Doanh nghiệp được phép phát hành trái phiếu thành nhiều đợt để huy động vốn

Thứ tư, 12/12/2018 14:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bỏ điều kiện DN phát hành trái phiếu phải có lãi năm liền kề trước năm phát hành tại Nghị định 90. Đồng thời quy định cụ thể về điều kiện cho phép DN phát hành trái phiếu thành nhiều đợt để huy động vốn phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

Báo Công luận
Để quản lý số lượng nhà đầu tư, Nghị định quy định TPDN riêng lẻ sau khi phát hành phải lưu ký trái phiếu tại tổ chức lưu ký trái phiếu được phép (Ảnh TL) 

Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thay thế Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 nhằm tạo dựng khuôn khổ pháp lý mới cho các DN huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. 

Theo Nghị định này, TPDN được phát hành theo 2 hình thức là phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ. Trong đó, phát hành riêng lẻ là phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet. Phát hành TPDN ra công chúng thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán. 

Về điều kiện phát hành trái phiếu, Nghị định 163 quy định theo hướng nới lỏng về điều kiện phát hành để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. 

Theo đó, Nghị định bỏ điều kiện DN phát hành trái phiếu phải có lãi năm liền kề trước năm phát hành tại Nghị định 90. Đồng thời quy định cụ thể về điều kiện cho phép DN phát hành trái phiếu thành nhiều đợt để huy động vốn phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đầu tư. 

Về phạm vi của TPDN phát hành riêng lẻ, Nghị định quy định TPDN phát hành riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư không bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, để định hướng nhà đầu tư mua trái phiếu là nhà đầu tư chuyên nghiệp, phân biệt rõ kênh phát hành riêng lẻ với kênh phát hành ra công chúng theo quy định tại Luật Chứng khoán. 

Đối với giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ, Nghị định quy định TPDN phát hành riêng lẻ bị hạn chế giao dịch trong phạm vi 100 nhà đầu tư trong vòng một năm kể từ ngày phát hành. Sau một năm, trái phiếu được tự do giao dịch không bị hạn chế về số lượng nhà đầu tư. 

Để quản lý số lượng nhà đầu tư, Nghị định quy định TPDN riêng lẻ sau khi phát hành phải lưu ký trái phiếu tại tổ chức lưu ký trái phiếu được phép. Quy định này cũng góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch và thúc đẩy giao dịch TPDN.  

Một nội dung quan trọng nữa là về công bố thông tin. Để khắc phục ý thức chấp hành chế độ thông tin, báo cáo của DN phát hành trái phiếu chưa tốt, Nghị định quy định cụ thể về trách nhiệm và nội dung công bố thông tin của DN phát hành cho nhà đầu tư và Sở Giao dịch chứng khoán, bao gồm công bố thông tin trước khi phát hành, công bố thông tin về kết quả phát hành, công bố thông tin định kỳ và công bố thông tin bất thường.

Cùng với đó là quy định về việc thiết lập chuyên trang thông tin tập trung về TPDN do Sở Giao dịch chứng khoán quản lý và vận hành trên cơ sở tận dụng cơ sở hạ tầng đã có sẵn để quản lý tập trung toàn bộ thông tin về thị trường TPDN phát hành riêng lẻ. 

Về thẩm quyền chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đối với DNNN, để thống nhất với quy định tại Luật Quản lý sử dụng vốn và tạo điều kiện cho DN phát hành trái phiếu để huy động vốn, Nghị định quy định theo hướng, đối với phát hành TPDN trong nước của DNNN, DN được chủ động huy động vốn (vay vốn ngân hàng hoặc phát hành TPDN) với giá trị thấp hơn 50% vốn chủ sở hữu và hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu dưới 3 lần; trường hợp vượt giới hạn này thì phải được chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Đối với TPDN phát hành quốc tế, phương án phát hành trái phiếu phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận theo quy định của Nghị định số 219/2013/NĐ-CP về quản lý vay trả nợ nước ngoài. 

Việc Chính phủ ban hành Nghị định 163 thay thế Nghị định 90 là một trong các yếu tố để phát triển thị trường TPDN, tạo điều kiện thuận lợi cho cả DN phát hành TPDN và các đối tượng có nhu cầu mua TPDN, đồng thời nâng cao tính công khai, minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu, qua đó giải quyết được khó khăn, vướng mắc của DN trong việc phát hành TPDN riêng lẻ, góp phần hỗ trợ DN huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, giảm lệ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng.

 Nguyễn Mạnh

Tin khác

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

(CLO) Trong thời đại 4.0, những chuyển đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

(CLO) Thụy Sĩ đang nắm giữ khoảng 13 tỷ franc (14,3 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa trong các tổ chức tài chính của nước này, khoảng một nửa trong số đó thuộc về nhà nước và một nửa thuộc về cá nhân, cơ quan quốc gia giám sát các lệnh trừng phạt tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp