“Thả cá về với nước”

Thứ sáu, 09/06/2017 15:42 PM - 0 Trả lời

Trị liệu cho trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý cần lưu ý đến việc tạo cho trẻ được hòa nhập cộng đồng hiệu quả nhất, ví như “Thả cá về với nước”. Nghĩa là, cần đặt trẻ vào đúng môi trường, kết hợp can thiệp tại chỗ.

(CLO) Trị liệu cho trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý cần lưu ý đến việc tạo cho trẻ được hòa nhập cộng đồng hiệu quả nhất, ví như “Thả cá về với nước”. Nghĩa là, cần đặt trẻ vào đúng môi trường, kết hợp can thiệp tại chỗ. [caption id="attachment_167347" align="aligncenter" width="800"]Báo Công luận bác sĩ Lê Công Thiện đang tư vấn cho cha mẹ có con bị TĐGCY. Ảnh: LH[/caption] Đó là khuyến cáo của bác sĩ Lê Công Thiện, Phó trưởng Bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y Hà Nội, Trưởng phòng điều trị Tâm thần trẻ em - Viện Sức khỏe Tâm thần - BV Bạch Mai. Bác sĩ Thiện cho biết: Thực tế nhiều cha mẹ có con mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (TĐGCY) đôi khi không thừa nhận con mình đang bị bệnh mà cho rằng con quá nghịch ngợm hoặc bướng bỉnh… Do vậy, trẻ không được điều trị theo phương pháp thích hợp và dẫn tới kết quả xấu. Ông đánh giá thế nào về tình trạng trẻ mắc bệnh TĐGCY hiện nay ở nước ta? Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 3-5% các cháu đến tuổi học đường mắc TĐGCY. Việt Nam hiện chưa có con số thống kê trên toàn quốc. Tuy nhiên, thực tế số trẻ đến khám ngày càng nhiều. Số bệnh nhân mới được phát hiện có lẽ cũng tương đồng với các nước, do sự quan tâm và hiểu biết của cộng đồng tốt hơn nhờ công tác truyền thông hiệu quả. Ngoài bố mẹ thì giáo viên đã quan tâm nhiều hơn đến các cháu nên số cháu được phát hiện bệnh và chuyển đến chúng tôi điều trị nhiều hơn. Để nhận biết đứa trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý cần dựa vào dấu hiệu nào thưa bác sĩ? Khi trẻ đến tuổi đi học mẫu giáo và bước vào bậc tiểu học, giáo viên phát hiện thấy trẻ thiếu tập trung, hay mơ màng, không tuân theo chỉ dẫn hoặc không chú ý lắng nghe mỗi khi chỉ dẫn; thường nói nhiều hoặc bộp chộp, cắt ngang hoặc xen vào cuộc nói chuyện hoặc trò chơi của người khác, thậm chí hay đánh bạn, vi phạm kỷ luật… Hoặc dấu hiệu bệnh bộc lộ rõ qua việc học hành thiếu tập trung và kết quả học tập giảm sút qua những bài kiểm tra, thi cử. Khi ấy giáo viên thường là người phát hiện đầu tiên và yêu cầu phụ huynh đưa con đi khám mới phát hiện ra con mắc chứng rối loạn TĐGCY. Khi trẻ mắc bệnh này, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Trẻ bị TĐGCY có thể phải đối mặt với những khó khăn trong học tập cũng như xây dựng các mối quan hệ. Thông thường, trẻ mắc bệnh này còn kèm theo các vấn đề khác như: trầm cảm, tự kỷ, rối loạn hành vi... Các triệu chứng TĐGCY của bệnh vẫn có thể tồn tại đến giai đoạn trưởng thành. Như vậy, người lớn cũng có tăng động giảm chú ý chứ không phải chỉ có ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ khó khăn trong tiếp nhận kiến thức và trong giao tiếp, trẻ sẽ có các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu… Đặc biệt, trẻ có nguy cơ cao trở nên lạm dụng nghiện chất cũng như các hành vi phạm tội khác. Là bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, khám và điều trị tâm thần nhi và vị thành niên, ông cho biết quá trình điều trị bệnh lý này như thế nào? Trẻ mắc bệnh TĐGCY phải được phát hiện từ bé, chứ để đến lúc trẻ vào tiểu học mới phát hiện và điều trị thì hơi muộn rồi. Để chẩn đoán, các bác sĩ kết hợp điều tra tiền sử bệnh nguyên, xem có yếu tố gia đình hay yếu tố sinh nở, tức là lúc bà mẹ mang thai có uống rượu, sử dụng ma túy hay nhiễm các hóa chất độc hại; hoặc đứa trẻ sinh ra sống trong môi trường bị ô nhiễm; hoặc đứa trẻ bị ảnh hưởng về các vấn đề căng thẳng tâm lý như: cha mẹ có xung đột hoặc tâm lý gia đình không tốt, hoặc trẻ chơi điện tử, chơi điện thoại và xem tivi nhiều… Việc điều trị thường bao gồm thuốc và những can thiệp về hành vi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể tạo nên một sự khác biệt lớn trong kết quả điều trị bệnh mà chúng tôi muốn hướng đến chính là mô hình kết hợp điều trị giữa bệnh viện, nhà trường và nhà tâm lý, giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng tốt hơn. Với mô hình kết hợp này đem lại kết quả như thế nào, thưa bác sĩ? Khi các cháu bị TĐGCY, việc điều trị không nên tách rời môi trường học tập vớicác bạn cùng trang lứa vì như thế sẽ càng giảm khả năng học tập hành vi tốt của trẻ. Có nghĩa là, đặt các cháu vào đúng môi trường và kết hợp can thiệp tại chỗ ví như đưa cá về với nước chứ đừng bắt cá thả vào chậu. Một số trường có lớp học dành riêng cho trẻ mắc TĐGCY cho thấy, khi đưa các cháu cùng mắc TĐGCY vào 1 chỗ thì khả năng thích ứng xã hội kém hơn nhóm các cháu bị TĐGCY được học cùng với các bạn bình thường. Ngoại trừ một số trường hợp không thể can thiệp được và không thể thích ứng với môi trường bởi khi ấy có thể bệnh đã quá nặng, cần phải can thiệp đặc biệt từ thuốc và nhà tâm lý. Việc “thả cá về với nước” là cần thiết cho dù mới đầu “bơi” rất chậm. Do vậy, đòi hỏi thầy cô giáo có hiểu biết về sức khỏe tâm thần cũng rất quan trọng. Bác sĩ có lời khuyên gì đối với bệnh nhân TĐGCY? Chúng ta phải xác định, việc trị liệu bệnh này cũng giống như những bệnh mãn tính khác. Quan trọng là chúng ta phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời, giúp trẻ phát triển như những trẻ bình thường. Khi phát hiện dấu hiệu khác thường ở trẻ, cha mẹ nên đưa con em đi khám ở những phòng khám tâm lý, sau đó đến các BV có chuyên khoa tâm thần và chuyên khoa tâm thần trẻ em để được tư vấn kịp thời, tránh những thiệt thòi đáng tiếc cho trẻ. Cảm ơn bác sĩ!

Lưu Hường thực hiện

 

Tin khác

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

(CLO) Theo dự thảo, trung tâm y tế huyện chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Sức khỏe
Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Sức khỏe
Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

(CLO) Tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật...

Sức khỏe
Nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên

Nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên

Ngày 8/3/2024 Sở y tế tỉnh Điện Biên đã ra kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Tại đây xảy ra nhiều vi phạm.

Sức khỏe
Bộ Y tế chỉ đạo không được từ chối người bệnh trong dịp nghỉ lễ

Bộ Y tế chỉ đạo không được từ chối người bệnh trong dịp nghỉ lễ

(CLO) Bộ Y tế vừa có công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các Bộ, ngành.

Sức khỏe