Công nghiệp cơ khí Việt Nam: Làm sao để không quá tụt hậu?

Thứ bảy, 12/05/2018 17:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Công nghiệp cơ khí Việt Nam hiện nay gặp muôn vàn khó khăn và thách thức khi chưa phát triển được một số ngành mũi nhọn trong chế tạo cơ khí dẫn đến tình trạng thiếu định hướng, thiếu tập trung trong phát triển ngành.

Trong bối cảnh cả thế giới đang phát triển cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thì ngành cơ khí Việt Nam vẫn đang loay hoay ở trình độ 2.0. Thực tiễn gần 30 năm qua cho thấy ngành sản xuất cơ khí Việt Nam đang ngày càng tụt hậu, không đủ sức cạnh tranh giữ thị trường nội địa và mở rộng được xuất khẩu. 

Theo Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam (VAMI) việc nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu cho sản xuất ngày càng gia tăng trong các năm qua chính là biểu hiện rõ nhất cho thấy ngành cơ khí trong nước chưa phát triển. 

Công nghiệp cơ khí chế tạo nước ta mới đạt trình độ trung bình về gia công kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, chế tạo các máy công cụ, máy động lực, máy canh tác và máy chế biến nông sản cỡ nhỏ. Ông Đào Phan Long - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam (VAMI) cho rằng, mục tiêu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp là khó hoàn thành như thời hạn vì nhiều nguyên nhân. 

Nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu là việc Nhà nước đưa ra các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, các chính sách đầu tư, tài chính, ngân hàng, quy hoạch, kế hoạch trung dài hạn, tổ chức bộ máy quản lý kinh tế-xã hội của nhà nước chưa đồng bộ vì chưa mang đầy đủ nội hàm “kinh tế thị trường hoàn chỉnh”. 

Đây cũng là lẽ đương nhiên vì Việt Nam phải chuyển đổi một nền kinh tế - xã hội do lịch sử để lại sang một nền kinh tế mở liên kết với kinh tế thế giới. Tụt hậu dần sau 30 năm, ngành cơ khí khó giữ thị trường nội địa và mở rộng xuất khẩu. 

Báo Công luận
Theo các chuyên gia cơ khí, khó khăn chính của việc phát triển lĩnh vực cơ khí chế tạo phục vụ ngành xây dựng Việt Nam là do chưa phát triển được một số ngành mũi nhọn trong chế tạo cơ khí dẫn đến tình trạng thiếu định hướng, thiếu tập trung trong phát triển ngành. Ảnh minh hoạ - nguồn internet 

Chúng ta cần thiết có cái nhìn tổng quát về hiện trạng của cơ khí chế tạo Việt Nam 15 năm qua trong bối cảnh Nhà nước đã dành nguồn lực đầu tư cho cơ khí, luyện kim thấp hơn những ngành kinh tế, công nghiệp khác (như ngành điện, giao thông, viễn thông, nông nghiệp). 

Điều này đã dẫn tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của các ngành công nghiệp cơ khí yếu kém hơn. Hậu quả là hàng năm giá trị nhập siêu thiết bị, công nghệ của Việt Nam tăng vọt. Cơ khí luyện kim phát triển “tự phát” và “cát cứ” không theo một quy hoạch tổng thể của nhà nước mà để cho từng ngành, từng địa phương thực hiện theo mục tiêu riêng rẽ… 

Chính điều này đã khiến lĩnh vực này bị phân tán nguồn lực và không thể hợp tác trong sản xuất, nghiên cứu cũng như đào tạo nguồn nhân lực chung cho toàn ngành, trái với bản chất sản xuất cơ khí có hiệu quả. Các DN cơ khí của nước ta điều kiện tài chính khó khăn nên chưa có tích lũy nhiều về tài chính cũng như công nghệ nên rất cần có sự liên kết, phối hợp giữa các DN với nhau và phối hợp với DN nước ngoài để chia sẻ vốn đầu tư và học hỏi kinh nghiệm cũng như tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ. 

Ngoài ra, các sản phẩm chính của ngành hiện nay vẫn chủ yếu là gia công, giá trị kinh tế thấp, sản xuất trên dây chuyền, nhà máy cũ, phần lớn máy móc, thiết bị đều phải nhập từ bên ngoài không đồng bộ, thiếu nguồn nguyên liệu... khiến các DN phải thường xuyên sản xuất trong tình trạng bị động, năng suất, chất lượng không cao, sản phẩm nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường. 

Theo các chuyên gia cơ khí, khó khăn chính của việc phát triển lĩnh vực cơ khí chế tạo phục vụ ngành xây dựng Việt Nam là do chưa phát triển được một số ngành mũi nhọn trong chế tạo cơ khí dẫn đến tình trạng thiếu định hướng, thiếu tập trung trong phát triển ngành. 

Chính phủ nên tập trung soát xét lại một số sản phẩm cơ khí trọng điểm vừa có thị trường vừa có cơ sở vật chất để phát triển, được hưởng những chính sách ưu tiên đặc biệt. VAMI khuyến nghị một số ngành như đóng tàu biển; ô tô buýt, xe khách và tải nhẹ; phụ tùng chi tiết, cụm chi tiết máy tham gia xuất khẩu, máy động lực và máy nông nghiệp; thiết bị điện… 

Để tạo thị trường tiêu thụ, VAMI khuyến nghị cần tạo điều kiện cho DN cơ khí tham gia các công trình sử dụng ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ. 

Theo đó, hoàn thiện cơ chế đấu thầu quy định tỷ lệ bắt buộc sử dụng vật tư, thiết bị công nghiệp do Việt Nam sản xuất; đưa tiêu chí các công ty nước ngoài không có cơ sở sản xuất tại Việt Nam không được tham gia đấu thầu cung cấp thiết bị; không nhập khẩu các sản phẩm, chi tiết, phụ tùng đã sản xuất được trong nước trongsửa chữa, trung đại tu các công trình… 

Về chính sách tạo vốn và thuế, lựa chọn một số dự án trọng điểm để tập trung vốn cho vay ưu đãi đặc biệt nhằm tạo động lực, có tác dụng kích thích phát triển ngành cơ khí; Nhà nước bảo lãnh tín dụng cho DN vay vốn nước ngoài hoặc vay vốn lưu động cho chế tạo thiết bị cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài... 

Ngoài ra, cần có biện pháp tài chính khác như giảm thuế thu nhập DN cho DN cơ khí, giảm thuế giá trị gia tăng cho máy nông nghiệp ở mức 0%. 

Ngoài ra cần tập trung vào một số chính sách khác như tư vấn thiết kế và công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; tổ chức quản lý chuyên ngành; nâng cao vai trò các hiệp hội ngành hàng… Trước mắt, Nhà nước cần mạnh dạn ưu tiên giao các dự án EPC cho DN Việt Nam có năng lực, kinh nghiệm, đủ điều kiện thực hiện, nhằm sử dụng nguồn nhân lực, vật tư có sẵn trong nước. 

Đồng thời các dự án, gói thầu mà DN Việt Nam làm được hoặc liên doanh, hợp tác với nhau để có năng lực tổng hợp thì bắt buộc phải để cho DN Việt Nam làm. Đối với quản lý FDI, cần có biện pháp chống chuyển giá, khuyến khích chuyển giao công nghệ, thường xuyên ban hành danh mục những thiết bị cơ khí sản xuất được trong nước để yêu cầu chủ đầu tư bóc tách những phần Việt Nam sản xuất được để dành cho các DN Việt Nam thực hiện./.

Bảo Anh

Tin khác

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp