Nhà ở xã hội: Bài toán khó ở cung cầu và nguồn vốn

Thứ ba, 19/06/2018 07:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp là chủ trương lớn được Chính phủ đặc biệt quan tâm nhằm hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách. Tuy nhiên, bài toán cho nhà ở xã hội vẫn đang tắc bởi nhiều lý do.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, đến thời điểm này, việc phát triển nhà ở xã hội mới chỉ đạt khoảng 30% so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Báo cáo của các địa phương cho thấy, có 206 nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 168.700 căn hộ, tổng diện tích trên 8,4 triệu m2 đang bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công. 

Thậm chí, nhiều dự án đang trong quá trình chuyển đổi từ nhà xã hội sang thương mại. Cái khó cho việc triển khai nhà ở xã hội là thiếu quỹ đất sạch, có kết nối hạ tầng giao thông thuận lợi, vì nếu nằm "cô lập" với các nút giao thông chính, dù giá có rẻ cũng khó bán. Tại các đô thị có lượng lao động trẻ, dân nhập cư lớn như TP.HCM, nhu cầu nhà ở với giá phù hợp như nhà xã hội rất lớn nhưng cung thiếu hoặc có nhưng quá xa trung tâm, đi lại khó khăn nên chưa tạo sức hút. 

Chỉ riêng TP.HCM hiện có khoảng 2 triệu lao động ở trọ nên nhu cầu mua nhà, thuê nhà với giá vừa phải là rất lớn, chủ yếu là người trẻ, khả năng tài chính có hạn, nên sản phẩm với giá bán từ 350 - 600 triệu đồng/căn luôn đảm bảo tính thanh khoản với điều kiện hạ tầng kết nối với khu vực chung quanh tương đối hoàn thiện. Tuy nhu cầu lớn nhưng hiện nay nhiều chủ đầu tư không mấy mặn mà với phân khúc này. 

Báo Công luận
 Riêng năm nay, Ngân hàng chỉ được giao 500 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa được giải ngân. Ảnh minh hoạ - nguồn internet

Bên cạnh đó, chính quyền tại một số địa phương chưa quan tâm đến việc phát triển nhà ở xã hội. Chủ đầu tư cũng chưa chủ động đầu tư xây dựng loại nhà ở có diện tích nhỏ, giá thấp. Cơ cấu nguồn cung căn hộ nhà ở bị mất cân đối, các hộ nghèo, thu nhập thấp không đủ khả năng và điều kiện để cải thiện chỗ ở. Cùng với đó, một nguyên nhân của việc chậm trễ này do vốn ngân sách bố trí cho nhà ở xã hội đang bị tắc. Chính những khó khăn về nguồn vốn, mà cụ thể là tín dụng ưu đãi dành cho chủ đầu tư lẫn người mua nhà, đã khiến nhiều người không mấy mặn mà với phân khúc nhà ở xã hội. 

Ngân sách mà Ngân hàng Chính sách xã hội chi giai đoạn 2018 - 2020 là 1.262 tỷ đồng, chỉ đáp ứng khoảng 13% so với nhu cầu. Riêng năm nay, Ngân hàng chỉ được giao 500 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa được giải ngân. Nguồn vốn này chỉ cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu về nhà ở, chủ đầu tư dự án không được vay. Nguồn vốn cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện nhà ở xã hội thì đến nay vẫn chưa được bố trí. Chính khó khăn về nguồn vốn đã tác động rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư. Theo đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, trái ngược với tình hình trước năm 2013, nhiều doanh nghiệp kiến nghị được tham gia xây dựng căn hộ nhà ở xã hội để hưởng các chính sách ưu đãi từ nhà nước cũng như đón đầu nhu cầu khá lớn từ phân khúc này, thì nay không ít dự án xin "chuyển ngược" sang nhà ở thương mại. Không chỉ tại Hà Nội mà nhiều dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM lâm vào cảnh thiếu vốn, xây dựng đình trệ. 

Thực tế cho thấy, có doanh nghiệp tại TP.HCM triển khai hàng chục dự án nhà ở xã hội trên cả nước nhưng khi gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỉ đồng bị dừng lại đã đồng loạt phải giãn tiến độ xây dựng. Thậm chí, có một số dự án chủ đầu tư đã chậm bàn giao căn hộ trong thời gian rất dài so với cam kết do doanh nghiệp thiếu tiền xây dựng. Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, để giải cứu việc “đói vốn”, Bộ Xây dựng vừa kiến nghị Thủ tướng cho bổ sung thêm 3.000 tỉ đồng để thực hiện các dự án nhà ở xã hội đến năm 2020 nhằm “giải cứu” 206 dự án thiếu vốn. 

Bố trí vốn ngân sách cho tín dụng nhà ở xã hội (NƠXH) là vấn đề cấp thiết để tháo gỡ vướng mắc phát triển nhà ở cho đối tượng chính sách và an sinh. Theo Bộ Xây dựng, để đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn 2016-2020, đến năm 2020 phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp và công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Đồng thời, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 3.000 tỉ đồng để thực hiện cho đến năm 2020. 

Bên cạnh đó, cấp cho các tổ chức tín dụng để bù lãi suất cho vay trong năm 2018 là 3.431 tỉ đồng. Như vậy, số vốn cần có lên đến hơn 6.000 tỉ đồng./.

Bảo Anh



 

Tin khác

Vinhomes tiếp tục nâng tầm chuẩn sống, kiến tạo không gian sống xanh - vui khỏe - đẳng cấp tại Ocean City

Vinhomes tiếp tục nâng tầm chuẩn sống, kiến tạo không gian sống xanh - vui khỏe - đẳng cấp tại Ocean City

(CLO) Vinhomes tiếp tục nỗ lực mang đến cho cư dân "một nơi đáng sống bậc nhất hành tinh" với những hệ thống tiện ích vượt trội tại Ocean City.

Bất động sản
Sự hòa quyện khó tin giữa chất sống xa xỉ và thiên nhiên tại The Miyabi

Sự hòa quyện khó tin giữa chất sống xa xỉ và thiên nhiên tại The Miyabi

(CLO) Được thiết kế bởi đội ngũ KTS danh tiếng từ KKAA và Kego Kuma - Kiến trúc sư thuộc hàng ngôi sao tại Nhật Bản, The Miyabi đề cao tối đa giá trị hòa hợp của con người với thiên nhiên, tập trung cao độ vào cách tạo ra không gian đắt giá để chủ nhân tinh hoa hưởng thụ cuộc sống.

Bất động sản
Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

(CLO) Mới đây, Savills Châu Á – Thái Bình Dương đã công bố Báo cáo khảo sát Prime Benchmark - Xác định quy chuẩn giá thuê do đơn vị này thực hiện. Báo cáo này đã cung cấp những thông tin về hoạt động của thị trường cho thuê tại nhiều thành phố khác nhau trong khu vực Châu Á.

Bất động sản
“Tâm chấn” Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

“Tâm chấn” Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

(CLO) Với việc ra mắt chính thức siêu phẩm thành phố đảo Hoàng Gia trên “chợ trực tuyến” Vinhomes Market, Vinhomes mở ra một hướng đi mới cho thị trường bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh giao dịch trực tuyến đang là xu hướng chủ đạo với mọi ngành nghề, lĩnh vực.

Bất động sản
Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

(CLO) Ngày 28/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có việc thu hồi đất cho 2 dự án khu đô thị cao cấp Tu Bông và Đầm Môn.

Bất động sản