Một năm "vượt sóng cả" của Lọc hoá dầu Bình Sơn

Thứ hai, 02/01/2017 10:47 AM - 0 Trả lời

Năm 2016, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) được kỳ vọng sẽ vươn lên trở thành “anh cả đỏ” mới của ngành Dầu khí, đóng góp tối đa cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên có thể nói năm 2016 là một năm đầy khó khăn thử thách đối với doanh nghiệp lọc dầu non trẻ như BSR. Đầu tiên là khó khăn về giá dầu giảm và giữ ở mức thấp, kế đến là chính sách thuế cho sản phẩm lọc dầu Dung Quất... vượt lên tất cả BSR vẫn cập bến thành công.

(NBCL) Năm 2016, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) được kỳ vọng sẽ vươn lên trở thành “anh cả đỏ” mới của ngành Dầu khí, đóng góp tối đa cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên có thể nói năm 2016 là một năm đầy khó khăn thử thách đối với doanh nghiệp lọc dầu non trẻ như BSR. Đầu tiên là khó khăn về giá dầu giảm và giữ ở mức thấp, kế đến là chính sách thuế cho sản phẩm lọc dầu Dung Quất... vượt lên tất cả BSR vẫn cập bến thành công.

[caption id="attachment_141081" align="aligncenter" width="800"]image
Nhà máy lọc dầu Dung Quất[/caption]

Một năm vượt khó

Vào lúc 21h00 ngày 9/11/2016, BSR đã hoàn thành chỉ tiêu sản lượng 5,8 triệu tấn sản phẩm các loại, về đích sớm 52 ngày so với kế hoạch năm 2016. Từ nay đến hết năm, BSR sẽ sản xuất thêm hơn 1 triệu tấn sản phẩm các loại, đạt khoảng 6,91 triệu tấn, cao hơn sản lượng năm 2015 khoảng 100 nghìn tấn sản phẩm. Doanh thu cho 1 triệu sản phẩm tăng thêm khoảng 12 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách tăng thêm khoảng 2 nghìn tỷ đồng.

Bằng nỗ lực không biết mệt mỏi của tập thể lãnh đạo, CBCNV Công ty, các khó khăn đã được tháo gỡ, làm đòn bẩy cho một năm thành công ngoài mong đợi của BSR. Phải kể đến “nút thắt” về thuế đã được Chính phủ ký Quyết định số 1725/ QĐ-TTg ngày 3/9/2016 về việc đồng ý chấp thuận cho BSR được hoạt động theo cơ chế tự chủ kể từ ngày 1/1/2017. Tiếp đến, Chính phủ sẽ bãi bỏ thu điều tiết đối với các sản phẩm dầu, LPG, sản phẩm hoá dầu tiêu dùng trong nước (hiện đang ở mức 13% đối với xăng). Cùng đó, bãi bỏ các mức giá trị ưu đãi (hiện được cộng 3-7% thuế nhập khẩu vào giá bán). Với cơ chế này, hàng hóa của BSR đã có thể cạnh tranh bình đẳng với hàng nhập khẩu. Đây là thời cơ thuận lợi để BSR tăng tốc phát triển.

Ông Trần Ngọc Nguyên - Tổng giám đốc BSR phân tích: Với quyết định này, BSR sẽ chủ động cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, BSR mới sản xuất đáp ứng được 40% nhu cầu, còn 60% nhu cầu xăng dầu vẫn phải nhập khẩu. Vì vậy việc đưa giá xăng dầu cạnh tranh với hàng ngoại nhập là điều kiện rất tốt để các nhà nhập khẩu mua hàng của BSR trong thời gian tới.

Hiện nay, BSR đang có lợi thế cạnh tranh khi bán hàng cho các doanh nghiệp trong nước do: Thứ nhất, vận chuyển và bảo hiểm, vì khi mua hàng trong nước thì vận chuyển ngắn hơn do đó chi phí vận chuyển và bảo hiểm sẽ rẻ hơn. Thứ hai, đồng tiền thanh toán là đồng tiền Việt, khi mua hàng từ nhà máy lọc dầu thì các khách hàng trả tiền Việt, còn khi nhập khẩu thì phải trả đồng USD, do đó doanh nghiệp nhập khẩu bị ảnh hưởng khi tỷ giá đồng USD tăng. Thứ ba, thời gian đóng thuế, nếu doanh nghiệp mua trong nước thì mua xong 30 ngày sau mới phải nộp thuế nhập khẩu, còn khi mua hàng nhập khẩu thì phải đóng thuế nhập khẩu xong mới được nhập hàng; Thứ tư, giảm giá hàng tồn kho, nếu mua tại trong nước thì mình được giao ngay, thời gian nhanh hơn, còn nhập khẩu thì thời gian vận chuyển về lâu do đó khi giá giảm thì toàn bộ lô hàng bị ảnh hưởng.

Khi BSR bán được nhiều sản phẩm thì nhà máy lọc dầu vận hành ở công suất tối ưu và an toàn với 105% công suất, thậm chí có thời điểm lên tới 110% công suất. Năm 2016, một trong những yếu tố thành công là NMLD Dung Quất luôn hoạt động an toàn, ổn định ở 105% công suất thiết kế. Công suất của Nhà máy là 6,5 triệu tấn dầu thô nhưng BSR sẽ sản xuất khoảng 6,91 triệu tấn sản phẩm, vượt thiết kế 0,41 triệu tấn. Đó là thành quả của 5% công suất vượt.

Kỹ sư Đặng Ngọc Đình Điệp, Phó Trưởng phòng kỹ thuật BSR cho biết: Nếu tăng công suất của phân xưởng Chưng cất dầu thô (CDU) lên cao hơn so với 100% công suất và điều chỉnh dải công suất của các phân xưởng phía sau một cách phù hợp sẽ giúp tăng thêm lợi nhuận vì khi công suất Nhà máy tăng thêm khoảng 10- 15% thì các chi phí cố định thay đổi không đáng kể. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có thể vận hành ở công suất 110% với điều kiện các thông số công nghệ và dầu thô phối trộn được điều khiển phù hợp nhằm duy trì các điều kiện vận hành nằm trong giới hạn hoạt động hệ thống/thiết bị. Với giả thiết lợi nhuận t ng (Gross Margin) là 5 USD/thùng, và công suất tăng thêm 10% thì lợi nhuận tăng thêm khoảng 24 triệu USD/năm.

Ngoài ra, lợi nhuận của Công ty BSR cũng đã tăng cao do thực hành tiết kiệm, áp dụng nhiều giải pháp khoa học vào sản xuất. Công ty đã tiết kiệm được 481 tỷ đồng trong 10 tháng năm 2016. Hiện tại BSR đang phối hợp với hãng Solomon nhằm đánh giá giá trị nhân lực, vật lực, năng lượng của NMLD Dung Quất đang ở đâu so với 400 nhà máy lọc dầu trên thế giới.

Sau một thời gian hợp tác, Solomon đưa ra hàng loạt các thông tin hữu ích về nhà máy để các bộ phận chuyên môn BSR nghiên cứu, tìm giải pháp khắc phục. Sau đó, hãng Shell Global dựa trên những phân tích của Solomon tiếp tục khuyến nghị BSR những giải pháp kỹ thuật để năng cao hiệu quả chế biến của Nhà máy. Kỹ sư Ngô Đức Khánh cho biết thêm, trong 34 giải pháp do Shell Global đưa ra hiện có 11 giải pháp đã được áp dụng, mỗi tháng tiết kiệm cho Công ty khoảng 3,6 tỷ đồng.

Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, BSR đang tích cực thực hiện 2 nhiệm vụ khác, đó là dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy (NCMR) và c phần hóa. Đến tháng 4/2017, dự án NCMR sẽ hoàn thành hợp đồng FEED.

Về cổ phần hóa, BSR đã lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực cho gói “Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp và lập phương án cổ phần hóa Công ty BSR”. Dự kiến BSR sẽ IPO vào cuối năm 2017 theo đúng lộ trình của Chính phủ đặt ra.

Đảm bảo môi trường thân thiện, sản xuất an toàn

NMLD Dung Quất đã trải qua 7 năm vận hành thương mại n định, an toàn tuyệt đối. Đặc biệt, với công nghệ xử lý nước thải – chất thải hiện đại, tình hình môi trường ở nhà máy luôn đảm bảo quy chuẩn Việt Nam và quốc tế. Hiện tại, nhà máy có 4 hạng mục chính xử lý và bảo vệ môi trường, gồm: Thiết bị tách bụi tĩnh điện - Phân xưởng Cracking xúc tác 1 tầng sôi (RFCC), Phân xưởng thu hồi lưu hu nh (SRU1), Phân xưởng thu hồi lưu hu nh b sung (SRU2) và Hệ thống xử lý nước thải tại khu vực Nhà máy. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy được đầu tư 27,8 triệu USD, theo công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước G7. Hồ chứa nước thải đã xử lý của NMLD Dung Quất luôn đáp ứng các chỉ tiêu khắt khe nhất về bảo vệ môi trường.

BSR đã được cấp Chứng nhận “Trusted Green – Chỉ số Tín nhiệm Xanh 2016”. Hiện BRS đã triển khai và áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.

Tính đến hết ngày 30/5/2016, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã đạt được hơn 7 triệu giờ công an toàn không để xảy ra tai nạn lao động gây mất ngày công (tính hết năm 2016 số giờ công an toàn là khoảng 9 triệu giờ). BSR được các t chức bảo hiểm và Nhà bản quyền trao chứng chỉ là đơn vị “Vận hành xuất sắc” (Operational excellence).

Hệ thống quản lý An toàn Sức khỏe Môi trường của BSR tích hợp tiêu chuẩn ISO 14001:2005. Về hệ thống quản lý môi trường, tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007. Về hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp, tiêu chuẩn OSHA 3132. Hệ thống quản lý an toàn công nghệ và các tiêu chuẩn khác... đã được Tổ chức chứng nhận quốc tế DNV cấp giấy chứng nhận phù hợp vào ngày 8/3/2011 và hiện đang triển khai nâng cấp hệ thống ISO 9001 và ISO 14001 lên phiên bản 2015; xây dựng hệ thống quản lý tiết kiệm năng lượng ISO 50001...

Trong năm 2017, BSR sẽ cho dừng nhà máy để bảo dưỡng tổng thể lần 3, dự kiến khoảng 2 tháng nên sẽ có nhiều tác động đến kế hoạch sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy, BSR vẫn quyết tâm thực hiện thành công đồng thời 4 nhiệm vụ, đó là: Vận hành nhà máy ổn định; tiến hành bảo dưỡng tổng thể thành công; đẩy nhanh các hạng mục nâng cấp, mở rộng Nhà máy và cổ phần hóa.

Đức Chính

Tin khác

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gazprom đóng cửa hàng chục giếng khí đốt tự nhiên

Gazprom đóng cửa hàng chục giếng khí đốt tự nhiên

(CLO) Tập đoàn khí đốt tự nhiên khổng lồ Gazprom của Nga đã phải đóng cửa hơn hai chục giếng sản xuất trong trận lũ mùa xuân ở vùng Orenburg để giữ cho các giếng sản xuất khí đốt không bị ngập lụt, đơn vị Gazprom địa phương cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thêm nhà máy đạt trung hòa Carbon, Vinamilk tiến nhanh hành trình đến Net Zero

Thêm nhà máy đạt trung hòa Carbon, Vinamilk tiến nhanh hành trình đến Net Zero

(CLO) Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp đạt thỏa thuận sử dụng tài sản của Nga cho Ukraine

EU sắp đạt thỏa thuận sử dụng tài sản của Nga cho Ukraine

(CLO) Bộ trưởng Tài chính Bỉ Vincent Van Peteghem cho biết EU “gần đạt được một thỏa thuận chính trị” về việc thu lợi nhuận từ dự trữ ngân hàng trung ương của Nga vẫn bị đóng băng do các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp