Ngăn chặn thao túng tài sản Nhà nước bằng cách nào?

Thứ sáu, 04/05/2018 07:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những tài sản công được phù phép thông qua các thủ tục hợp pháp và bất hợp pháp, được định giá bán thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường và trao trực tiếp vào tay doanh nghiệp thân hữu.

Từ đó, các tài sản biến thành các dự án thương mại với lợi nhuận khổng lồ chảy vào túi cá nhân hoặc nhóm lợi ích khiến thất thoát tài sản Nhà nước. 

Qua thanh tra, phát hiện những sai phạm mà theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh đánh giá “tài sản Nhà nước bị thất thoát kinh khủng”, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, thoái vốn trong doanh nghiệp nhà nước. 

Một loạt những vụ việc sai phạm, thất thoát tài sản nhà nước nghiêm trọng là cơ hội để tiếp tục lật lại vấn đề chống thất thoát tài sản. 

Tài nguyên và nguồn lực cần được đưa vào nơi sử dụng hiệu quả nhất để tạo ra giá trị cao nhất cho nền kinh tế, cho toàn thể xã hội. Từ trước tới nay, các vụ chuyển giao và làm thất thoát công sản rất khó thu hồi, hoặc thu hồi không đầy đủ. 

Đó là chưa nói đến thiệt hại vô hình lớn hơn gấp nhiều lần của tiến trình “thân hữu hóa” bộ máy nhà nước: nguồn lực quốc gia bị phân bổ sai chỗ, phân bổ méo mó làm suy giảm khả năng cạnh tranh, làm vấy bẩn môi trường kinh doanh và sự minh bạch của cả quốc gia.

 Các dự án bán tài sản nhà nước, đặc biệt là đất đai, hầu hết không được thông tin công khai và không được tiến hành đấu giá công khai. Nếu phải đấu giá, tình trạng “quân xanh, quân đỏ” được sử dụng phổ biến để lách luật.

 Một điểm chung ở hầu hết các vụ việc được phanh phui cho thấy đó là sự cấu kết chặt chẽ giữa quan chức nắm quyền quyết định và các doanh nghiệp có quan hệ thân hữu khăng khít với các cá nhân quyền lực trong bộ máy nhà nước để trục lợi từ tài sản công. 

Báo Công luận
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu phải thực hiện theo các quy luật, thông lệ thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lợi ích nhóm, bảo toàn tối đa tài sản nhà nước, bảo đảm lợi ích cao nhất của đất nước. ( Ảnh báo Tuổi trẻ)

Đất đai, được phù phép thông qua các thủ tục hợp pháp và bất hợp pháp, được định giá bán thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường và trao trực tiếp vào tay doanh nghiệp thân hữu. Từ đó, các tài sản đất đai biến thành các dự án thương mại với lợi nhuận khổng lồ. Tiến trình này không giúp tăng ngân quỹ quốc gia và nguồn lợi chui vào túi các doanh nghiệp thân hữu và quan tham. 

Trong hầu hết vụ việc thất thoát tài sản nhà nước, “đúng quy trình” là tấm kim bài miễn tội được nêu ra đầu tiên. Một loạt vụ bê bối gần đây liên quan đến bán rẻ đất đai cho thấy thất thoát và tham nhũng liên quan đến tài sản nhà nước, đặc biệt là tài sản đất đai, tiếp tục là vấn đề nghiêm trọng và chưa thực sự tìm ra giải pháp xử lý dứt điểm. 

Sự giàu lên nhanh chóng một cách bất thường của nhiều quan chức, lẫn doanh nghiệp sân sau cho thấy những nghi vấn và nhận định đó là có căn cứ xác thực. Với mọi quy trình, công khai, minh bạch việc đấu giá tài sản vẫn là khâu cốt yếu nhất. 

Quy trình không thiếu, nhưng thực thi mới là vấn đề. Điều quan trọng hơn chính là giám sát việc thực thi quy trình đó, để giảm thiểu được rủi ro xảy ra sai phạm của những người có quyền quyết định trong việc mua bán tài sản nhà nước.

Bên cạnh quy trình, vấn đề giám sát quyền lực cần phải đặt cao hơn, trong đó đặc biệt là quyền lực của cơ quan hành pháp ở địa phương. Hiện nay, vai trò của hội đồng nhân dân, của tòa án, và giám sát từ bên ngoài của báo chí, của xã hội chưa phát huy hết khả năng.

Ngay cả việc định giá cổ phần cũng phải khẩn trương tổ chức đấu thầu công khai để lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín, có năng lực, kinh nghiệm, tránh trường hợp định giá không sát, không đúng, làm thất thoát phần vốn nhà nước. 

Việc định giá cụ thể dựa trên các quy định pháp luật, nguyên tắc thị trường và ý kiến đơn vị tư vấn. 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu phải thực hiện theo các quy luật, thông lệ thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lợi ích nhóm, bảo toàn tối đa tài sản nhà nước, bảo đảm lợi ích cao nhất của đất nước.

Do đó, cần tăng cường giám sát của hội đồng nhân dân địa phương qua công cụ kiểm toán và giám sát. Cần khuyến khích doanh nghiệp tiến hành các vụ kiện hành chính liên quan đến mua bán tài sản nhà nước. 

Báo chí,  các tổ chức xã hội là kênh giám sát quan trọng từ bên ngoài hệ thống nhà nước. Áp lực từ dư luận sẽ khiến quan chức và doanh nghiệp thân hữu phải chùn tay. 

Nhưng để có áp lực, cần có thông tin điều tra từ báo chí và công khai, lan tỏa thông tin. 

Xét trên phương diện đó, tiến trình đô thị hóa và phát triển kinh tế vẫn rất cần đến nguồn quỹ từ tài sản công mà cơ quan công quyền, nhất là cơ quan đặc thù như công an và quân đội, doanh nghiệp nhà nước… hiện đang nắm giữ. 

Đẩy nhanh tiến trình công khai hóa, minh bạch hóa và kiểm soát chặt chẽ là điều cần thiết để tạo nguồn lực cho ngân sách, nhưng đồng thời cũng phải chống thất thoát tài sản là điều rất quan trọng./.

Hoàng Phi

Tin khác

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản
Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

(CLO) Mới đây, Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở liên quan và TP Đà Lạt yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt toàn bộ việc kinh doanh, khai thác tại dự án Dinh I, yêu cầu đơn vị đang khai thác bàn giao tài sản trước ngày 30/4.

Bất động sản
Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản
Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì 'lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó'

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì "lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó"

(CLO) Ngay cả sau khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý tốt hơn mong đợi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn quyết định giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP cả năm đối với nước này.

Bất động sản
Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

(CLO) Trong giai đoạn quý I/2024, với các dấu hiệu ấm lên của thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng như lực lượng môi giới đã bắt đầu hoạt động trở lại. Đánh dấu bước đệm cho một chu kỳ mới của thị trường sắp bắt đầu.

Bất động sản