Cải cách thể chế là bước đệm quan trọng cho tăng trưởng dài hạn

Thứ năm, 24/05/2018 13:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các chuyên gia lưu ý Việt Nam cần cải thiện một số động lực để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, phát triển trong giai đoạn trước mắt, cũng là tiền đề cho trung hạn 2018-2020. Sớm hình thành bộ máy phục vụ giai đoạn thực sự kiến tạo với cách nhìn mới, tạo ra luật chơi mới chính là giai đoạn bước đệm để có tăng trưởng bền vững hơn trong dài hạn.

Kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn phục hồi, có tính lâu dài. Việc quan trọng hơn con số tăng trưởng GDP 6,81% năm 2017 đó là nền kinh tế xác lập được động thái tăng trưởng mới - mục tiêu là tái cơ cấu nền kinh tế. Các vấn đề mang tính nền móng đối với môi trường kinh doanh vẫn chưa rõ ràng, đó là chưa bảo vệ tốt quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, chưa giải quyết tốt vấn đề tranh chấp hợp đồng… tạo cơ sở cho phát triển dài hạn. 

Các vấn đề này có liên quan trực tiếp đến một số luật mà Quốc hội chuẩn bị thông qua trong thời gian tới đây. Xét về quy mô và phạm vi cải cách hiện nay cũng còn xa so với kỳ vọng, mới đang ở giai đoạn xoá bỏ các rào cản mà chưa tính tới yếu tố thúc đẩy phát triển. Những ách tắc trong phát triển hiện nay vẫn nằm ở cải cách thể chế và mong muốn các cơ quan quản lý làm quyết liệt hơn để phát triển khu vực này lớn mạnh trong thời gian tới. 

Chỉ ra những tồn đọng, hạn chế của nền kinh tế, PGS. TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, một số biểu đồ cho thấy gánh nặng chi phí cho DN, chi phí logistics cao, chiếm 18% của GDP, trong khi trung bình thế giới chỉ 11% GDP. Một vấn đề lớn khác kinh tế Việt Nam chỉ đang trong giai đoạn phục hồi và không đảm bảo tăng trưởng quá mức. 

Bên cạnh đó, một câu hỏi lớn được đặt ra, tăng trưởng đạt cao nhưng tại sao năng suất lao động lại rất thấp, thậm chí, thấp hơn cả Lào? Đây là một nghịch lý về tăng trưởng. Bên cạnh đó, cần quan tâm đằng sau câu chuyện tăng năng suất lao động đó là sự dịch chuyển nội ngành hay ngoài ngành…GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, GDP tăng, nhưng thu nhập của người dân vẫn thấp, chỉ 2.400 USD/người. TS. Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, cải cách thể chế là một động lực để tăng trưởng, phát triển. 

Báo Công luận
 Ảnh minh hoạ, nguồn internet

Xét dưới góc độ đó, theo ông Hiếu động lực cải cách hiện còn rất chậm. Quá trình đổi mới ở Việt Nam đã qua 30 năm, đến thời điểm hiện nay những việc dễ làm đều đã được làm hết, từ giờ trở đi chủ yếu là việc khó. Đó là hình thành bộ máy để phục vụ cho giai đoạn thực sự kiến tạo với cách nhìn mới, tạo ra luật chơi mới, chứ không chỉ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng cản của giai đoạn trước để lại. Khi đã có thể chế làm nền tảng, sẽ có cơ hội để thiết kế lại các động lực tăng trưởng vận hành lâu dài và bền vững hơn. Điều kiện quan trọng nhất là chất lượng các văn bản pháp luật ở cấp dưới luật gồm Nghị định, Thông tư… cần được cải thiện. 

Chính giấy phép con và các ràng buộc nằm ở chất lượng các văn bản pháp luật thấp hơn mới tạo ra cản trở trong quá trình xử lý, điều hành nền kinh tế. Đây là việc cần làm ngay, làm nhanh thể hiện trên nóng dưới cũng nóng thì môi trường kinh tế tư nhân mới phát triển được. 

Trong trung hạn, vấn đề cấu trúc lại bộ máy, thể chế chính trị để hình thành đúng nghĩa một nhà nước kiến tạo phát triển là việc cần tiến hành song song. TS. Võ Trí Thành cho biết, động lực tăng trưởng có 4 yếu tố: Nền kinh tế thế giới phát triển tích cực hơn nhiều và Việt Nam được hưởng lợi. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi tích cực hơn bắt đầu từ năm 2017. Sự đột biến trong sản xuất và xuất khẩu trong năm 2017. Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh từ Chính phủ cho DN. 

Trong đó, 2 yếu tố đầu đều mang tính xu thế, còn yếu tố tích cực nhất chính là Chính phủ cải cách được môi trường kinh doanh. Để tăng trưởng dài hạn và bền vững, phải tiếp tục thực hiện 3 đột phá, nhận diện cho đúng. Chính phủ kiến tạo cần tiếp tục kiểm soát vấn đề chi phí, xây dựng kết cấu hạ tầng. Cải thiện hạ tầng để thay đổi chi phí logistics. 

Nhà nước cũng không cần trực tiếp làm hạ tầng mà ra chính sách thu hút dòng vốn xã hội. Cộng đồng DN nên thông qua các hiệp hội của mình để có những đối thoại về chính sách, theo chủ trương của Chính phủ, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa. 

Theo các chuyên gia, có lẽ việc quan trọng hơn con số tăng trưởng 6,81% đó là việc nền kinh tế xác lập được động thái tăng trưởng mới. 2017 chỉ là năm tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của 3 năm sau. Nếu năm 2018 tăng trưởng cao hơn thì càng tốt, nhưng vẫn nên tập trung vào mục tiêu điều chỉnh trong dài hạn… /.

Bảo Anh

Tin khác

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4-1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4-1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

(CLO) Thụy Sĩ đang nắm giữ khoảng 13 tỷ franc (14,3 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa trong các tổ chức tài chính của nước này, khoảng một nửa trong số đó thuộc về nhà nước và một nửa thuộc về cá nhân, cơ quan quốc gia giám sát các lệnh trừng phạt tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp