Áp lực dang dở việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành ở Petrolimex

Thứ ba, 05/06/2018 07:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra đối với Petrolimex. Về kiến nghị “Thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đầu tư chưa đúng quy định 622.360 triệu đồng.

Lộ trình thoái vốn ngoài ngành của Perolimex còn dở dang, chưa hoàn thành tại PLand và PJICO và còn vướng mắc trong việc thoái vốn tại PG Bank. Cụ thể, trong tổng số 622,360 triệu đồng cần thoái vốn theo kết luận thanh tra, Petrolimex mới chỉ thu hồi được 51 tỷ đồng đầu tư vào PLand, giảm 10% vốn tại PJICO và đang đàm phán với đối tác để thoái vốn tại PG Bank. 

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ ngày 1/9/2016, Tập đoàn Petrolimex đầu tư với giá trị lớn không đúng quy định: tăng vốn đầu tư vào PGBank 400.000 triệu đồng (chiếm 40% vốn điều lệ của đơn vị nhận vốn góp). 

Việc tăng vốn đầu tư này đã vi phạm Luật Tín dụng vì pháp luật chỉ cho phép đầu tư ngoài ngành vào ngân hàng chiếm tối đa 20% vốn điều lệ của ngân hàng đó. 

Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Petrolimex phải thoái vốn đầu tư ngoài ngành khỏi PGBank theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay việc thoái vốn của Petrolimex tại PGBank chưa thực hiện được. 

Từ năm 2016, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) phải thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành trên 622 tỷ đồng tại các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản và bảo hiểm nhưng sau hai năm, đến nay, Petrolimex mới ì ạch thoái vốn được 51 tỷ đồng trong bất động sản, giảm 10% tỷ lệ vốn trong bảo hiểm và chưa có tín hiệu gì mới trong việc tìm kiếm giải pháp thoái vốn trong lĩnh vực ngân hàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank). 

Nội dung thông báo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, Công ty mẹ - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã đầu tư tài chính ngoài ngành nghề kinh doanh chính (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) với tổng số tiền 2.255 tỉ 618 triệu đồng, trong đó đầu tư với giá trị lớn không đúng quy định. 

Trong đó, Petrolimex đã sử dụng vốn kinh doanh gần 232 tỉ đồng để đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, không đúng với Nghị quyết của HĐQT, ủy thác cho các đơn vị thành viên vay dài hạn để đầu tư xây dựng các công trình, dự án hơn 414 tỉ đồng từ vốn chiếm dụng trong thanh toán, chưa bố trí được nguồn vốn cho đầu tư xây dựng, chưa thực hiện nghiêm việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chủ trương của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 

Báo Công luận
  Đã có nhiều trường hợp các tập đoàn kinh tế đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, sau đó thua lỗ, mất vốn nhà nước. Ảnh minh họa

Petrolimex đã tăng vốn đầu tư vào PG Bank 400 tỉ đồng (chiếm 40% vốn điều lệ của đơn vị nhận vốn góp) và Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex hơn 171 tỉ đồng (chiếm 51% vốn điều lệ của đơn vị nhận vốn góp) không có sự chấp thuận của Bộ Công thương. 

Bên cạnh đó, một số khoản đầu tư của Công ty mẹ hiệu quả thấp, đầu tư 178 tỉ 500 triệu đồng vào Công ty cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex kém hiệu quả; đầu tư gần 39 tỉ đồng vào Công ty cổ phần Thương mại Tuyên Quang, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hóa chất PTN và Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển Vân Phong từ năm 2010 đến thời điểm thanh tra không có cổ tức. 

Không chỉ thế, các công ty con cũng có nhiều sai phạm trong đầu tư vốn. Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco (Công ty Vipco) đầu tư hơn 56 tỉ đồng vào Công ty cổ phần An Phú, nguy cơ mất vốn do kinh doanh thua lỗ; Tổng công ty cổ phần phần Hóa dầu Petrolimex đầu tư 5 tỉ đồng vào Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Thương mại PLG bị thua lỗ 134 triệu đồng, thanh toán 369 triệu đồng lãi suất sử dụng vốn góp trong thời gian Công ty TNHH Đầu tư Thương mại PLG làm thủ tục giải thể là bất hợp lý; Công ty Xăng dầu Khu vực II dùng vốn kinh doanh cho Công ty Du lịch- Thương mại Kiên Giang vay ưu đãi sai quy định 25 tỉ 534 triệu đồng; Công ty trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 53 tỉ 747 triệu đồng không đúng quy định. 

Theo báo cáo của Petrolimex, ngày 09/12/2017, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 13139/VPVP-ĐMDN thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng Cty Xây lắp và Thương mại Petrolimex. Ngày 5/3/2018, Bộ Công Thương có Văn bản 1164/BCT- TCCB chấp thuận chủ trương thành lập Tổng Cty Xây lắp và Thương mại Petrolimex. 

Tiến độ thoái vốn của Petrolimex trong lĩnh vực bất động sản như sau: Thành lập Tổng Cty Xây lắp và Thương mại Petrolimex tháng 4/2018. Tiếp theo, Tập đoàn thực hiện chào bán cổ phần góp vốn và giảm tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn xuống còn 35% theo hai bước.

Bước 1, chào bán 30% vốn cổ phẩn của Tập đoàn trong tháng 5/2018 và hoàn thành tháng 8/2018. 

Bước 2, chào bán 35% phần vốn của Tập đoàn cho các nhà đầu tư chiến lược trong tháng 9/2018 và việc hoàn thành giảm tỷ lệ giảm tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn xuống 35% trong tháng 12/2018. 

Ngoài ra, Petrolimex cũng phải thoái vốn trong lĩnh vực bảo hiểm khi giảm vốn từ 51% xuống còn 40,95% tương ứng giá trị 88.717 triệu đồng tại Tổng Cty Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) thông qua việc PJICO phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài là Cty Samsung Fire & Marine Insurance Co,ltd (SFMI) khi đối tác ngoại này chính thức sở hữu 17,74 triệu cổ phiếu tương ứng 20% cổ phần của PJICO. 

Để tiếp tục giảm vốn tại PJICO, năm 2018, 2019 PJICO sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 887, 17 tỷ đồng lên 1.050 tỷ đồng tương ứng với tiến trình giảm vốn của Petrolimex tại PJICO xuống còn 35%. 

Trước đó, đã có nhiều trường hợp các tập đoàn kinh tế đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, sau đó thua lỗ, mất vốn nhà nước. Điển hình như việc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đầu tư vào Ngân hàng Đại dương (OceanBank) 800 tỷ đồng nhưng làm ăn thua lỗ, cuối cùng NHNN phải mua lại ngân hàng này với giá 0 đồng. 

Do đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả, để mất vốn nhà nước với giá trị lớn nên lãnh đạo cấp cao của PVN đã bị khởi tố hình sự. Lấy trường hợp của OceanBank làm ví dụ thì rõ ràng Petrolimex phải hết sức thận trọng trong việc thoái vốn khỏi PGBank dù bằng hình thức sáp nhập với ViettinBank. 

Một thực tế là Petrolimex vẫn đang vi phạm pháp luật khi chưa thoái vốn khỏi PGBank dù Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị từ lâu. Nói cách khác, Petrolimex chưa khắc phục vi phạm sau thanh tra theo chỉ đạo của Chính phủ.

 Giới chuyên gia tài chính cho rằng, Ban lãnh đạo của Petrolimex cần có các động thái tích cực và quyết định thận trọng bởi áp lực thất bại trong vụ đàm phán sát nhập giữa PG Bank và Vietinbank đồng nghĩa với việc thất bại trong lộ trình thoái vốn. 

Những lo ngại được dấy lên về nguy cơ tiềm ẩn rủi ro làm mất vốn Nhà nước khi sát nhập thì trách nhiệm của người đứng đầu Petrolimex không hề đơn giản khi trường hợp Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia (PVN) đầu tư 800 tỷ vào Ngân hàng Đại dương Ocean Bank nhưng thua lỗ được nhà nước mua lại với giá 0 đồng khiến lãnh đạo PVN bị khởi tố hình sự đã trở thành bài học nhãn tiền./.

Bảo Anh

Tin khác

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp