“Đói vốn” cho nhà ở xã hội: "Hồi hộp" chờ gói 3000 tỷ được giải ngân

Thứ sáu, 01/06/2018 07:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Không bố trí được nguồn vốn ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội khiến loại hình nhà ở này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Những đối tượng được vay vốn gồm người có công, hộ nghèo, cận nghèo, người có thu nhập thấp, công chức viên chức. Trước mắt, Ngân hàng Chính sách xã hội được Chính phủ giao thực hiện cho vay với các cá nhân và hộ gia đình vay vốn để mua, thuê mua; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

 Từ khi gói vay 30.000 tỉ đồng kết thúc vào cuối năm 2016, người mua nhà ở xã hội không còn được tiếp cận thêm nguồn vốn ưu đãi nào. 

Từ tháng 4-2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung cho Ngân hàng Chính sách xã hội 2.000 tỉ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội cho người có công với cách mạng và các đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội.

 Nhưng đến nay, cả doanh nghiệp và người mua nhà vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này. Lượng vốn ngân sách bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2018-2020 là hơn 1.200 tỷ đồng/9.000 tỷ đồng, chỉ đáp ứng khoảng 13% so với yêu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội. 

Riêng năm 2018, Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ được giao 500 tỷ đồng nhưng đến thời điểm này vẫn chưa được giải ngân. Theo quy định, với số vốn được giao 500 tỷ đồng thì Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ huy động thêm được 500 tỷ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, và chỉ cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân, chủ đầu tư không được vay. 

Trong khi đó, nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội đến nay vẫn chưa được bố trí. Hiện nay, việc phát triển nhà ở xã hội tiến triển chậm, nhiều khó khăn, ách tắc. 

Báo Công luận
Theo thống kê, đến thời điểm hiện nay, việc phát triển nhà ở xã hộimới chỉ đạt khoảng 30% so với mục tiêu đề ra. (ảnh minh họa, nguồn Iternet) 

 

Nguyên nhân do lượng vốn ngân sách bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2018-2020 là 1.262 tỷ đồng/9.000 tỷ đồng, chỉ đáp ứng được khoảng 13% so với yêu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Vướng mắc lớn nhất vẫn là nguồn vốn, vì với nguồn vốn 500 tỉ đồng mà phân bổ cho 63 tỉnh thành thì không thấm vào đâu. Với nguồn vốn hạn chế như vậy thì số người được vay rất ít Trong khi đó, nguồn vốn vay ưu đãi để phục vụ phát triển nhà ở xã hội chỉ mới được phê duyệt cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội, còn các ngân hàng thương mại chưa được cấp. 

Lý do là vốn ngân sách còn hạn chế. Trong khi đó, theo quy định ngân hàng chính sách chỉ cho người mua nhà vay ưu đãi chứ chưa cho doanh nghiệp vay được vì nguồn lực có hạn. Do vậy doanh nghiệp chỉ trông chờ vào các ngân hàng thương mại. 

Trong thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đã nhận được một số ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, kiến nghị Nhà nước sớm bố trí nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách theo quy định của pháp luật về nhà ở. Qua đó tiếp tục cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội đang bị ách tắc. 

Đồng thời tạo điều kiện cho người nghèo, người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp được vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Theo thống kê, đến thời điểm hiện nay, việc phát triển nhà ở xã hội mới chỉ đạt khoảng 30% so với mục tiêu đề ra. 

Theo đó, mới hoàn thành bàn giao 186 dự án với 75.700 căn hộ, tương đương 3,78 triệu m2 sàn nhà ở. Qua báo cáo của các địa phương cho thấy, hiện nay có 206 dự án nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 168.700 căn hộ, tổng diện tích khoảng 8.435.000 m2 đang bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công. 

Trước thực tế, nhiều dự án nhà ở xã hội đang phải “đắp chiếu” do thiếu vốn, để giải quyết tình trạng này, Chính phủ cần vào cuộc để khơi thông nguồn vốn cho các dự án nhà ở xã hội. 

Để giải quyết tồn tại này, Bộ Xây dựng vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng cấp bổ sung 3.000 tỷ đồng vốn vay mua nhà xã hội nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội đang bị ách tắc, cũng như sớm tạo điều kiện cho người nghèo, người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp được vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội. 

Theo đó, Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung kế hoạch đầu tư công khai giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, cụ thể là việc bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 3.000 tỷ đồng để thực hiện cho giai đoạn đến năm 2020.

 Đồng thời, Bộ xây dựng cũng kiến nghị Chính phủ cấp cho các tổ chức tín dụng theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 9716/NHNN-TCKT ngày 21/12/2016 để bù lãi suất cho vay trong năm 2018 là 3.431 tỷ đồng./.

 Bảo Anh

Tin khác

Một số dự án chung cư tại Hà Nội được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế

Một số dự án chung cư tại Hà Nội được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế

(CLO) Theo Savills, một số dự án đã được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế, nên người mua cần xem xét kỹ, cân nhắc giá trị sử dụng và mức độ hợp lý của dự án.

Bất động sản
Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản
Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

(CLO) Mới đây, Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở liên quan và TP Đà Lạt yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt toàn bộ việc kinh doanh, khai thác tại dự án Dinh I, yêu cầu đơn vị đang khai thác bàn giao tài sản trước ngày 30/4.

Bất động sản
Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản
Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì 'lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó'

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì "lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó"

(CLO) Ngay cả sau khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý tốt hơn mong đợi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn quyết định giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP cả năm đối với nước này.

Bất động sản