Cuộc giải cứu nhà máy thép Gia Sàng: Ai đang muốn kéo lùi lịch sử?

Thứ tư, 16/05/2018 10:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) “Nhà nước không bỏ tiền để cứu các dự án kém hiệu quả” là lời khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại một cuộc họp bàn về hướng giải quyết khó khăn của một số dự án ngành thép. Với một nhà máy chìm trong nợ nần bi đát như Gia Sàng, để giải cứu, không thể kêu gọi viển vông, lý thuyết.

Báo Công luận

Nhà máy thép Gia Sàng với công nghệ lạc hậu và bị mất cắp quá nhiều không thể khôi phục mà phải thay công nghệ mới.

Gia Sàng – những dấu mốc toàn cảnh

Công ty CP Luyện cán thép Gia Sàng (Công ty Gia Sàng) tiền thân là Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng do Cộng hòa Dân chủ Đức giúp đỡ Việt Nam xây dựng, hoạt động từ năm 1975 và từng được ví là “cánh chim đầu đàn” của ngành thép Việt Nam.

Năm 2007, công ty thí điểm thực hiện cổ phần hóa với vốn sở hữu Nhà nước 39,66%, vốn của cổ đông lớn hơn 40%; của cán bộ công nhân viên còn lại 19,34%. Tuy nhiên, sau đó, nhà máy liên tục thua lỗ và phải ngừng sản xuất từ tháng 1 năm 2013. Cũng thời gian này, nhiều máy móc, thiết bị bị rút ruột, phá hoại, nhiều tài sản có giá trị hàng chục tỷ đồng đã bị tháo dỡ và tẩu tán…Các cơ quan pháp luật đã truy tố và đưa ra xét xử, phạt tù giam 5 đối tượng, trong đó có một phó chủ tịch HĐQT kiêm phó tổng giám đốc người nắm giữ cổ phần chi phối cổ phần Công ty Gia Sàng.

Năm 2013, tổng khoản nợ của Cty Gia Sàng lên tới 121,3 tỷ đồng bao gồm nợ ngân hàng, nợ thuế; lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động, nợ đối tác…và không còn khả năng chi trả. Công ty Gia Sàng đã bị Ngân hàng TPCM Công Thương chi nhánh Thái Nguyên kiện ra tòa vì không trả số tiền vay gốc hơn 33 tỷ đồng và tiền lãi.  

Ngày 8-1-2014, TAND TP Thái Nguyên đã tuyên Công ty Gia Sàng phải thanh toán khoản vay trên 38,8 tỷ đồng và lãi suất cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. Ngày 5-5-2014, Chi cục thi hành án dân sự Thái Nguyên ra quyết định cưỡng chế, kê biên, xử lý tài sản của Công ty Gia Sàng.

Tháng 7 năm 2016, Công ty Thái Hưng đã tham gia mua đấu giá tài sản của Công ty cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng thông qua Chi cục thi hành án dân sự thành phố Thái Nguyên, và trúng đấu giá tài sản với số tiền gần 57 tỷ đồng. Công ty Thái Hưng cam kết thực hiện đúng các điều kiện khi tham gia đấu giá: Đầu tư xây dựng cải tạo và khôi phục sản xuất Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đảm bảo an ninh trật tự trên địa phương.

Ngày 28/12/2016, Nhà máy được khôi phục hoạt động trở lại nhưng sau thời gian ngắn thì buộc phải tạm dừng do công nghệ đã quá lạc hậu, thiết bị bị mất mát, không đồng bộ, sản xuất không hiệu quả…

Tháng 7-2017, Ban lãnh đạo Công ty Gia Sàng họp bàn giải pháp và quyết định phải tìm phương án mới cứu nhà máy bằng việc đầu tư cải tạo nâng cấp dây chuyền công nghệ hiện đại hơn. Theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, dây chuyền mới phải đảm bảo công suất 500.000 tấn thép/năm trở lên; vị trí nhà máy hiện tại không đảm bảo và theo quy hoạch sẽ di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi trung tâm thành phố. Vì vậy, Công ty Gia Sàng đã đề xuất phương án cải tạo, nâng cấp gắn với di dời nhà máy, tổng đầu tư hơn 834 tỷ đồng để báo cáo chủ đầu tư là Công ty Thái Hưng triển khai thực hiện.

Đối với vị trí nhà máy Gia Sàng, Công ty Thái Hưng đã xin chủ trương để thực hiện một dự án Khu tổ hợp thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Gia Sàng và đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 3669/QĐ-UBND ngày 23-11-2017. Ngày 27-12-2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định sô 4060/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu tổ hợp Thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Gia Sàng (Thái Hưng Eco City).

Báo Công luận

Nhà máy thép Gia Sàng với công nghệ lạc hậu và bị mất cắp quá nhiều không thể khôi phục mà phải thay công nghệ mới

Những dư luận trái chiều

Ngay từ cuối năm 2017, khi Công ty Thái Hưng trúng đấu giá, đã xuất hiện khá nhiều thông tin trái chiều về Nhà máy thép Gia Sàng được tung ra. Trong đó, nhiều nhất là những thông tin về “sự sụp đổ của một biểu tượng ngành thép”, “những người lao động xót xa, tiếc nuối vì bị bỏ rơi”, “nhà máy Gia Sàng có nguy cơ biến mất”, “Công ty Thái Hưng không thực hiện đúng cam kết, vội vàng tháo dỡ nhà máy”…

Nhưng sự thật hoàn toàn không phải như vậy.

Nhìn lại những dấu mốc thăng trầm trên, những người am hiểu sẽ thấy ngay dù sao Công ty Gia Sàng cũng đã có một cái kết có hậu hơn rất nhiều so với những nhà máy bết bát dưới bờ vực phá sản. Bởi lẽ vài năm trở lại đây, thị trường sắt thép trong nước đã có lúc rơi vào cảnh khủng hoảng thừa công suất, nhiều nhà máy phải đóng cửa, Chính phủ cũng không còn chính sách giải cứu theo kiểu chủ quan, mệnh lệnh hành chính. Với một nhà máy có quá nhiều vấn đề bế tắc như Gia Sàng, đơn vị trúng đấu giá sẽ phải gánh những hệ lụy nặng nề từ nợ nần, giải quyết quyền lợi của người lao động đã dai dẳng nhiều năm. Và để giải cứu nhà máy, phục hồi sản xuất phải thật sự là doanh nghiệp có tâm có tầm, có thực mới vực được đạo. Bởi đầu tư cho cải tạo, xây dựng một nhà máy thép đòi hỏi phải có một nguồn lực tài chính rất lớn.

Thái Hưng – nhà đầu tư đầy trách nhiệm vì người lao động

Nhìn lại những gì diễn ra vừa qua, có thể nói Công ty Thái Hưng đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành và UBND tỉnh Thái Nguyên cùng các cơ quan pháp luật để giải cứu nhà máy Gia Sàng, đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Những thông tin gần đây chỉ than phiền chung chung về sự “tiếc nuối một biểu tượng ngành thép” chung chung với cách nhìn phiến diện, suy diễn khiến người đọc có thể hiểu lầm rằng dường như nhà đầu tư mới – Công ty Thái Hưng đang là “thủ phạm” làm biến mất Công ty Gia Sàng. Nhưng sự thật thì ngược lại, chính những người trong ban lãnh đạo cũ của Công ty Gia Sàng, trong đó có một số người đã và đang phải đi tù do yếu kém, vi phạm trong quản lý, điều hành, do nạn trộm cắp đã làm biểu tượng ngành thép bị phá nát. Và đỉnh điểm của sự tan tành là vào cuối năm 2013, Báo cáo tại đại hội đồng cổ đông 2013 đã khiến hàng trăm lao động “chết lặng” vì con số nợ ngân hàng, nợ thuế, nợ nhà cung cấp, nợ công nhân viên….lên tới hơn 120 tỷ đồng, trong đó nợ lương, bảo hiểm đã hàng chục tỷ đồng.

Ngày 23/12/2013, Bộ Công thương đã có văn bản số 11820/BCT trình Thủ tướng đề nghị thoái gần 40% vốn Nhà nước tại Gia Sàng nhưng đại diện cán bộ công nhân viên, số cổ đông nhỏ lẻ chiếm 20% đã có văn bản đề nghị Thủ tướng chưa bán 40% vốn nhà nước – chỗ dựa cuối cùng để Gia Sàng khôi phục sản xuất, người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm.

Vì quyền lợi của người lao động, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phải có nhiều chỉ đạo trực tiếp để giải cứu nhà máy, bảo đảm quyền lợi của người lao động. Nhờ thế, năm 2016, Gia Sàng đã có nhà đầu tư mới tham gia đấu giá để khôi phục sản xuất là Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng và đã có nguồn tài chính khoảng 57 tỉ đồng từ việc bán đấu giá tài sản.

Tuy nhiên, số tiền ấy là không đủ để  trả các khoản nợ, đặc biệt là khoản nợ người lao động, quyền lợi cho người lao động khi mà chỉ riêng khoản nợ ngân hàng của nhà máy đã hàng vài chục tỷ đồng. Trước sự kêu cứu của người lao động, năm 2015, Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình  đã có hai văn bản chỉ đạo giải quyết sự việc.  Ngày 15.8.2016, UBND tỉnh Thái Nguyên đã văn bản số 2875/UBND-TCD  trả lời đơn của đại diện tập thể người lao động, chỉ đạo Sở LĐTBXH tỉnh Thái Nguyên đã chủ trì tổ chức buổi làm việc vào ngày 29.8.2016, với tập thể người lao động và các ngành chức năng, gồm: Đại diện UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, lãnh đạo Sở LĐTBXH, Sở Công Thương, đại diện Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên, cơ quan bảo hiểm và LĐLĐ tỉnh, đại diện cơ quan Thi hành án….Tại buổi làm việc, đại diện Ban lãnh đạo và cán bộ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên đã cam kết cắt giảm lãi suất để giải quyết quyền lợi của người lao động. Ngân hàng chỉ thu hồi 38 tỉ đồng (gồm nợ gốc là trên 33 tỉ đồng và 5 tỉ tiền lãi). Số tiền còn lại hơn 17 tỉ đồng được đề nghị trả lại cho Gia Sàng để giải quyết ngay quyền lợi cho người lao động gồm các khoản bắt buộc chi trả như: Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp mất việc làm, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...các khoản phải thu của bảo hiểm xã hội…Năm 2017, Công đoàn Công Thương Việt Nam và Tổng LĐLĐVN cũng có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Sau đó, liên ngành tỉnh Thái Nguyên đã có tới hai cuộc họp nhất trí đề nghị cơ quan thi hành án, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên hoàn thiện các thủ tục để Công ty sớm có tiền trả cho người lao động. Tuy nhiên, đến nay sự việc này vẫn bế tắc.

Trong khi đó, theo báo cáo số 400/BC-SLĐTBXH ngày 25/8/2017 của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên: Tính đến thời điểm 31/7/2017, tổng số tiền nợ BHXH của Công ty CP Luyện cán thép Gia Sàng là hơn 6,6 tỷ đồng; nợ tiền chấm dứt HĐLĐ hơn 9,7 tỷ đồng; nợ lương hơn 16,2 tỷ đồng…

Và để khắc phục việc này, ông Bùi Long Xuyên - Tổng Giám đốc Công ty CP Luyện cán thép Gia Sàng cho biết, Ông đã thay mặt Công ty đề nghị, và đã được Công ty Thái Hưng đồng ý cho vay 8 tỉ đồng để thanh toán một phần nợ gốc BHXH, nợ lương, chốt sổ BHXH và các khoản trợ cấp (trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm…) nhằm đảm bảo đảm bảo quyền lợi cho NLĐ trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Tuy nhiên, đã không được các thành HĐQT Công ty Gia Sàng chấp thuận đặc biệt là từ phía thành viên HĐQT – đại diện cho số người nắm giữ cổ phần chi phối cổ phần Công ty Gia Sàng. Tết Nguyên đán vừa qua, lần đầu tiên sau nhiều năm, người lao động ở Thép Gia Sàng mới có quà Tết khi được Công ty CP Thương mại Thái Hưng thưởng 1 tháng lương trị giá 3,5 triệu đồng cho các lao động thường xuyên; tặng 165 phần quà trị giá 1 triệu đồng/người…

Báo Công luận

Quy hoạch dự án Khu tổ hợp thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Gia Sàng

Chọn mặt gửi vàng, có thực mới vực được đạo

Cùng với việc chăm lo giải quyết quyền lợi tồn đọng của người lao động, với việc triển khai dự án cải tạo, di dời nhà máy thép Gia Sàng, Thái Hưng đang thể hiện vai trò một nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nhà máy Gia Sàng chỉ thật sự được giải cứu, biểu tượng của ngành thép thực sự không mất đi, người lao động thực sự có việc làm khi họ có một cơ sở sản xuất mới đúng quy hoạch, có quy mô và công nghệ tiên tiến phù hợp quy định của Chính phủ và Bộ Công Thương, có đủ đầu vào và đầu ra khi Thái Hưng đã là một doanh nghiệp mạnh và nhiều kinh nghiệm trong ngành thép. Còn nhớ, cách đây ít lâu, báo chí từng có những bài phản ánh “Nỗi khổ người dân thành phố thép”, Cảnh sát môi trường xử phạt Công ty Gia Sàng xả thải ban đêm…Quy luật tất yếu của sự phát triển cho thấy, một cơ sở công nghiệp lạc hậu từ thế kỷ trước lại nằm rất gần khu dân cư như Gia Sàng không thể không di dời…

Có lẽ cũng vì thế mà đến nay, hầu hết người lao động và người dân xung quanh đều đồng tình, ủng hộ với phương án di dời, cải tạo nhà máy song song với triển khai dự án Khu đô thị trên vị trí nhà máy thép Gia Sàng cũ. Cả người lao động và người dân trong khu vực đều ủng hộ vì giúp doanh nghiệp phát triển lúc này cũng là giúp người lao động…Tuy nhiên, để triển khai một nhà máy mới tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng không thể là công việc một sớm một chiều. Hiện công ty Thái Hưng đang cố gắng cao nhất để đảm bảo các quyền lợi khác cho người lao động.

Cũng cần phải nói thêm rằng, với việc xin chủ trương đầu tư trên 22ha diện tích nhà máy thép Gia Sàng cũ thành dự án Khu tổ hợp thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Gia Sàng, đó là nguyện vọng, hướng đi hoàn toàn chính đáng của Công ty Thái Hưng với góc độ là một doanh nghiệp mạnh, đủ khả năng, tiềm lực và tầm nhìn. Việc triển khai này đã được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận theo đúng các quy định của pháp luật. Với việc luôn tích cực, chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội với người lao động và tầm nhìn mở mang để góp phần quy hoạch và phát triển một khu đô thị hiện đại, đúng quy hoạch và hấp dẫn các nhà đầu tư, trở thành một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Thái Hưng đang tạo thêm dấu ấn một doanh nghiệp có trách nhiệm và sứ mệnh cao cả trước cộng đồng. Vì thế, doanh nghiệp được lãnh đạo tỉnh ủng hộ tin tưởng, chọn mặt gửi vàng cũng là điều dễ hiểu. Nên nhớ rằng, đây là lần đầu tiên Thái Nguyên có một khu đô thị được quy hoạch tổng thể, hiện đại, quy mô, đồng bộ giống như các dự án  lớn mà các tập đoàn như Vingroup, Hòa Bình…đã triển khai. Tổng mức đầu tư cho dự án này là hàng nghìn tỷ đồng và hiện nay dự án mới có quy hoạch 1/500, chứ không phải để phân lô, bán nền ngay và thu lời hơn 2000 tỷ đồng như thông tin suy diễn vô căn cứ.

Vì thế, những ý kiến phiến diện, một chiều mang tính chất mượn danh nghĩa người lao động để “nói ngược”, kêu gọi phải “xem lại cuộc đấu giá”, “phải khôi phục nhà máy tại chỗ”, “không được tháo dỡ máy móc ngay”…là hết sức vô lý, muốn kéo lùi lịch sử!

Nguyễn Văn Minh

Tin khác

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp