Áp lực từ chính sách thuế

Thứ sáu, 14/12/2018 07:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hình phạt thuế là là một thách thức, rào cản phát triển đối với cộng đồng doanh nghiệp. Khi việc tăng thuế và hải quan được xem là một trong những giải pháp để bù đắp thâm hụt ngân sách thì đồng nghĩa với đó là việc doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức, làm giảm sức hấp dẫn khi đầu tư vào thị trường.

Rất cần sự công bằng

Báo Công luận

Cần minh bạch hơn nữa về chính sách thuế và hải quan để tạo đà cho doanh nghiệp (Ảnh TL)

Phát biểu trong Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2018 mới đây, ông Kenneth Atkinason, Chủ tịch Hiệp hội Anh quốc tại Việt Nam cho rằng: Trên cơ sở tôn trọng quy định trong việc áp dụng chính sách thuế, tuyệt đối không chấp nhận hành vi trốn thuế. Tuy nhiên, thực tế DN nước ngoài khó khăn trong tiếp nhận thông tin, hướng dẫn chính sách về thuế hải quan, thậm chí ở mỗi địa phương việc thực thi lại khác nhau. Hậu quả là DN đang phải chịu nhiều hình phạt thuế bất ngờ từ những thiếu sót về chính sách, quản trị thuế của các cơ quan chức năng.

Cụ thể, một trong những cản trở lớn nhất khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, theo ông Kenneth Atkinason là việc thanh kiểm tra thuế hàng năm diễn ra chậm, có thể lên đến 5 năm sau kì báo cáo. Thậm chí, một trong bất cập về chính sách thuế nguyên nhân đến từ việc lỗi sai sót của cơ quan thuế nhưng lại áp dụng hình phạt hành chính lên DN với lỗi thanh toán chậm. Đây đang được coi có vấn đề không công bằng, vô lý và gây khó khăn lớn cho các thành viên DN nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

“Hiện nay, nhiều công ty đa quốc gia đang phải chịu thuế phạt này do cơ quan thuế không tiến hành kiểm tra hàng năm một cách kịp thời. Khoản phạt thanh toán nộp muộn sấp xỉ 20% một năm sau thời hạn 5 năm sẽ gấp đôi số tiền ban đầu. Trong tình thế nằm ngoài tầm kiểm soát, dù DN đã nộp đầy đủ giấy tờ và đúng hạn nhưng các công ty đang than vãn nhiều về hình phạt thuế, họ rất bất ngờ khi phải nộp phạt khủng mà không được cảnh báo trước”, ông Kenneth Atkinason chia sẻ.

Mất cơ hội đầu tư

Báo Công luận

Thủ tục hành chính, chính sách thuế và hải quan thông thoáng sẽ thu hút mạnh các nhà đầu tư (Ảnh TL)

Những thiệt hại kinh tế do thiếu minh bạch trong thủ tục hành chính, chính sách thuế và hải quan đang được coi là ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tương lai nếu như chúng ta không tìm ra giải pháp giải quyết. Khả năng thu hút đầu tư và trao đổi thương mại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào yếu tố minh bạch trong hoạt động kinh doanh và chế độ thuế.

Cũng theo ông Kenneth Atkinason, vấn đề này đang là mối quan tâm đối với DN đang hoạt động tại Việt Nam và thuế sẽ trở thành yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mở rộng thêm cơ sở hoạt động tại Việt Nam hay không. Ông Michael Kenlly, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam cũng cho rằng: Việt Nam đã có những cải tiến về thủ tục hải quan và hiệu suất công việc. Tuy nhiên, việc kiểm toán sau nhập khẩu đang tạo gánh nặng cho các DN.

Lý giải về điều này ông Michael Kenlly cho hay, một công ty phải trải qua hơn 10 đợt kiểm toán chỉ trong một chu kỳ 2 tháng mặc dù gần như không có lý do gì để hải quan nhận định DN này là đơn vị nhập khẩu có nguy cơ và rủi ro cao. DN nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Hoa Kỳ đang phải đối mặt với nhiều rào cản trong kiểm toán thuế định kỳ dài dòng, phức tạp.

Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Công tác thanh, kiểm tra trong thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh kiểm tra từ 2 lần giảm từ 48% xuống 40%, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết có sự trùng lặp về nội dung giữa các cuộc thanh kiểm tra từ 24% giảm còn 14% chỉ sau một năm. Điều này cho thấy Chỉ thị 20 nhằm chấn chỉnh công tác thanh tra kiểm tra mà Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 5 năm 2017 đã phát huy tác dụng.

Minh Phượng

Tin khác

Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu khối lượng dầu thô cao kỷ lục từ Nga

Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu khối lượng dầu thô cao kỷ lục từ Nga

(CLO) Bloomberg đưa tin ngày 18/3, trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu chở dầu từ Kpler, Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu khối lượng dầu cao kỷ lục từ Nga trong tháng 3 khi nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới đang thu dọn các lô hàng bị Ấn Độ xa lánh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' việc bán xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ Công Thương ra "tối hậu thư" việc bán xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

(CLO) Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố, các Sở Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối, các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Ngãi đề nghị Bộ Công an tạm hoãn xuất cảnh 3 lãnh đạo doanh nghiệp vì nợ thuế

Quảng Ngãi đề nghị Bộ Công an tạm hoãn xuất cảnh 3 lãnh đạo doanh nghiệp vì nợ thuế

(CLO) Ngày 18/3, Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đề nghị tạm hoãn xuất cảnh đối với lãnh đạo 3 doanh nghiệp trên địa bàn vì liên quan đến nợ thuế.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá dầu thô leo lên mức cao nhất trong 4 tháng

Giá dầu thô leo lên mức cao nhất trong 4 tháng

(CLO) Giá dầu thô tăng vọt lên 86 USD/thùng ngày 18/3, đạt mức cao nhất trong 4 tháng, khi các chuyên gia trong ngành cho rằng sự gia tăng này là do dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Iran ký các hợp đồng dầu mỏ mới trị giá 13 tỷ USD

Iran ký các hợp đồng dầu mỏ mới trị giá 13 tỷ USD

(CLO) Các công ty năng lượng của Iran đã được cấp những hợp đồng lớn nhất trong thập kỷ qua vào cuối tuần, khi Tehran tìm cách tăng sản lượng tại các mỏ dầu lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp