Gỡ khó cho nông nghiệp trong tiến trình hội nhập

Thứ hai, 23/04/2018 06:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là một trong những đơn vị tích cực nhất trong cắt giảm các điều kiện kinh doanh khi quyết tâm sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 131/345 điều kiện đầu tư kinh doanh về nông nghiệp.

Đây là động thái rất cần thiết, giúp doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí, giải phóng sức cạnh tranh, tăng cơ hội gia nhập thị trường... Định hướng giai đoạn 2017 - 2020 cơ cấu lại nông nghiệp theo lĩnh vực, sản phẩm. 

Cụ thể, tiến hành rà soát quy hoạch, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất theo lợi thế và nhu cầu thị trường để phân loại thành 3 cấp sản phẩm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và thịt lợn, thịt gia cầm). 

Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, các địa phương căn cứ lợi thế và nhu cầu thị trường, lựa chọn nhóm sản phẩm này để quy hoạch và đầu tư theo hướng như đối với sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương. 

Nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương, có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, sẽ được xây dựng và phát triển cùng với xây dựng nông thôn mới ở huyện, xã theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. 

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt Việt Nam vừa tham gia CPTPP , nỗ lực cởi trói điều kiện kinh doanh không chỉ giúp ngành nông nghiệp đạt được mục tiêu tái cơ cấu, mà còn là yêu cầu bức thiết của các cơ quan quản lý khi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, thị trường toàn cầu đang tiến tới sân chơi chung. 

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt khoảng 3%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt từ 3,5%/năm; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%; lao động nông nghiệp được đào tạo đạt khoảng 22%. 

Báo Công luận
Gần 38% điều kiện đầu tư, kinh doanh nông nghiệp đang được xem xét dỡ bỏ, sửa đổi là tin vui với doanh nghiệp 

Thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015; 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả; hầu hết dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. 

Thực tế, dù có lợi thế so sánh, song ngành nông nghiệp Việt Nam lại “đội sổ” về thu hút vốn đầu tư. Chi phí lớn, lợi nhuận thấp, ưu đãi chưa nhiều, điều kiện kinh doanh chưa thuận lợi là lý do khiến không ít nhà đầu tư, doanh nghiệp chùn chân dù muốn rót vốn vào lĩnh vực này. Trong lĩnh vực nông nghiệp hiện có một thực tế không thể phủ nhận. 

Đó là đang tồn tại sự bất bình đẳng khi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được hưởng chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, thu mua nông sản tốt hơn doanh nghiệp trong nước. 

Đây cũng là một trong những lý do khiến nền nông nghiệp Việt Nam còn manh mún, chưa thể tiến tới nền nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất lớn, hiện đại… như kỳ vọng.

 Cơ hội mà CPTPP mở ra rất lớn, song một số ngành hàng nông nghiệp của Việt nam sẽ có nguy cơ “thua” trên sân nhà. Dĩ nhiên, trong hội nhập, doanh nghiệp phải là người chủ động, nhưng sự hỗ trợ kịp thời của các cơ quan quản lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn. 

Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo sân chơi lành mạnh, minh bạch hóa các thủ tục hành chính… sẽ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp nông nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập. Gần 38% điều kiện đầu tư, kinh doanh nông nghiệp đang được xem xét dỡ bỏ, sửa đổi là tin vui với doanh nghiệp, nhà đầu tư, giúp họ yên tâm bỏ vốn vào lĩnh vực nhiều tiềm năng song cũng rất rủi ro này. 

Đương nhiên, cắt giảm thủ tục, điều kiện kinh doanh không có nghĩa là nới lỏng quản lý. Chất lượng nông sản liên quan chặt chẽ đến sức khỏe người tiêu dùng, gắn với uy tín, thương hiệu nông sản Việt Nam, vì vậy, bài toán đặt ra lúc này là làm thế nào để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng vừa phải siết chặt kiểm tra chất lượng hàng hóa. 

Trong khi không ít quốc gia dựng thêm ngày càng nhiều hàng rào kỹ thuật để bảo hộ hàng hóa trong nước, thì cùng với cắt giảm điều kiện kinh doanh, các bộ, ngành cần quan tâm nhiều hơn, sát cánh cùng doanh nghiệp xây dựng các giải pháp ứng phó hiệu quả, góp phần nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. 

Biện pháp trước mắt có thể là bên cạnh việc cắt bỏ điều kiện kinh doanh, Bộ NN&PTNT cũng phải thay đổi thể chế quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, gắn với tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm.

 Có thể khẳng định rằng, muốn tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, bước tiếp theo trong nỗ lực cắt giảm điều kiện kinh doanh là phải tiếp tục rà soát, sửa đổi các luật liên quan tới đất đai, đầu tư, doanh nghiệp. 

Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực quốc gia; đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.

 Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững; giảm sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật; giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sâu bệnh. 

Việc cơ cấu lại theo vùng nhằm khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng và của từng địa phương; tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư; tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

 Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh nhiều hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, nông sản ngoại đang ùn ùn vào Việt Nam trong khi doanh nghiệp trong nước lại bị kìm chân bởi những quy định bất hợp lý. 

Chính phủ đang đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo sự liên thông giữa các bộ, ngành để nâng cao tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh, thúc đẩy hợp tác quốc tế… 

Động thái cắt giảm kinh doanh của các bộ, ngành, trong đó có Bộ NN&PTNT là nhằm cụ thể hóa chủ trương này. Hy vọng ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ thực sự vững mạnh trong quá trình hội nhập./.

Huyền Thu

Bắt đầu cuộc trò chuyện
Báo Công luận
Uki e
Báo Công luận
Dạ anh
Báo Công luận
IP Day 2018: Tôn vinh sức mạnh của sự đoàn kết và nỗ lực của giới nữ Sáng 21/4/2018, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã diễn ra chương trình “Ngày sở hữu trí tuệ Thế giới 2018 tại Việt Nam – Tiếp sức cho những thay đổi” để chào mừng Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 với chủ đề "Tiếp sức cho những thay đổi: Phụ nữ với hoạt động đổi mới và sáng tạo". Sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế cũng như khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý chính là truyền thông nâng cao của cộng đồng. Theo thông điệp của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), đổi mới sáng tạo được thể hiện dưới vô số hình thức khác nhau, từ những thứ rất thông thường đến những thứ dường như rất phi thường như: Người dân thu hoạch nước từ không khí và cung cấp cho cộng đồng địa phương nước uống sạch ở Peru, máy in 3D ở một trường đại học ở Mỹ tái tạo giấy mà con người đã sử dụng, chuyển tiền qua điện thoại di động và dịch vụ tài chính nhỏ từ Kenya, những giải pháp tái tạo năng lượng cung cấp điện cho tủ lạnh ở vùng nông thôn Ấn Độ... IP Day năm nay tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cá nhân là doanh nhân, nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo, các thầy cô giáo đến các đơn vị, tập thể đã hành động góp phần lan tỏa tinh thần IP đến với cộng đồng. Tại IP Day 2018 này, hàng trăm người đã cùng thực hiện nghi thức 'Tiếp sức cho những thay đổi' và cùng đi bộ vì đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ để cổ vũ và hỗ trợ ngày một mạnh mẽ hơn cho các nỗ lực đổi mới sáng tạo của giới nữ. Mục tiêu của sự kiện nhằm góp phần nâng cao nhận thức về đổi mới, sáng tạo và SHTT của cộng đồng, xã hội, đồng thời tạo động lực cho sự sáng tạo của các cá nhân và tổ chức, khơi dậy tiềm năng chất xám trong xã hội, thông qua đó thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ, nghiên cứu ứng dụng, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo, xa hơn là sự hình thành và phát triển của nền công nghiệp, nền kinh tế sáng tạo của Việt Nam. Lễ mít tinh tổng kết các hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung cũng như các vấn đề về bảo vệ, khai thác tài sản trí tuệ tại Việt Nam; tôn vinh các phụ nữ trí thức điển hình trong đổi mới và sáng tạo; nghi thức "Tiếp sức cho những thay đổi" thể hiện qua việc mọi người cùng truyền nguồn năng lượng tích cực của mình cho nhau và sau đó truyền vào "Quả cầu năng lượng", tượng trưng cho việc cộng đồng xã hội luôn khuyến khích, cổ vũ và hỗ trợ ngày một mạnh mẽ hơn cho các nỗ lực đổi mới sáng tạo của giới nữ. Số liệu thống kê của WIPO cho thấy, số đơn đăng ký sáng chế do phụ nữ nộp theo Hiệp ước Hợp tác Sáng chế của WIPO (PCT) đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2016. Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ đăng ký đơn PCT của phụ nữ đã tăng từ 23% năm 2007 lên 30,5% năm 2016. Số liệu này đã thể hiện rõ ràng sự chuyển dịch, thay đổi, tăng cường sự đóng góp của phụ nữ trong các ngành sáng tạo. Sự kiện do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) (Bộ Khoa học và Công nghệ), Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội phối hợp cùng Hội Nữ Trí thức Việt Nam, Ban Thanh niên công nhân và Đô thị (Trung ương Đoàn), Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Khoa học và Công nghệ và CLB Doanh nhân Sáng tạo tổ chức. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho rằng, đối với quốc gia tài sản có thể là thành phố, bến cảng, sân bay, khí đốt. Nhưng tài sản của con người không chỉ là tài sản hữu hình mà còn là tài sản trí tuệ. Tiếp theo, hàng trăm người đã cùng đi bộ vì đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó là các hoạt động trình diễn hòa tấu âm nhạc, trình diễn bản rap IP, nhảy cổ động chear leading, nhảy flashmob... Tất cả đều nhằm truyền đi những thông điệp, niềm cảm hứng về đổi mới và sáng tạo, hướng người tham dự đến những ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống. Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kỷ niệm ngày SHTT thế giới và tôn vinh các nhà khoa hoc, các bác sỹ, các kỹ sư và các nhà sáng tạo nữ - những người đã công hiến hết mình cho một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân loại. Bảo Anh
Báo Công luận
anh ơi
em gửi bài ạ
bài IP Day ạ
Báo Công luận
Chung cư ở Hà Nội: Dân cứ phản ánh, chủ chung cư cứ phớt lờ Thời gian gần đây cư dân sinh sống tại tòa nhà chung cư BMM, Khu đô thị Xa La (phường Phúc La, quận Hà Đông, TP Hà Nội), tập trung trước cửa tòa nhà để yêu cầu chủ đầu tư do liên doanh Công ty TNHH sản xuất thương mại BMM (Công ty BMM) và Công ty CP Sông Đà 12 làm chủ đầu tư (CĐT) trả phí bảo trì, hoàn thiện hệ thống PCCC. Vì chủ đầu tư chưa bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị và hội cư dân cho nên mọi hoạt động của tòa nhà gần như ngưng trệ do không có kinh phí, rất nhiều hạng mục trong tòa nhà bị hỏng hóc, xuống cấp mà không có tiền sửa chữa. Tầng hầm duy nhất nơi trông giữ xe của tòa nhà, khu để hộp kỹ thuật và các dụng cụ PCCC bị xe máy vây kín. Hệ thống phòng cháy chữa cháy không đảm bảo, nhóm quản lý tầng hầm không có ý thức vẫn hút thuốc dưới hầm, xe cộ để lộn xộn chắn các hộp chữa cháy trong hầm… Sân chơi của trẻ con thì biến thành bãi đỗ xe. Về việc chủ đầu tư lấy tầng hầm của dân dẫn đến nhiều hệ lụy như: Không có nguồn kinh phí thu được từ tầng hầm khiến cho phí dịch vụ bị tăng cao; giá trông giữ xe của tòa BMM cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung khu Xa La nhưng dân không có quyền phản ứng… Cùng với đó, cư dân mua nhà tại dự án New Horizon City (số 87 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) bức xúc về việc chung cư chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã đưa các công trình trung tâm thương mại, dịch vụ văn phòng và nhà ở cao tầng vào hoạt động và hệ thống báo cháy liên tục phát sinh lỗi. Cư dân liên tục “kêu cứu” nhưng chủ đầu tư (CĐT) vẫn im lặng, chây ì, coi thường tính mạng của hàng nghìn người đang sinh sống ở đây. Chung cư New Horizon City của CĐT là Cty cổ phần xây dựng và kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco) bị chính cư dân ở đây tố cáo, hàng trăm đơn kêu cứu đến CĐT, nhưng đến nay, cư dân luôn nhận được sự thờ ơ, chây ì của CĐT về vấn đề nghiệm thu PCCC. Việc hệ thống PCCC tổng thể của cả khu chung cư vẫn chưa được hoàn thiện, cư dân luôn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ về an toàn tính mạng nếu có cháy xảy ra. Đặc biệt, việc đưa siêu thị với hàng loạt các công trình kèm theo luôn có khả năng cháy nổ cao, tuy nhiên, về vấn đề phòng cháy chưa đảm bảo. Nếu phần khối đế này có cháy, thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng, đe dọa hàng loạt đến hàng trăm hộ dân đang sinh sống ở trên. Bức xúc hơn nữa, khi cư dân đã vào sinh sống khá lâu nhưng chưa được tập huấn PCCC và chưa có sơ đồ chỉ dẫn thoát hiểm tại hành lang các tầng và sơ đồ bố trí phương tiện chữa cháy dưới hầm. Những lo lắng, bức xúc của cư dân lên đến đỉnh điểm khi hệ thống báo cháy liên tục kêu, dù không có cháy và im bặt khi có đám cháy nhỏ. Trước những sự việc này, mới đây, Phòng cảnh sát PCCC số 8 (Cảnh sát PCCC Hà Nội) trực tiếp kiểm tra các hạng mục PCCC, lắng nghe ý kiến của cư dân và yêu cầu dứt điểm chủ đầu tư phải khắc phục vấn đề PCCC đang tồn tại. Việc cảnh sát PCCC trực tiếp đối thoại và kiểm tra trước những kiến nghị của cư dân là tín hiệu tích cực sau chuỗi ngày dài “kêu cứu”. Ngay giữa Thủ đô Hà Nội có rất nhiều khu đô thị, tổ hợp nhà ở có mật độ xây dựng dày đặc với những tòa nhà cao 30 đến 50 tầng san sát nhau đang gây quá tải về hạ tầng cho khu vực. Đáng chú ý, theo UBND TP. Hà Nội qua kiểm tra hiện nay có 17 công trình nhà chung cư cao tầng đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng nhưng vẫn còn các tồn tại, vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy, “không có khả năng khắc phục” theo yêu cầu của Quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định về phòng cháy chữa cháy hiện hành. Điều đáng nói là, trước khi xây dựng một tòa nhà, người ta phải hoàn thiện rất nhiều thủ tục để được cấp phép xây dựng, trong đó đương nhiên có phương án phòng cháy, chữa cháy để trình cơ quan chức năng. Và cũng đương nhiên là tất cả các tòa chung cư mọc lên, đều phải chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng. Vậy mà mỗi khi xảy ra sự cố, dường như người ta mới chỉ nhìn thấy lỗi của chủ đầu tư, chứ không thấy bóng dáng trách nhiệm từ phía các cơ quan mang chức năng quản lý nhà nước. Dư luận đang đặt câu hỏi về việc trách nhiệm phê duyệt quy hoạch và công tác quản lý của cơ quan chức năng Hà Nội đối với những khu nhà ở này? Cũng thông tin từ cơ quan chức năng cho biết, tại các công trình nhà cao tầng, trung bình mỗi năm ở Thủ đô xảy ra khoảng… 30 sự cố về cháy, nổ. Đã có nhiều tuyên bố về việc sẽ xử lý những sai phạm của chủ đầu tư xây dựng các khu chung cư tại Thủ đô. Song cho tới thời điểm hiện tại, dường như tất cả những sự quyết tâm ấy mới dừng ở mức... thái độ. Và để thoát khỏi ám ảnh về nguy cơ cháy nổ, thời gian gần đây, hàng loạt khu chung cư đã tiến hành tập huấn cho người dân về các biện pháp phòng cháy, chữa cháy. Rất nhiều thang dây, dây thoát hiểm, mặt nạ phòng độc được bà con sắm về nhằm chống giặc lửa. Và phần lớn trong số đó là hàng... xách tay. Chả biết có cứu được ai không, nhưng cứ mua về cho... chắc. Vừa qua Hà Nội vừa đề nghị hạ chuẩn phòng cháy với những công trình này như với công trình không thể thi công hệ thống hút khói, thay thế cửa mở ra hành lang bằng cửa chống cháy tự động đóng... cho dù các công trình này đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng và có vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC), không có khả năng khắc phục theo yêu cầu của quy chuẩn PCCC hiện hành. Theo yêu cầu của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, các chủ đầu tư có công trình vi phạm sẽ bị bêu tên, công khai vi phạm và tiến độ khắc phục các vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy Theo đó, ông Chung yêu cầu Cảnh sát PCCC phối hợp với văn phòng UBND TP soạn thảo thông báo nêu rõ tên của từng chủ đầu tư, tên công trình vi phạm, địa điểm xây dựng, nội dung tồn tại về PCCC; kèm theo đó cho đăng tải công khai, đầy đủ thông tin về tiến độ kiểm tra, rà soát, khắc phục của từng công trình trên các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông của thành phố để người dân biết và giám sát. Ngoài ra, chủ tịch Hà Nội yêu cầu phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, nhiệm vụ của từng sở, ngành, UBND các cấp và các đơn vị liên quan đến công tác an toàn PCCC. Việc phân định này sẽ được cụ thể hóa bằng văn bản gửi đến từng chủ đầu tư của 490 công trình và các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã liên quan để phối hợp, thực hiện. Cảnh sát PCCC TP Hà Nội có trách nhiệm chủ trì kiểm tra, rà soát các công trình còn tồn tại, vi phạm quy định về PCCC, phân tích làm rõ nguyên nhân đẫn đến các vụ cháy, nổ xảy ra trên địa bàn TP trong thời gian qua từ đó đưa ra khuyến cáo, cảnh, báo cho người dân phòng ngừa. Cũng theo yêu cầu của người đứng đầu chính quyền thành phố, trong quá trình tiếp nhận thủ tục đầu tư xây dựng, các sở ngành thành phố phải cập nhật các vi phạm về PCCC, về trật tự xây dựng, nợ thuế... của chủ đầu tư. Sau đó báo cáo UBND TP để làm cơ sở xem xét trong phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án. Bảo Anh
Báo Công luận
em gửi bài chung cư ạ
anh xem giúp em với ạ
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
vụ này làm sao anh nhỉ
:)
Viết thôi
Báo Công luận
hihi
đánh có được k ạ
hay là thêm vào cái bài kiện chung cư anh nhỉ
bài này viết riêng e ạ
Báo Công luận
vậy ạ
vâng
vậy để em nghiên cứu thêm rồi viết ạ
:)
Báo Công luận
Phát triển đặc khu: Ngành nghề nào sẽ là thế mạnh vượt trội cho mỗi đặc khu? Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc vừa được tiếp thu chỉnh lý tại phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế đã được bàn từ hơn 20 năm qua. Nếu tính từ thời thử nghiệm làm đặc khu ở Hòn Gai-Vũng Tàu-Côn Đảo đã là 30 năm, đến lúc này đã là chậm. Trong khi trên thế giới đã làm đặc khu thế hệ thứ 2, thứ 3 thì chúng ta không thể chậm hơn được nữa. Tuy nhiên, chọn ngành nghề ưu tiên thế nào cho các đặc khu cũng là một vấn đề mang tính sống còn, bởi chọn đúng, các đặc khu sẽ có cơ hội và điều kiện để phát triển. Nếu sai, đó sẽ là sự thiệt hại không gì bù đắp nổi. Nhiều người kỳ vọng các khu hành chính-kinh tế sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các đặc khu có thể đem lại kết quả không như kỳ vọng. Cơ chế, chính sách đặc biệt về đầu tư kinh doanh là một trong những vấn đề lớn còn nhiều quan điểm trái ngược. Với ba địa phương đang được hình thành nên khu đang cần tránh sự dàn trải, trùng lặp về ngành, nghề ưu tiên phát triển giữa các đặc khu, ví dụ ngành dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino. Đối với từng đặc khu, cần nghiên cứu kỹ một số ngành, nghề cụ thể tại các phụ lục về ngành, nghề ưu tiên phát triển tại từng đặc khu. cần được quy định rõ trong dự thảo luật nhằm bảo đảm nguyên tắc ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm, phát huy lợi thế của từng đặc khu. Và chỉ xem xét, bổ sung trong một số trường hợp thực sự cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư vào các ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc khu; xây dựng các đặc khu theo hướng xanh - tri thức - bền vững, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, hình thành môi trường sống văn minh, hiện đại, chất lượng cao; bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội tại đặc khu. Chính quyền địa phương ở đặc khu có bộ máy quản lý hành chính tinh gọn; có thẩm quyền phù hợp, hiệu lực, hiệu quả; được áp dụng thủ tục hành chính thuận lợi, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, cần rà soát thật kỹ để tìm được các ngành nghề ưu tiên phù hợp cho mỗi đặc khu. “Ví như với Vân Đồn, có nên đưa công nghiệp công nghệ cao vào hay không? Ngay như ở Hòa Lạc (Hà Nội), sau bao nhiêu năm cũng chưa phát triển được thì liệu Vân Đồn có thể trở thành Thung lũng Silicon được không? Phải chăng, Vân Đồn chỉ nên phát triển thành thiên đường mua sắm, phát triển du lịch. Danh mục các ngành nghề ưu tiên phát triển này được xây dựng căn cứ vào đề xuất của các địa phương, cũng như dựa vào tư vấn quốc tế trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng, lợi thế của các đặc khu. Đây là nội dung mang tính trọng tâm, xuyên suốt, thể hiện mục tiêu, định hướng phát triển của từng đặc khu, là căn cứ để xác định và thực hiện các chính sách ưu đãi và chính sách khác Các ngành nghề ưu tiên phát triển là nội dung mang tính trọng tâm, xuyên suốt, thể hiện mục tiêu, định hướng phát triển của từng đặc khu, là căn cứ để xác định và thực hiện các chính sách khác. Do đó, các ngành nghề ưu tiên này sẽ được xác định rõ trong Dự thảo Luật và hạn chế mở rộng nhằm đảm bảo nguyên tắc ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm, phát huy lợi thế của từng đặc khu, chỉ xem xét, bổ sung những ngành nghề thực sự cần thiết theo đề xuất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sau khi đã cân nhắc kiến nghị của các địa phương. Trong dự thảo Luật trình Quốc hội, tại ba đặc khu đều xác định xây dựng, kinh doanh khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino là dự án thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển, cần thu hút đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là ngành, nghề kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận rất cao, có sức hấp dẫn lớn đối với nhà đầu tư, do đó chính sách ưu đãi cần được tính toán hợp lý, đảm bảo không gây thất thu ngân sách nhà nước trong dài hạn. Khẳng định của ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, có nhiều ý kiến đề nghị bổ sung các ngành nghề ưu tiên phát triển mới, tuy nhiên sau khi rà soát, Chính phủ đã thống nhất đề nghị bổ sung ngành nghề dịch vụ tài chính và logistics với đặc khu Vân Đồn; bổ sung ngành nghề sản xuất sản phẩm và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hải dương, hàng hải, sinh học và sinh thái biển đối với đặc khu Bắc Vân Phong. Trong khi đó, từ chối để Phú Quốc bổ sung ngành nông nghiệp công nghệ cao. Như vậy, ngoài những ngành nghề chung được ưu tiên phát triển như du lịch, khách sạn... mỗi đặc khu đều có ngành nghề ưu tiên riêng. Có ý kiến đề nghị không quy định "cứng" về danh mục này trong luật mà chỉ nên quy định mang tính định hướng hoặc có quy định "mở" để có tính ổn định lâu dài, đồng thời, bảo đảm linh hoạt, phù hợp với thực tiễn phát triển của các đặc khu. Dự thảo luật cũng "mở" trường hợp xuất hiện các yếu tố quan trọng tác động tới định hướng phát triển của đặc khu. Chính phủ trình Quốc hội danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu gồm 108 ngành, nghề (cắt giảm 135 trên tổng số 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư). Trên cơ sở chỉ tập trung vào ngành nghề ưu tiên, không ưu đãi tràn lan, bảo đảm tính chặt chẽ, không thu hẹp các ưu đãi cho đặc khu nữa vì sẽ mất tính vượt trội và cạnh tranh của đặc khu. Do đó, việc lựa chọn ngành nghề của đặc khu cũng phải bảo đảm tính cạnh tranh, vượt trội, giảm một số ưu đãi đối với dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino so với dự thảo Luật được Chính phủ trình Quốc hội để tạo thế mạnh cho mỗi đặc khu. Bảo Anh
Báo Công luận
bài này được không sếp
hihi
bài đa thương hiệu
để em triển cho báo giấy nhé anh
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận

Tin khác

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

(CLO) Đó là một trong những khẳng định của Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Mạnh Hùng về việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

(CLO) Theo dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh số bán ôtô điện và plug-in hybrid (xe điện lai) sẽ đạt kỷ lục toàn cầu mới vào năm 2024 bất chấp tốc độ tăng trưởng chậm lại ở một số thị trường.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

(CLO) Trong cuộc phỏng vấn với Interfax, Giám đốc điều hành gã khổng lồ khai thác mỏ Norilsk Niken (Nga), Vladimir Potanin cho biết công ty sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất luyện đồng sang Trung Quốc sau áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp