Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản: Cần chìa khóa mở hướng đi

Thứ tư, 20/06/2018 14:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu luôn được các thị trường thế giới quy định, coi đó chính là “luật chơi” phổ quát với những quy định chung. Do đó, việc xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hiện nay thực sự quá nhiều rủi ro đòi hỏi phải có bộ chìa khóa để mở ra các hướng đi.

Khi mà cơ chế còn nhiều vướng mắc, công nghệ còn yếu kém, thông tin thị trường không có, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đang phải tự bơi. Song ngành nông nghiệp đang kỳ vọng xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD năm 2018. 

Tuy nhiên, mục tiêu này liệu có đạt được khi các doanh nghiệp trong cuộc đang vật lộn với nhiều lô hàng bị trả về. Giá thành sản xuất còn cao trong khi công nghệ sản xuất, công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến sâu còn ở mức độ thấp khiến doanh nghiệp “chết dở” khi đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế. Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng của mỗi sản phẩm, chính là những yếu tố căn cơ cho quá trình thúc đẩy nông sản, thực phẩm an toàn của Việt Nam ra với thị trường thế giới. 

Thời gian gần đây, việc xuất khẩu hàng hóa nông sản và thực phẩm an toàn liên tiếp tồn tại việc “giải cứu” hàng hóa nông sản và chăn nuôi. Thực tế nông sản và thực phẩm an toàn của Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Trung Quốc (chiếm khoảng 77%), trong khi các thị trường xuất khẩu khác vẫn có phản ánh tình trạng nhiều lô hàng xuất khẩu bị trả về vì dư lượng thuốc kháng sinh, tạp chất… Theo Bộ NN-PTNT, có đến 90% nông sản của Việt Nam vẫn được xuất khẩu dưới dạng thô hoặc với hàm lượng chế biến thấp, chất lượng và giá trị thấp. 

Báo Công luận
Ảnh: Internet 

Đặc biệt, tổn thất sau thu hoạch nông sản ở mức 25 - 30%. Điều này khiến hoa quả Việt dù rất đa dạng nhưng chưa xâm nhập được vào những thị trường khó tính với yêu cầu chất lượng ngặt nghèo. Đến cả những thị trường vốn được xem là dễ tính, tiêu thụ nhiều phân khúc hàng hóa như Ấn Độ, Trung Quốc cũng đang thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông sản nhập khẩu. Cũng với đó, nhiều chính sách mới đang gây khó khăn lớn cho nhà xuất khẩu Việt Nam (chống bán phá giá cá da trơn của Hoa Kỳ, Luật Chống đánh bắt thủy sản bất hợp pháp IUU của châu Âu, hay truy xuất nguồn gốc rau quả Việt Nam ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc…). 

Chưa kể một số nước khác, để bảo hộ sản xuất trong nước, còn sẵn sàng vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu nông sản, thực phẩm chính là ở chỗ rất ít coi trọng và chưa thực hành nhiều về tiêu chuẩn chất lượng, chưa biết cách nâng cao giá trị của thương hiệu và giá trị gia tăng từ nguyên liệu là tài nguyên bản địa, chưa có sự hỗ trợ của khoa học công nghệ. 

Theo ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ Khoa học & Công nghệ bắt buộc phải có một công cụ quản lý được chất lượng các sản phẩm nông sản và thực phẩm an toàn tại thị trường trong nước cũng như tại thị trường nước ngoài. Đây là điều bắt buộc, nếu không sẽ gây thiệt hại và mất uy tín rất lớn đối với các sản phẩm này trong quá trình xuất khẩu. Các cơ quan quản lý nhà nước muốn giúp cho những sản phẩm nông sản, thực phẩm có thêm cơ hội xuất khẩu, cần có một tiêu chuẩn để cho người bán - mua trong nước cũng như người mua nước ngoài có sự tin cậy lẫn nhau. 

Đây có thể được coi là một trong những công cụ tạm thời, vì để làm được điều này cần hết sức lưu ý đến yếu tố văn hóa, đạo đức nghề nghiệp… đòi hỏi cần có thời gian hết sức lâu dài. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cùng với bảo đảm nguồn giống, việc đầu tư công nghệ, đẩy mạnh chế biến cũng là giải pháp cấp thiết để nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản. Hiện đang có ba nguồn cung công nghệ bảo quản nông sản gồm: thứ nhất nhập khẩu; thứ hai từ các nhà nghiên cứu trong nước tại các Viện, các trường; thứ ba là từ các nhà chế biến không chuyên. Nhiều doanh nghiệp sản xuất nông sản lý giải rất ngại đầu tư hệ thống kho trữ lạnh sau thu hoạch vì nguyên nhân sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, trong khi chi phí đầu tư kho lạnh khá cao và việc vận hành làm tăng giá thành sản phẩm nông sản. Do đó, cần có cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn đầu tư kho lạnh, phục vụ công tác trữ lạnh, bảo quản nông sản sau thu hoạch của các doanh nghiệp có nhu cầu. 

Đặc biệt, cần cơ chế hỗ trợ các sáng chế, công nghệ trong nước giúp bảo quản nông sản sau thu hoạch hiệu quả, với giá rẻ hơn so với công nghệ nhập ngoại. Để ứng phó với những khó khăn này, Bộ Công thương đã đề xuất nhóm giải pháp tác động, thúc đẩy thị trường như đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, duy trì thị trường xuất khẩu ổn định. Đẩy mạnh giải pháp hỗ trợ hoạt động xuất khẩu như, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu, đổi mới công tác thông tin thị trường, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2018, Bộ tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ. 

Trong đó, ưu tiên cao nhất cho nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất các loại giống chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, Bộ thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; tăng cường đầu tư vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ./.

Bảo Anh



 

Tin khác

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp