Các dự án sử dụng vốn ODA không được đề xuất mua xe ô tô

Chủ nhật, 24/07/2016 07:07 AM - 0 Trả lời

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 6010/VPCP - QHQT về việc không mua xe ôtô trong các dự án sử dụng vốn ODA. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý, giám sát và yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng theo chỉ đạo.

(CLO) Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 6010/VPCP - QHQT về việc không mua xe ôtô trong các dự án sử dụng vốn ODA. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý, giám sát và yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng theo chỉ đạo.

[caption id="attachment_110928" align="aligncenter" width="500"]0a22bda4ebf4a8545aee2b8f26e9b0a1_o_to_cong.jpg.pagespeed.ce.dMxwhdITMz Các dự án sử dụng vốn ODA không được đề xuất mua xe ô tô để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn cũng như đảm bảo an toàn nợ công bền vững - Ảnh minh họa[/caption]

Đây là biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi để đảm bảo an toàn nợ công bền vững theo chỉ thị của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi.

Bàn về các biện pháp tạo sự đột phá về tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong thời gian tới, các ngành, các cấp phải quán triệt nghiêm túc thực hiện Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và Đề án Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ thời kỳ 2016 – 2020.

Các cơ quan chủ quản và chủ dự án phải nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, thiết kế đi đôi với tăng cường vai trò và trách nhiệm giám sát chất lượng của cấp có thẩm quyền thông qua quá trình thẩm định và phê duyệt văn kiện và các tài liệu thiết kế chương trình, dự án, bảo đảm quy mô phù hợp với khả năng bố trí vốn của cơ quan chủ quản và chủ đầu tư, hạn chế tối đa các điều chỉnh, thay đổi trong quá trình thực hiện để tránh gây lãng phí và kéo dài thời gian thực hiện chương trình, dự án, thực hiện các giải pháp xử lý vướng mắc của những chương trình, dự án chậm tiến độ.

Bộ Tài chính sẽ phải sớm hoàn chỉnh Nghị định của Chính phủ về cho vay lại đối với chính quyền địa phương; nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc cho chương trình, dự án đầu tư vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ thông qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.

Đồng thời, Bộ phải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xác định ngưỡng an toàn trong vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, không ảnh hưởng đến trần nợ công, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị các hiệp định ký kết nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ có chiều hướng giảm. Đây là một xu hướng chung hiện nay khi Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình từ năm 2010. Chính vì vậy, tăng cường quản lý và cân đối thu chi nguồn vốn này có vai trò quan trọng đặc biệt là trong bối cảnh, nợ công của Việt Nam đang có xu hướng tăng trong vài năm trở lại đây.

[su_note note_color="#e1e97f" text_color="#020202"]

Trong công bố bản tin nợ công số 4 của Bộ Tài chính được công bố cách đây không lâu cũng cho thấy, tổng dư nợ Chính phủ vay và Chính phủ bảo lãnh năm 2014 đã đạt ngưỡng 106 tỷ USD. Cụ thể, nợ Chính phủ là gần 86 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2010, Chính phủ đã phải đứng ra bảo lãnh để vay gần 20 tỷ USD.

Trong một báo cáo mới đây của Bộ Tài chính trước Quốc hội, mức nợ công tính tới cuối năm 2015 đang chiếm 61,3% GDP. Nợ công Việt Nam gia tăng mạnh qua các năm, chủ yếu do nợ trong nước. Hiện mỗi người dân Việt Nam đang phải gánh khoản nợ khoảng gần 29 triệu đồng.[/su_note] 

Quỳnh Liên

Tin khác

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

(CLO) Sáng ngày 13/4/2024 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2024. VietinBank đã xuất sắc đạt 2 giải thưởng tại buổi Lễ.

Tài chính - Bảo hiểm
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

(CLO) Với ý nghĩa lan toả tinh thần sống vui, sống khoẻ, sống gắn kết giữa các thành viên trong gia đình thông qua hoạt động thể thao, giải chạy tiếp sức bán chuyên Happy Ekiden của MB Ageas Life đã tạo nên sự khác biệt, là điểm nhấn quan trọng của chuỗi chiến dịch “Hạnh phúc lành” gây tiếng vang trong cộng đồng của MB Ageas Life.

Tài chính - Bảo hiểm