khăn bằng việc chú trọng tuyên truyền, giảm thủ tục hành chính rườm rà, giúp người dân dễ dàng hơn khi tiếp cận BHXH, BHYT, tăng cường công tác an sinh xã hội.❏

Bảo Minh

 

Tin khác

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

(CLO) Với mục tiêu đổi mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ người dân, Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn y tế quốc tế ISO 15189 cho Khoa Xét nghiệm.

Sức khỏe
Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

(CLO) Thời gian vừa qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai đấu thầu mua sắm với 252 danh mục, trong đó đã lựa chọn được 218 danh mục trúng thầu còn 32 danh mục không trúng thầu.

Sức khỏe
Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

(CLO) Sở Du lịch Đà Nẵng gửi thư cảm ơn, tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng bệnh viện Bạch Mai cấp cứu kịp thời, cứu sống nam du khách người Ấn Độ.

Sức khỏe
Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe