Chính phủ điện tử: Xu hướng nghiên cứu thời đại tại Viện Công nghệ Thông tin - ĐHQGHN

Thứ năm, 20/09/2018 10:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo lộ trình phát triển đến 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Viện CNTT sẽ có một hạ tầng mạng có các sản phẩm trọng điểm trong khung Smart City như: Chính phủ điện tử, Y tế thông minh, du lịch thông minh,...

Chính phủ điện tử

Trong Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, Chính phủ Điện tử (e-Government hay CPĐT) là một thành tố quan trọng trong việc tiến tới xây dựng đô thị thông minh (Smart City), hướng tới các dịch vụ thông minh (Smart Services) nhằm cung cấp các giải pháp hữu ích cho người dân. 

Theo World Bank, CPĐT là việc các cơ quan Chính phủ sử dụng Công nghệ thông tin và truyền thông để giao dịch với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội qua đó cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, và giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế. CPĐT là sự đổi mới toàn diện các quan hệ (đặc biệt là quan hệ giữa chính quyền và công dân), các nguồn lực, các quy trình, phương thức hoạt động và bản thân nội dung các hoạt động của chính quyền trung ương và địa phương, và ngay cả các quan niệm về các hoạt động đó.

Báo Công luận
 Ảnh minh họa

Nói một cách ngắn gọn, Chính phủ điện tử là Chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sở ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông.

Lợi ích của Chính phủ điện tử

CPĐT là chính phủ đảm bảo được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và đúng lúc cho việc ra quyết định. CPĐT lý tưởng là một chính phủ cung cấp đầy đủ thông tin, đúng thời điểm cho những người quyết định, đó là lợi thế lớn nhất của CNTT.

CPĐT sử dụng CNTT để tự động hoá các thủ tục hành chính của Chính phủ, áp dụng CNTT vào các quy trình quản lý, hoạt động của Chính phủ. Do đó, tốc độ xử lý các thủ tục hành chính nhanh hơn rất nhiều lần.

CPĐT cho phép công dân có thể truy cập tới các thủ tục hành chính là thông qua phương tiện điện tử, ví dụ như: Internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác.

CPĐT giúp cho các doanh nghiệp làm việc với Chính phủ một cách dễ dàng bởi mọi thủ tục đều được hiểu, hướng dẫn và mỗi bước công việc đều được đảm bảo thực hiện tốt, tin cậy. Mọi thông tin kinh tế mà Chính phủ có, đều được cung cấp đầy đủ cho các doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn.

Chính phủ điện tử trong cách mạng công nghiệp 4.0

Ở Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều hành động nhằm thúc đẩy sự phát triển của Chính phủ điện tử. Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng, Chính phủ đã tổ chức một đoàn cấp Bộ trưởng đi tìm hiểu và học hỏi tại một số nước có trình độ phát triển Chính phủ điện tử như Hàn Quốc và Estonia và một vài nước khác. Thủ tướng Chính phủ đang yêu cầu các bộ ngành, các địa phương cần đổi mới cách nghĩ cách làm, đây là cách quyết liệt để cải cách hành chính, gắn cải cách hành chính với ứng dụng CNTT xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền các cấp, coi CNTT là công cụ, là phương thức để đổi mới, phát triển.

Trước những thách thức và cơ hội cuộc CMCN 4.0 đem lại, sự phát triển của chính phủ điện tử bước đầu đạt được một số kết quả tích cực ví dụ như: Đối với hệ thống quản lý văn bản - cốt lõi của Chính phủ điện tử, tính đến quý I/2017, đã có 26/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành kết nội liên thông phần mềm quản lý văn bản với VPCP, hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan. 100% các tỉnh thành phố đã công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên cổng thông tin điện tử chính phủ.

Văn phòng Chính phủ đề xuất 5 giải pháp để phát triển chính phủ điện tử như sau:

1- Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai, xây dựng phát triển Chính phủ điện tử;

2- Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử phù hợp với xu thế phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới;

3- Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử gắn kết chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối làm việc nhằm chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ, số hóa, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương; đổi mới phương thức phục vụ người dân, doanh nghiệp;

4- Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử;

5- Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi với mục tiêu, chỉ tiêu đo lường kết quả cụ thể, cơ chế theo dõi, giám sát, trách nhiệm giải trình, xử lý kịp thời vướng mắc và nguồn lực tài chính, con người để bảo đảm thực thi.

Viện Công nghệ thông tin, ĐHQGHN: Thách thức và cơ hội với Chính phủ điện tử

Trước sự quan tâm ngày một nhiều của Đảng và Chính phủ về CMCN 4.0 cũng như về Chính phủ Điện tử đã tạo nên thách thức và cơ hội cho ĐHQGHN và Viện Công nghệ thông tin (CNTT) làm sao có thể xây dựng các sản phẩm hữu ích đáp ứng được nhu cầu của xã hội. 

Viện Công nghệ thông tin là đầu mối của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc tập hợp và khai thác sức mạnh tổng hợp đội ngũ cán bộ khoa học của ĐHQGHN và của cả nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Mục tiêu và sứ mệnh của Viện CNTT là thực hiện nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ chất lượng cao thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trong sự kết hợp với các trường đại học và các đơn vị khác.

Báo Công luận
ĐHQGHN bổ nhiệm PGS.TS Đỗ Năng Toàn (bên trái) giữ chức Viện trưởng Viện CNTT, ĐHQGHN

Chính vì những mục tiêu như vậy, cho đến nay các cán bộ nghiên cứu của Viện đã xây dựng thành công các sản phẩm hữu ích, làm nền tảng cho CMCN 4.0 như hệ thống xử lý ảnh Y tế (VRPACS), phần mềm xử lý văn bản (DocPro), hạ tầng mạng kết nối IoT,... Nhiều sản phẩm đã được ứng dụng thành công như sản phẩm VRPACS đã được chuyển giao cho bệnh viện Đông Anh, bệnh viện ĐH Y HN, và nhiều bệnh viện khác. Gần đây, ĐHQGHN đã đầu tư dự án trọng điểm cho Viện CNTT xây dựng phòng thí nghiệm CPĐT, mục tiêu tổng quát là xây dựng hạ tầng cơ sở vận hành khung CPĐT, tiến tới triển khai phát triển các ứng dụng đô thị thông minh.

Theo mục tiêu này, lộ trình phát triển của phòng thí nghiệm sẽ là thiết lập cơ sở hạ tầng bao gồm các thiết bị phần cứng và hệ thống mạng trong môi trường ảo hóa để phục vụ truy cập và khai thác hiệu năng hệ thống.Bước tiếp theo là triển khai xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử trên hạ tầng mạng đã triển khai. Trong hạ tầng này, một số ứng dụng đô thị thông minh như hệ thống y tế thông minh, du lịch thông minh,... sẽ có thể được triển khai đồng bộ để tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Cuối cùng, các ứng dụng trên sẽ được thử nghiệm tại một số thành phố cụ thể.

Phòng thí nghiệm CPĐT cũng sẽ là nơi kết nối các chuyên gia trong từng lĩnh vực hẹp như y tế, môi trường... trong định hướng xây dựng sản phẩm và triển khai đào tạo nghiên cứu sinh chuyên ngành Đô thị thông minh. Phòng cũng là đầu mối kết nối các phòng nghiên cứu chuyên môn trong việc xây dựng sản phẩm trong một thể thống nhất. Từ sản phẩm này cũng tác động ngược lại trong nghiên cứu cơ bản của các phòng và gia tăng công bố quốc tế có định hướng ứng dụng. Như vậy theo lộ trình phát triển đến 2025, ĐHQGHN và Viện CNTT sẽ có một hạ tầng mạng có các sản phẩm trọng điểm trong khung Smart City như: CPĐT, Y tế thông minh, du lịch thông minh,...

Phạm Đình Lâm

Tin khác

Samsung cập nhật Galaxy AI cho hàng triệu thiết bị Galaxy

Samsung cập nhật Galaxy AI cho hàng triệu thiết bị Galaxy

(CLO) Samsung, một trong những tên tuổi hàng đầu trong ngành công nghệ, tiếp tục chứng minh cam kết của mình trong việc mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng thông qua việc mở rộng Galaxy AI cho hàng triệu thiết bị Galaxy trên toàn thế giới.

Sức sống số
Render OnePlus Nord CE 4 trước ngày ra mắt

Render OnePlus Nord CE 4 trước ngày ra mắt

(CLO) OnePlus dự kiến ra mắt chiếc điện thoại Nord CE 4 tại thị trường Ấn độ vào ngày 1 tháng 4 tới đây. Theo thông tin có được, Nord CE 4 trang bị màn hình 6,7 inch, pin 5.500mAh và hỗ trợ sạc nhanh SuperVOOC 100W.

Sức sống số
Hé lộ thông tin thiết kế flagship Sony Xperia 1 VI

Hé lộ thông tin thiết kế flagship Sony Xperia 1 VI

(CLO) Thời gian gần đây có nhiều tin đồn về thiết kế thay đổi của Sony Xperia 1 VI, cho rằng Sony sẽ loại bỏ màn hình 4K trên mẫu flagship Xperia 1 thế hệ tiếp theo, điều này sẽ xảy ra khi tỷ lệ khung hình thay đổi từ 21:9 thành 19.5:9.

Sức sống số
Xiaomi POCO C61 lộ diện thiết kế và thông số kỹ thuật ấn tượng

Xiaomi POCO C61 lộ diện thiết kế và thông số kỹ thuật ấn tượng

(CLO) Xiaomi mới đây đã trình làng chiếc điện thoại POCO C61 của họ, với trang bị màn hình có kích thước 6.71 inch, chip Helio G36 đến từ MediaTek, RAM 4GB/6GB, bộ nhớ trong 64GB/128GB.

Sức sống số
Apple phát hành macOS Sonoma 14.4.1 với bản sửa lỗi cho USB Hub

Apple phát hành macOS Sonoma 14.4.1 với bản sửa lỗi cho USB Hub

(CLO) Apple mới đây đã phát hành macOS Sonoma 14.4.1, một bản cập nhật nhỏ cho hệ điều hành macOS Sonoma‌ ra mắt lần đầu tiên vào tháng 9 năm ngoái. Được biết, phần mềm mới này xuất hiện sau khoảng 3 tuần kể từ khi Apple phát hành macOS Sonoma‌ 14.4.

Sức sống số