60% doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận được nguồn vốn

Thứ năm, 09/08/2018 11:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, trong 2 triệu doanh nghiệp (DN) có đăng ký kinh doanh thì sự minh bạch trong quản trị luôn là điểm yếu với rất nhiều DN. Bên cạnh đó, dự án kinh doanh thiếu khả thi cũng là nguyên nhân khiến tổ chức tín dụng “nói không” với DNNVV.

Báo Công luận

Để tiếp cận được vốn, các DN cần minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính (Ảnh TL)

 

Số liệu của Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, hiện cả nước có hơn 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), chiếm khoảng 97% tổng số DN đang hoạt động. Với số lượng đông đảo như vậy, DNNVV đang đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Hàng năm, các DNNVV đã tạo ra gần 60% việc làm (chiếm 42,2% số lao động), 44,8% doanh thu, đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 29,3% cho ngân sách nhà nước.

Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế nhưng khối DNNVV vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn như: vốn tín dụng từ các ngân hàng (NH), nguồn vốn từ các quỹ… để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Theo Báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam năm 2018 được xếp hạng 29/190 nền kinh tế. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2018 (tính đến 30/6/2018), dư nợ tín dụng đối với DNNVV chiếm khoảng 21% dư nợ toàn nền kinh tế. Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại vẫn có đến khoảng 60% DNNVV chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của NH.

Lý do được Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN Nguyễn Quốc Hùng chỉ ra là vì thiếu minh bạch thông tin, tổ chức tín dụng (TCTD) thiếu thông tin về DN, không kiểm soát được dòng tiền dẫn đến khó cho vay. Thời gian thành lập DN ngắn nên không đáp ứng được điều kiện về báo cáo thuế trên 3 năm, không có báo cáo tài chính chuẩn theo yêu cầu...

Còn Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc thì cho rằng, đến thời điểm này, DNNVV, DN siêu nhỏ xét theo khái niệm kinh tế đạt gần 6 triệu đơn vị. Trong số này chỉ có 2 triệu có đăng ký, gồm 1,3 triệu đơn vị và hơn 600.000 DN có đăng ký, số còn lại hoạt động trong khu vực không chính thức mà phi chính thức thì sẽ ít minh bạch và phi minh bạch. Ngay trong 2 triệu đơn vị có đăng ký thì sự minh bạch trong quản trị cũng luôn là điểm yếu với rất nhiều DN. Bên cạnh đó, dự án kinh doanh thiếu khả thi cũng là nguyên nhân khiến tổ chức tín dụng “nói không” với DNNVV.

Bài toán về vốn cho DNNVV đã được bàn đi bàn lại trong suốt thời gian dài nhưng đến nay vẫn chưa thể tìm ra lời giải nào xác đáng. NH thì cần giải ngân vốn, DN thì luôn “khát” tiền nhưng cả hai vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung. Trước vấn đề này, Chuyên gia kinh tế - Trưởng NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia Cấn Văn Lực nhấn mạnh đến việc cần sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, NH và DN.

Cụ thể, đối với các TCTD, cần thiết kế các sản phẩm, quy trình tín dụng đặc thù, phù hợp hơn đối với DNNVV; phát triển hình thức cấp tín dụng theo chuỗi cung ứng, hợp tác với DN lớn để phối hợp tài trợ cho các DNNVV. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả hợp tác với các quỹ (nhất là Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển DNNVV, các quỹ tài chính quốc tế…) để chia sẻ thông tin, kết nối DN.

Đối với các DN, cần minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính, nâng cao chất lượng quản trị DN, quản lý rủi ro; đặc biệt, nên có chuyên viên chuyên sâu về quản lý tài chính/vốn…

Về phía cơ quan nhà nước, cần triển khai hiệu quả, đồng bộ Luật Hỗ trợ DNNVV và các chính sách hỗ trợ đã ban hành; đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Bảo lãnh DNNVV và Quỹ Phát triển DNNVV. Song song với đó, cần phát triển cân bằng thị trường tài chính (nhất là thị trường chứng khoán, trái phiếu, tài chính vi mô, quỹ đầu tư…) để tạo kênh dẫn vốn đa dạng cho DNNVV…

Hương Khê

Tin khác

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

(CLO) Trong thời đại 4.0, những chuyển đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

(CLO) Thụy Sĩ đang nắm giữ khoảng 13 tỷ franc (14,3 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa trong các tổ chức tài chính của nước này, khoảng một nửa trong số đó thuộc về nhà nước và một nửa thuộc về cá nhân, cơ quan quốc gia giám sát các lệnh trừng phạt tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp