Tăng tuổi hưu: Áp lực hài hòa lợi ích của người lao động và quỹ bảo hiểm

Thứ năm, 26/04/2018 17:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60 tuổi, nam lên 62 tuổi, lý do là khi dân số già hóa nhanh, quỹ hưu trí nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần. Trong khi đó, theo các chuyên gia, việc tăng tuổi hưu đa số lại rơi vào khu vực Nhà nước.

Hiện nay, với tốc độ già hóa dân số, tuổi thọ và sức khỏe người dân tăng, Quỹ Bảo hiểm xã hội nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần, nên việc tăng tuổi nghỉ hưu là cấp thiết. Thực tế, hiện tuổi nghỉ hưu bình quân của Việt Nam là 54,2 tuổi (đa số nghỉ hưu trước tuổi). Cụ thể, theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, số người nghỉ hưu bình quân ở nước ta năm 2014 là 54,17 tuổi; có những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì tuổi nghỉ hưu bình quân chỉ khoảng 43 tuổi. 

Một số nước có chính sách BHXH phát triển như Nhật Bản 70 tuổi, Anh là 67 tuổi, Canada là 65 tuổi. Trong khi tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng tăng, tuổi thọ bình quân năm 2009 là 72,8 tuổi, đến nay là 73 tuổi đối với nam, 75 tuổi đối với nữ. Theo dự thảo báo cáo Chính phủ của Bộ Tài chính, tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam thấp so với thế giới. Bình quân người Việt nghỉ hưu lúc 54 tuổi, trong khi tuổi hưu của Nhật Bản 70 tuổi, Anh và Đức 67 tuổi, Pháp 62 tuổi... 

Cùng với đó, tuổi thọ người Việt ngày càng tăng, thời gian hưởng lương hưu kéo dài. Từ phân tích trên và một số nguyên nhân khác, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu tăng tuổi nghỉ hưu, để đảm bảo an toàn Quỹ BHXH. Vì Quỹ BHXH đang có nguy cơ mất cân đối trong dài hạn. Theo thống kê của BHXH Việt Nam, bình quân người tham gia BHXH đóng góp trong 28 năm với tỉ lệ 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất, trong khi hưởng lương hưu bình quân 25 năm với tỉ lệ hưởng bình quân 70,1%. Bên cạnh đó, tỉ lệ hưởng lương hưu trên số năm đóng góp ở Việt Nam là khá cao, mức tối đa là 75% cho 30 năm đóng góp đối với nam và 25 năm đóng góp với nữ, tương ứng tỉ lệ tích lũy 2,5%/năm đối với nam và 3%/năm đối với nữ. 

Báo Công luận
Ảnh minh hoạ 

Sau khi điều chỉnh tỉ lệ này theo Luật BHXH năm 2014 thì tỉ lệ tích lũy còn 2,14%/năm đối với nam và 2,5%/năm đối với nữ, vẫn cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Cùng với đó, điều kiện về thời gian tối thiểu được hưởng lương hưu quá chặt chẽ, trong khi điều kiện hưởng BHXH một lần khá dễ dàng, dẫn đến số người đang tham gia rời hệ thống BHXH trước tuổi nghỉ hưu khá lớn. 

Theo quy định của Luật BHXH, điều kiện thời gian tối thiểu tham gia BHXH để có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí là đủ 20 năm. Điều này dẫn đến nhiều người không tích lũy đủ số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu. Báo cáo Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra 6 lý do viện dẫn cho đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. Như Quỹ BHXH cho hưu trí và tử tuất sẽ mất cân đối trong tương lai (dự kiến từ năm 2034). 

Khi đó, ngân sách Nhà nước phải bù đắp. “Đây là lý do quan trọng nhất để đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu”, Bộ LĐ-TB&XH khẳng định. Còn giải pháp tăng mức đóng BHXH, giảm lương hưu sẽ khiến cạnh tranh của doanh nghiệp giảm, người nghỉ hưu cũng khó khăn hơn. Việc mở rộng người tham gia BHXH, quản lý chặt quỹ, giảm trốn, chậm đóng… Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, cũng chỉ kéo dài cân đối Quỹ BHXH thêm 1 - 2 năm. Trong một nghiên cứu công bố mới đây, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng đưa ra tính toán, nếu Việt Nam không sớm thực hiện cải cách, quỹ hưu trí sẽ bị thâm hụt vào năm 2034. 

Khi đó, tất cả người lao động nam dưới 40 tuổi và nữ dưới 35 tuổi sẽ không nhận được bất kỳ đồng lương nào sau khi nghỉ hưu, nếu Chính phủ không dùng khoản lớn ngân sách để bù đắp. Tuy nhiên, nếu tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ LĐ-TB&XH đánh giá, quỹ lương của khu vực nhà nước có thể tăng lên, do người có thâm niên công tác sẽ phải trả lương cao hơn. Đổi lại, ngân sách sẽ tăng thu, bởi người lao động lớn tuổi có thu nhập cao vẫn tiếp tục đóng thuế. Hiện mỗi năm vẫn có thêm 1 triệu lao động mới tham gia thị trường, chưa kể số lao động còn thất nghiệp cần việc làm. Đặc biệt, cách mạng công nghiệp 4.0, lao động chân tay bị thay thế bởi máy móc, áp lực việc làm mới càng lớn hơn. Việc tăng thời gian làm việc thêm 3-4 tháng mỗi năm nhằm đánh giá tác động, nếu có bất cập còn kịp thời sửa đổi. 

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, cơ quan này vẫn bảo lưu quan điểm, nếu tăng tuổi hưu phải xem xét từng ngành nghề, lĩnh vực, không thể tăng đồng loạt. Theo đó, giải pháp tăng tuổi hưu chỉ nên áp dụng với khu vực lao động gián tiếp, đơn vị hành chính, sự nghiệp công, còn khu vực lao động trực tiếp (công nhân) không thể tăng. “Với công nhân, tuổi nghỉ hưu phải theo điều kiện làm việc, sức khỏe người LĐ. Nước khác họ tăng tuổi hưu nhưng người LĐ làm việc trong môi trường tự động hóa cao, còn người LĐ Việt Nam chủ yếu làm chân tay, cơ bắp. 

Thậm chí, LĐ trong khu vực dệt may, da giày, thủy sản tới 33-35 tuổi là chủ sử dụng tìm cách sa thải, đâu làm được tới lúc nghỉ hưu”, ông Chính nói. Hay trong khu vực sự nghiệp công, ví như giáo viên dạy mầm non, hoặc tiểu học, theo ông Chính, họ cũng không đủ sức khỏe để dạy tới 60 tuổi. Thực tế hiện đã có một số trường hợp tăng tuổi nghỉ hưu, như giáo sư, bác sĩ có thể làm thêm 5 năm so với tuổi nghỉ hưu hiện nay. Trong khi đó, khu vực LĐ trực tiếp, như thủy sản, dệt may... chỉ làm được tới 40 tuổi là phải chuyển đổi nghề. Việc tăng tuổi nghỉ hưu vẫn loanh quanh trong khu vực hành chính. 

Còn khu vực lao động trực tiếp chỉ một số có tay nghề, vị trí công việc chủ yếu quản lý mới mong tăng tuổi nghỉ hưu, còn đa số vẫn muốn nghỉ sớm. Chính sách tuổi hưu nên theo hướng mềm, ai nghỉ sớm chỉ được nhận lương hưu thấp, ai muốn có lương hưu cao phải làm tới tuổi theo quy định. Ông Nuno Meira Simoes Cunha, chuyên gia về an sinh xã hội của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng, để đảm bảo an toàn Quỹ BHXH, mỗi quốc gia có giải pháp riêng của mình. Như có thể tăng tỷ lệ đóng bảo BHXH hoặc tăng thuế, giảm lợi ích hưởng, và tăng tuổi nghỉ hưu. 

Tăng tuổi nghỉ hưu không dễ thực hiện, nhưng vẫn dễ hơn việc giảm mức trợ cấp, tăng mức đóng BHXH. "Không nước nào thích phương án tăng tuổi nghỉ hưu. Nên nếu làm Việt Nam phải thực hiện việc này một cách từ từ", ông Nuno nói. Để đảm bảo ổn định Quỹ BHXH, chỉ còn con đường tăng tuổi nghỉ hưu, khi mức đóng bảo hiểm hiện so với lương đã không phải thấp. Tuy vậy, áp lực tăng tuổi nghỉ hưu lên việc làm sẽ rất lớn, khi nhiều người ở lại làm việc, nhưng số việc làm mới không đủ cho những LĐ mới tham gia thị trường hằng năm, sẽ dẫn tới tình trạng thất nghiệp diện rộng. 

Huyền Thu


Tin khác

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

(CLO) Với mục tiêu đổi mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ người dân, Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn y tế quốc tế ISO 15189 cho Khoa Xét nghiệm.

Sức khỏe
Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

(CLO) Thời gian vừa qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai đấu thầu mua sắm với 252 danh mục, trong đó đã lựa chọn được 218 danh mục trúng thầu còn 32 danh mục không trúng thầu.

Sức khỏe
Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

(CLO) Sở Du lịch Đà Nẵng gửi thư cảm ơn, tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng bệnh viện Bạch Mai cấp cứu kịp thời, cứu sống nam du khách người Ấn Độ.

Sức khỏe
Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe