Đất đai: Rào cản lớn trong thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước

Thứ năm, 08/11/2018 09:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhưng thực tế lại sống nhờ vào nguồn thu từ cho thuê đất. Nếu sắp xếp lại và tách bạch phần này, sẽ chuyển từ làm ăn kinh doanh có hiệu quả sang thua lỗ. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính để dẫn đến những rào cản và làm chậm lại tiến trình cổ phần hóa.

Vướng mắc về đất đai

Báo Công luận
 

Đất đai và việc quản lý được cho là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ CPH DNNN (Ảnh TL)

 

Cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được xem là chủ trương chính của Chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế. Trong 20 năm qua, số lượng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) từ 12.000 doanh nghiệp (DN) vào đầu những năm 90 đã giảm xuống còn khoảng 500 DN 100% vốn nhà nước ở 11 ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Dự kiến năm 2020, cả nước còn khoảng 100 DNNN.

Chia sẻ tại Diễn đàn về hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước, các chuyên gia cho rằng, công tác cổ phần hóa còn chậm dù khuôn khổ pháp lý cơ bản đã thông thoáng. Tuy nhiên, sắp xếp đất đai là một trong những trở ngại lớn nhất với cổ phần hóa DNNN hiện nay.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), một trong những vướng mắc lớn nhất nằm ở khâu sắp xếp lại danh mục đất đai. Theo ông, hành lang pháp lý đã có từ Luật Đất đai 2013, tức là các DNNN phải rà soát và sắp xếp, nếu thừa thì trả lại và công việc này phải hoàn thành trước cổ phần hóa. Tuy nhiên, việc sắp xếp này lại bộc lộ nhiều vấn đề. Hoạt động của DN có còn hiệu quả sau khi đã tách bạch đất đai là một câu chuyện lớn.

“Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhưng thực tế là sống nhờ vào nguồn thu từ cho thuê đất. Nếu sắp xếp lại và tách bạch phần này, sẽ chuyển từ làm ăn kinh doanh có hiệu quả sang thua lỗ và cho rằng trở ngại này khiến công tác cổ phần hóa bị chậm lại” - ông Tiến nói.

Tuy nhiên, việc xử lý câu chuyện tách đất đai khỏi hoạt động kinh doanh của khối DNNN lại không đơn giản. Lấy ví dụ về Hãng phim truyện Việt Nam, ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, câu hỏi cần đặt ra trước cổ phần hóa là hãng phim sống bằng làm phim hay bằng thuê đất. Việc quản lý đất đai dẫn tới nợ đọng tiền thuê đất nhiều năm, đất thuê hết thời hạn từ năm 2012 nhưng không bị thu hồi và sau đó được đánh giá bằng 0 đã khiến nảy sinh nhiều vấn đề sau cổ phần hóa.

Quá trình cổ phần hóa DNNN cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước cổ phần hóa làm kéo dài thời gian thực hiện cổ phần hóa. Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định dẫn đến các DN phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa.

Cơ chế thu hồi vốn

Báo Công luận
 

Việc lùm xùm vừa qua tại Hãng phim truyện Việt Nam có nguyên nhân rất lớn bắt đầu từ đất (Ảnh TL) 

 

Khuôn khổ pháp lý trong cổ phần hóa DNNN đã thông thoáng, tuy nhiên từ nguồn đất, mặt bằng kinh doanh, tài sản công do chưa tính, hoặc không tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và các giá trị, lợi thế kinh doanh vô hình khác lại trở thành rào cản làm chậm tiến độ cổ phần hóa DNNN gây thất thoát lớn.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, để giải quyết dứt điểm vướng mắc về đất đai, các DNNN thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật đất đai trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị DN cổ phần hóa theo đúng quy định.

Ngoài ra, chậm thoái vốn nhà nước dưới góc nhìn của SCIC, ông Lê Song Lai - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước cho rằng cần thiết lập cơ chế hợp tác mua bán nợ giữa SCIC và các tổ chức mua bán nợ trên thị trường (như DATC hay VAMC).

 Nếu cơ chế này được xây dựng và thực thi, những khoản nợ xấu, nợ khó đòi tại các DN theo lộ trình thoái vốn của SCIC sẽ được xem xét, đàm phán để bán lại cho DATC/VAMC. Điều này sẽ đem lại những lợi ích đáng kể cho các bên;  Một mặt giúp SCIC đẩy nhanh quá trình bán vốn, kịp thời thu hồi vốn cho Nhà nước, hoàn tất quá trình cổ phần hóa toàn bộ vốn nhà nước tại DN.

Mặt khác với việc tái cơ cấu, chuyển khoản nợ thành vốn góp, DATC/VAMC trong vai trò cổ đông sẽ hỗ trợ HĐQT và Ban điều hành DN cải tiến công tác quản trị và tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần gia tăng giá trị cho DN và cổ đông.

Minh Phượng

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp