Cần có giải pháp cho tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Thứ hai, 19/11/2018 10:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), tính đến thời điểm này, tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra còn chậm.

Nhiều doanh nghiệp không đạt tiến độ cổ phần

Báo Công luận
 

Theo đánh giá, thời gian tới, khối doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phải đối mặt với những thách thức trong cổ phần hóa (Ảnh TL)

 

Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng chậm cổ phần hóa vẫn tiếp tục diễn ra. Theo đó, với nhiều doanh nghiệp được khảo sát thì nổi cộm nhất vẫn là các nguyên nhân như: Sau khi cổ phần hóa sẽ đi đâu, về đâu? Xử lý công nợ ra sao? Rồi trách nhiệm người đứng đầu thế nào?..

Nhìn lại kết quả quá trình cổ phần hóa trong mấy năm gần đây cho thấy đã có nhiều dấu hiệu của sự chững lại. Năm 2016, theo kế hoạch sẽ cổ phần hóa 66 doanh nghiệp (trong đó có 15 doanh nghiệp cổ phần hóa cùng công ty mẹ, 35 doanh nghiệp độc lập) với tổng giá trị doanh nghiệp là 40.206 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 27.328 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng trong năm này, có 18/35 doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch bán cổ phần đề ra, trong đó có những doanh nghiệp bán được rất ít như: Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp; Công ty TNHH MTV Bột mỳ Vinafood; Công ty TNHH MTV Cao su Tân Biên; Công ty TNHH MTV Cấp nước Gia Lai…

Sang năm 2017, 69 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị là 365.953 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 160.156 tỷ đồng. Trong số 69 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa có 48 doanh nghiệp báo cáo tình hình thực hiện bán cổ phần lần đầu và 7/48 doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch bán cổ phần đề ra, trong đó có những doanh nghiệp bán được rất ít so với số cổ phần bán đấu giá công khai như: Tổng công ty Phát điện 3 (GENCO 3); Tổng công ty Công ty Sông Đà; Tập đoàn Cao su Việt Nam...

Sang năm 2018, tính đến hết tháng 10 mới có 10% doanh nghiệp có kế hoạch cổ phần hóa. Theo ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc Tổng Công tư Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), mặc dù có sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, nhưng do nhiều nguyên nhân nên nhìn chung quá trình thoái vốn nhà nước những năm gần đây có xu hướng diễn ra chậm.

Trong nhiều nguyên nhân SCIC đề cập về việc chậm cổ phần hóa thì có vấn đề đáng chú ý đó là việc chồng chéo về pháp luật tại nhiều văn bản. Điều này dẫn đến việc tham chiếu, vận dụng, giải thích văn bản gặp không ít khó khăn. Cạnh đó, các quy định hiện hành chủ yếu mới chỉ dừng ở các quy định khung, mang tính nguyên tắc. Công tác lập kế hoạch thoái vốn không thực sự gắn với yêu cầu thị trường so với thời hạn chót đặt ra để hoàn thành. Ngoài ra, còn những vướng mắc về phía doanh nghiệp là đối tượng thoái vốn như tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước quá nhỏ hoặc đã có cổ đông khác sở hữu tỷ lệ chi phối trên 51% tại doanh nghiệp, làm giảm sự hấp dẫn của phần vốn nhà nước….

Tiếp tục đối mặt với thách thức

Báo Công luận
 

Cần phải có thêm những giải pháp cho tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp (Ảnh TL)

 

Cổ phần hóa hiện nay đang được cho có dấu hiệu chững lại, hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước cũng được đánh giá là chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư. Theo Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- CIEM), hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn rất thấp, tiến trình cổ phần hóa đang không đạt như quy định.

Trước đó, tại Báo cáo Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2017 và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp của Bộ Tài chính cho biết, 521 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đang có tổng tài sản 3 triệu tỷ đồng nhưng nợ đã tới 1,5 triệu tỷ đồng.

Theo đánh giá chung, khối doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phải đối mặt với những rủi ro về độ mở cao của nền kinh tế, các rủi ro khi tiếp cận vốn đầu tư  nước ngoài. Trong khi đó nội lực tài nguyên ngày càng cạn kiệt, sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục suy giảm, công nghiệp chế tạo chưa có những đột phá mới. Bên cạnh đó, nông nghiệp được coi là có thế mạnh nhưng thời gian tới sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu. Áp lực tăng trưởng cho ngành này trong năm 2018 vẫn đang thực sự là một thách thức lớn.

Cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước đang được coi là chậm đổi mới, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; tính công khai, minh bạch còn hạn chế. Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước chưa rõ ràng; công tác cán bộ, chính sách tiền lương, thưởng của doanh nghiệp nhà nước còn chưa gắn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Những yếu tố này cũng được coi là nguyên nhân làm chậm quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tiếp theo.

Hương Thúy

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

(CLO) Trong phiên giao dịch ngày (20/4), giá vàng trong nước có nhiều biến động trái chiều giữa các “nhà vàng”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp