Kinh doanh BOT: Không còn là mỏ vàng?

Thứ năm, 07/12/2017 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, việc huy động các nguồn vốn xã hội hóa theo hình thức BOT đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nhờ đó, hạ tầng giao thông nước ta thời gian qua có những cải thiện đáng kể, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, đây là hình thức đầu tư mới, trong điều kiện thể chế pháp lý chưa hoàn thiện, hình thức đầu tư này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.

Các doanh nghiệp sở hữu các dự án BOT lớn, đáng chú ý trên sàn chứng khoán có thể kể đến là CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã CII), CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng IDICO (mã HTI), CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (mã CTI), Công ty CP Tasco (mã HUT) và CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã DLG)...

CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận Idico (mã chứng khoán CTI)  hiện đang sở hữu 6 dự án BOT tại khu vực phía Nam, tính từ đầu tháng 9 đến nay, cổ phiếu CTI cũng có phiên tăng, phiên giảm nhưng chủ yếu quanh vùng giá 26.000 - 29.000 đồng/CP.

Trong công bố báo cáo tài chính hợp nhất quí 3/2017 của CTI cho thấy  doanh thu thuần tăng 20% so với cùng kỳ, đạt mức 305,5 tỷ đồng. Riêng 3 trạm thu phí đã đóng góp đến 61% tổng lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Cường Thuận Idico.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, doanh thu Cường Thuận Idico đạt 863,22 tỷ đồng, trong đó riêng doanh thu mảng cung cấp bê tông nóng, dịch vụ và xây lắp đạt 392,3 tỷ đồng, chiếm 45% tổng doanh thu. Doanh thu các trạm thu phí tỉnh lộ 16, trạm thu phí km 1841+912 quốc lộ 1 và trạm thu phí trên quốc lộ 91 đạt 354,3 tỷ đồng, chiếm 41% tổng doanh thu. Riêng doanh thu các trạm thu phí này tăng hơn 50 tỷ đồng so với cùng kỳ, tương ứng mức tăng 17%.

Báo Công luận
“Trạm thu phí BOT” có lẽ là từ khóa “hot” nhất trên mạng hiện nay với 968.000 kết quả được tìm trong 0,60 giây. 
Trong khi đó, cổ phiếu của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã CII) đơn vị sở hữu 8 dự án  hầu như không giảm giá vẫn giữ nguyên vùng giá 32-34 ngàn đồng/cổ phiếu. HUT cũng có phiên tăng, phiên giảm nhưng không biến động nhiều. Đây cũng là DN có khá nhiều dự án BOT ở khu vực phía Bắc .

Riêng với DLG, dù không biến động nhiều nhưng giá cổ phiếu DLG lại rất thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Hiện DLG chỉ dao động quanh vùng giá 4.000 đồng/CP.

Theo các chuyên gia ngành tài chính, hầu hết các doanh nghiệp sở hữu dự án BOT được đánh giá là có dòng tiền ổn định, lãi suất hoàn vốn nội bộ được đảm bảo và duy trì ở mức cao từ 12%-14%, trong khi dự án chủ yếu được tài trợ 80%-85% bằng vốn vay ngân hàng với thời hạn trả nợ kéo dài tương ứng với thời gian thu hồi vốn của dự án, đồng thời thời gian thu phí đối với các dự án BOT cũng kéo dài, khoảng
10-11 đến 20-30 năm tùy quy mô từng dự án. Đặc biệt, các dự án BOT giao thông thường được hưởng ưu đãi thuế thu nhập DN với mức thuế suất 10% trong 15 năm... nên cổ phiếu các DN này cũng rất đáng để đầu tư. Có thể nói, lợi thế của những DN tham gia đầu tư hạ tầng các dự án BOT là thu được tiền hàng ngày từ phí và doanh nghiệp ít phải lo lắng về vấn đề dòng tiền.

Tuy nhiên, tính ra thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) thường chỉ ổn định trên dưới 10%, trong khi vốn đầu tư lại bị “giam” quá lâu nên hiệu quả đầu tư trong ngắn hạn không thể so với những ngành đang tăng trưởng nóng khác...

Thời gian gần đây, việc Nhà nước siết chặt việc cấp phép, quản lý, vận hành các dự án BOT nên hình thức đầu tư này không còn là mỏ vàng để khai thác. Nhiều doanh nghiệp đã “chán ngấy” việc bỏ hàng trăm tỷ  đầu tư vào các dự án theo hình thức BOT sau đó ngồi nhặt tiền lẻ nên đã chủ động chuyển hướng sang làm dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng).

Mới đây, Tasco – đơn vị  được coi là “ông trùm” trong lĩnh vực các dự án BOT cũng  lao đao một thời gian do dính đến vụ nhiều lái xe dùng tiền lẻ mua vé qua trạm thu phí Tasco trên Quốc lộ 1A (đoạn qua xã Quảng Phú - Quảng Bình) để đề nghị miễn giảm phí cho người dân địa phương.

Cùng với việc thất  thủ các trạm thu phí Biên Hoà, và mới đây nhất là trạm BOT Cai Lậy, năm 2017, ban lãnh đạo Tasco sẽ hoàn tất 28 trạm thu phí tự động. Đến năm 2018 sẽ lắp hai làn tiếp theo và 2019 sẽ lắp tất cả các cửa thu phí tự động trên toàn quốc... Nhìn vào quá trình kinh doanh và báo cáo tài chính của đại gia BOT này cho thấy, so với các ngành kinh doanh khác doanh thu và lợi nhuận sau thuế không mấy hấp dẫn và giá cổ phiếu có thể nói rất bèo bọt, chỉ nhỉnh hơn giá  trị sổ sách vài đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2017 của đại gia Tasco cho thấy doanh thu thuần 381 tỷ đồng, giảm 52% so với cùng kỳ năm trước. Việc sụt giảm doanh thu chủ yếu do mảng kinh doanh bất động sản với mức giảm 64% xuống còn 211 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu xây dựng cũng giảm 49% xuống còn 14 tỷ đồng...

Báo Công luận
Ở một làn thu phí BOT Cai Lậy xe chạy với tốc độ rùa, người trên xe phản ứng về trạm thu phí 
Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, 9 tháng Tasco đạt doanh thu thuần 1.415 tỷ đồng giảm 28%, lợi nhuận sau thuế 224 tỷ đồng giảm 25% so với cùng kỳ 2016. So với kế hoạch lãi sau thuế 450 tỷ đồng trong năm 2017 thì Tasco hiện mới chỉ hoàn thành 50% chỉ tiêu đề ra.

Tính đến phiên giao dịch ngày 1/12 giá cổ phiếu giao dịch trên sàn của Tasco dừng lại ở mức 11.900 đồng/cổ phiếu…Rõ ràng so với các ngành khác thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng của Tasco đạt 1.263 đồng ở mức không mấy hấp dẫn giới đầu tư.

Không chỉ có Tasco, nhiều DN kinh doanh hạ tầng khác cũng đành “ngậm ngùi” chia tay các dự án BOT, các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho rằng, sở dĩ các nhà đầu tư “thích” dự án BT vì đây là hình thức đầu tư ít rủi ro. Khi thực hiện dự án theo hình thức này, nhà đầu tư được Nhà nước thanh toán ngay bằng quỹ đất, trong khi so sánh với dự án BOT thì phải mất một thời gian để thu phí hoàn vốn, rủi ro vì thế cũng nhiều hơn.

Hơn thế, việc hàng loạt các trạm BOT liên tục “thất thủ” thời gian gần đây đã cho thấy kinh doanh BOT không còn là mỏ vàng.

Sơn Nam

Tin khác

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

(CLO) Đợt tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản
Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

(CLO) Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường bất động sản nhà ở khu vực phía Tây.

Bất động sản
Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản
Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

(CLO) Giá chung cư liên tục lập đỉnh, nhiều người chuyển hướng sang mua nhà tập thể cũ. Tuy nhiên, với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cùng với những bất tiện khi sinh sống tại nhà tập thể cũ, khách xem cầm tiền tỷ ngậm ngùi từ bỏ ý định mua nhà.

Bất động sản
Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

(CLO) Lĩnh vực bán lẻ cao cấp tại TP HCM thời gian qua đã ghi nhận nhiều cái tên lớn của ngành hàng xa xỉ đến từ nhiều sản phẩm khác nhau. Các chuyên gia Savills cho biết nhóm khách thuê này vẫn đang tích cực tìm kiếm mặt bằng cao cấp ở khu vực trung tâm quận 1.

Bất động sản