Vì sao dịch sởi có nguy cơ bùng phát trở lại theo chu kỳ 4 năm?

Thứ tư, 10/10/2018 10:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thống kê của Bộ Y tế, 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 1.093 trường hợp mắc sởi tại 40 tỉnh, thành phố, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại Hưng Yên. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Nguyên nhân nào khiến dịch sởi quay trở lại và có nguy cơ trở nên khó kiểm soát?

Báo Công luận
Điều trị cho trẻ mắc sởi tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: TL 

Từ đầu năm 2018 đến nay, tổng số ca mắc sởi ở miền Bắc đã tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, dịch sởi có chu kỳ 4 năm quay lại một lần. Tại miền Bắc, năm 2013 - 2014 đã từng xảy ra dịch sởi lớn. Vì vậy, theo chu kỳ, rất có thể năm nay dịch sởi sẽ bùng phát trở lại.

Tính trên phạm vi cả nước, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 1.093 trường hợp dương tính với sởi. 

Đặc biệt, theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, trong số các trường hợp mắc sởi được ghi nhận từ đầu năm 2018 đến nay có 38,3% là trẻ dưới dưới 9 tháng tuổi, tức chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine phòng sởi, 55 trường hợp không tiêm chủng, 22 trường hợp không rõ tiền sử tiêm chủng, chỉ 10 trường hợp có tiêm vaccine sởi.

Mặc dù các bác sĩ đã đưa ra khuyến cáo tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho trẻ, tuy nhiên nhiều phụ huynh đã không cho con tiêm phòng hoặc tiêm không đủ mũi khiến con không có miễn dịch phòng bệnh.

Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên và lây lan rất mạnh qua đường hô hấp, trẻ em, người lớn chưa bị bệnh, chưa được tiêm phòng khi tiếp xúc với nguồn bệnh đều có thể mắc bệnh. Cách phòng ngừa bệnh sởi tốt nhất là tiêm vắc xin sởi, các chuyên gia y tế khuyến cáo.

Các chuyên gia dịch tễ nhận định, trong thời gian qua, mặc dù dịch bệnh bùng phát mạnh tại khu vực châu Âu và Đông Nam Á, đặc biệt đã ghi nhận sự lây truyền bệnh sởi xảy ra liên tục ở cả một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi (Đức và Nga). 

Tại Việt Nam, bệnh sởi xuất hiện rải rác tại 40 tỉnh, thành phố. Chủ yếu bệnh nhân mắc sởi đều không tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng (86,4%).

Trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh sởi rải rác tại các địa phương do tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt 95% quy mô xã, phường, đặc biệt tại khu vực di biến động dân cư lớn, vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng đồng bào dân tộc sinh sống. 

Để phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.



Minh Châu

Tin khác

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe
Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

(CLO) Theo danh sách xử phạt Sở Y tế TP HCM vừa công bố, Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy cùng nhiều cơ sở thẩm mỹ khác đã bị đình chỉ hoạt động do có hàng loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh, quảng cáo...

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

(CLO) Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP HCM vừa kiểm tra và xử lý một cơ sở mang tên LuxCell trên địa bàn quận 3, có dấu hiệu hành nghề khám chữa bệnh trái phép.

Sức khỏe
Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

(CLO) Giáo sư Hiranaka Takafumi - “Cha đẻ” của phương pháp phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ sẽ có chuyến làm việc đặc biệt tại Việt Nam từ ngày 21/4 - 22/4 tới. Ông sẽ thăm khám và phối hợp cùng các bác sĩ Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo cho bệnh nhân người Việt tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (Hà Nội).

Sức khỏe
Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

(CLO) Theo dự thảo, trung tâm y tế huyện chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Sức khỏe