Cần nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp tư nhân trong vay tín dụng

Thứ sáu, 28/07/2017 06:33 AM - 0 Trả lời

Dù Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng đưa ra nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân nhưng thực tiễn cho thấy, việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện vay vốn về tài sản thế chấp, về báo cáo tài chính...

(CLO) Dù Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng đưa ra nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân nhưng thực tiễn cho thấy, việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện vay vốn về tài sản thế chấp, về báo cáo tài chính... Nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng Thời gian qua, kinh tế tư nhân, nhất là doanh nghiệp (DN) tư nhân đã phát triển mạnh trên nhiều phương diện và đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và vùng miền. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng cũng đã có nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân, trong đó có DN tư nhân, hộ gia đình cá thể thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng, thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc tiếp cận vốn tín dụng của DN tư nhân vẫn gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện vay vốn về tài sản thế chấp, về báo cáo tài chính... Hiện nay có khoảng 98% doanh nghiệp tư nhân trong doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận được vốn, có nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp chỉ có 2 kênh để huy động: một là vốn tích luỹ từ quá trình kinh doanh, hai là vay của người thân. Nhưng hai kênh này không thể đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh. Một kênh nữa là vay ở ngoài nhưng kênh này quá rủi do, lãi suất quá cao. Chính vì thế mà các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam không tăng trưởng được, một phần là do không tiếp cận được với các nguồn vốn chính thống của ngân hàng, đây là hạn chế. Phát biểu tại buổi tọa đàm trực tuyến “Tháo gỡ nút thắt trong tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá, các doanh nghiệp quy mô nhỏ khó vay vốn ngân hàng hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Ngân hàng muốn cho một doanh nghiệp lớn vay ngàn tỷ hơn là dùng số tiền ấy cho hàng trăm doanh nghiệp nhỏ vay, ông Tô Hoài Nam nêu thực tế. Lý giải về điều này, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước khó chứng minh hiệu quả kinh doanh và báo cáo tài chính minh bạch để thuyết phục các ngân hàng thương mại cho vay tiền. Bên cạnh đó, phương án kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng không có sức thuyết phục cao, vốn đối ứng khi tham gia dự án ở mức thấp, giá trị tài sản thế chấp cũng thấp, độ tin cậy không cao như các doanh nghiệp lớn. [caption id="attachment_175205" align="aligncenter" width="490"]Báo Công luận
Chính vì thế mà các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam không tăng trưởng được, một phần là do không tiếp cận được với các nguồn vốn chính thống của ngân hàng,[/caption] Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong thì cho rằng: Xét trên thực tiễn, tôi cho rằng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có một bộ phận lớn chưa tiếp cận được nguồn vốn có thể có 3 lý do: Thứ nhất: Về mặt khách quan, bản thân doanh nghiệp đó có thể có vốn tự có hơn nữa lại là doanh nghiệp hoạt động nhỏ chưa có chiến lược hoạt động dài hạn và đã tự thoả mãn với nguồn vốn của chính mình. Nhiều hộ gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ thường thực hiện phương án này cho an toàn. Thứ hai: Rất có thể lãi vay (tuy đã hạ rồi) vẫn còn cao so với lãi mà họ có thể có, vì thế họ ngại không muốn tiếp cận vì lãi quá cao. Thứ ba: Là nhóm không đủ điều kiện bao gồm điều kiện thế chấp, không đủ điều kiện viết dự án tốt, rồi không tạo được lòng tin cho ngân hàng…Đây cũng là một trong những lý do khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Giải pháp nào để gỡ khó? Vấn đề đặt ra là, tại sao Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo giảm lãi suất cho vay mà nhiều khi DN và ngân hàng vẫn khó gặp nhau? Cần những giải pháp kịp thời nào để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân?... Đây là những vấn đề được các chuyên gia kinh tế đặt ra và có nhiều giải pháp thiết thực. Ông Trần Văn Tần - Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho rằng: Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền ở các địa phương tích cực triển khai các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, các hội nghị triển khai chương trình này đều có sự tham gia của chính quyền địa phương, các sở, ngành để cùng xem xét giải quyết. Bên cạnh sự nỗ lực của ngành ngân hàng, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự cố gắng nâng cao khả năng tài chính, các thông tin phải minh bạch… Còn theo ông Tô Hoài Nam, để tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn, trước hết các doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực, minh bạch báo cáo tài chính. Về phía ngân hàng, chính sách cũng đã có, vấn đề là phải hành động, phải thay đổi tư duy quá thận trọng, tạo đột phá ở khâu tài sản đảm bảo, tín chấp... Các ngân hàng phải thiết kế lại các điều kiện cho doanh nghiệp vay, các cán bộ ngân hàng phải "chịu khó" hơn, quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp ở khối tư nhân. Ông Nam nhấn mạnh: Nếu cán bộ ngân hàng làm đúng quy trình, làm chuẩn, làm tốt rồi còn phía rủi ro do thị trường thì mình phải xem xét vấn đề này. Chủ yếu là do ngân hàng không phải là họ không nghĩ đến đột phá mà do họ sợ mình làm không khéo thì liên quan đến pháp luật hình sự. Còn tháo gỡ, ngân hàng đưa ra rất nhiều biện pháp nhưng cái căn cơ đầu tiên để bước vào biện pháp đó theo tôi cảm nhận là phải thay đổi triệt để tư duy, coi khu vực 70% không tiếp cận được vốn, không đáp ứng được điều kiện vay đừng nhìn họ là chỗ rủi ro mà nên lọc ra trong đó độ 10% nhìn thấy tiềm năng để tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, bởi vì hai bên quan hệ với nhau thì phải đảm bảo nguyên tắc là công bằng. Anh cho doanh nghiệp vay, anh được phần lãi thì anh cũng phải chấp nhận một phần rủi ro. Thứ hai, nên thiết kế lại điều kiện cho doanh nghiệp vay cho phù hợp, ngân hàng phải tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp những điểm mà doanh nghiệp còn hạn chế. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Minh Phong cũng góp ý thêm: Đối với hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo tôi cần mấy điểm đột phá để đảm bảo nguồn vốn rộng hơn như sau: Thứ nhất, cần phải thực hiện tốt việc cho vay theo chuỗi, điều này, luật hỗ trợ DNNVV đã khẳng định rất rõ, ngay cả cho vay tín chấp hay các hoạt động cho vay khác cũng cần ưu tiên lấy đây làm trọng tâm.Thứ hai, các doanh nghiệp cũng nên mạnh dạn liên kết với nhau. 600.000 doanh nghiệp hầu hết là nhỏ, không có sự liên kết, không đáp ứng được điều kiện cho vay, không có tầm để đầu tư dài hạn, như vậy, anh tự làm yếu mình trước các điều kiện cho vay ngặt nghèo. Khi tham gia vào chuỗi, anh sẽ có điều kiện để phát triển tốt hơn, lớn hơn, đáp ứng được điều kiện cho vay từ phía ngân hàng.Thứ ba, anh phải tự huy động vốn, thông qua vốn tự có, vay người nhà và đặc biệt, trên thị trường chứng khoán. Theo tôi, trong thời gian tới nên khuyến khích mảng thị phần này, doanh nghiệp tự tìm nguồn vốn với giá rẻ hơn, giảm bớt được sức ép về vốn. Ngoài ra, tôi cho rằng các quỹ bao gồm quỹ phát triển DNNVV (sắp thành lập), quỹ bảo lãnh phải thay đổi các điều kiện, thay đổi cách làm của mình để tạo hợp lực giúp DNNVV tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn. Cuối cùng, từng ngân hàng phải có sự điều chỉnh.Tất cả những điều đó làm tốt, cộng với Nhà nước kiến tạo, cùng với sự hỗ trợ của các địa phương theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì sẽ tạo ra hợp lực tốt để các doanh nghiệp có được sự cải thiện trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

 Hà Vân

Tin khác

Bất động sản Khánh Hòa vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc dù nhiều dự án khủng sắp được đầu tư

Bất động sản Khánh Hòa vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc dù nhiều dự án khủng sắp được đầu tư

(CLO) Trầm lắng từ giai đoạn 2022 cho tới hiện nay, thị trường Khánh Hòa chưa ghi nhận được tín hiệu tích cực nào báo hiệu sự khởi sắc trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, thị trường này vẫn được nhận định là một thị trường đầu tư bất động sản tiềm năng

Bất động sản
Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinhomes tiếp tục nâng tầm chuẩn sống, kiến tạo không gian sống xanh - vui khỏe - đẳng cấp tại Ocean City

Vinhomes tiếp tục nâng tầm chuẩn sống, kiến tạo không gian sống xanh - vui khỏe - đẳng cấp tại Ocean City

(CLO) Vinhomes tiếp tục nỗ lực mang đến cho cư dân "một nơi đáng sống bậc nhất hành tinh" với những hệ thống tiện ích vượt trội tại Ocean City.

Bất động sản
Đầu tư bảo mật 200 - 300 tỷ đồng, VNDirect vẫn bị hacker tấn công

Đầu tư bảo mật 200 - 300 tỷ đồng, VNDirect vẫn bị hacker tấn công

(CLO) Trên thực tế, các công ty chứng khoán đầu tư rất lớn trong vấn đề bảo mật, riêng VNDirect đầu tư 200 - 300 tỷ đồng về vấn đề này, nhưng vẫn bị hacker tấn công.

Tài chính - Bảo hiểm
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp