Ngành Thép “sấp ngửa” với hàng loạt vụ kiện liên tiếp

Chủ nhật, 02/09/2018 15:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, chỉ trong vòng khoảng 1 tháng vừa qua, ngành thép phải chịu áp lực kiện phòng vệ, chống bán phá giá với 8 vụ việc, đến từ 7 thị trường khác nhau.

Báo Công luận
 Sắt thép vẫn là mặt hàng bị kiện phòng vệ nhiều nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (Ảnh TL)

Từ trước tới nay, sắt thép vẫn là mặt hàng bị kiện phòng vệ nhiều nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, việc phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện liên tiếp chỉ trong thời gian hơn 1 tháng qua khiến ngành Thép gặp nhiều khó khăn.

Đầu tiên của đợt kiện liên tiếp này phải kể đến là vụ việc Cục Ngoại thương (DFT), Bộ Thương mại Thái Lan khởi xướng điều tra sản phẩm thép tấm không hợp kim cán nóng dạng cuộn và không cuộn, có hoặc không có hoa văn, có độ dày 0.9-50,0 mm và chiều rộng 100-3.048 mm.

Ngày 18/7/2018, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo tới WTO về việc Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ với một số sản phẩm thép nhập khẩu.

Ngày 2 tháng 8 năm 2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm thép cuộn cán nguội (cold-rolled steel- CRS) nhập khẩu từ Việt Nam do nghi ngờ có sự lẩn tránh thuế CBPG và CTC đối với thép CRS nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Cơ quan biên phòng Canada (CBSA) cũng đã khởi xướng điều tra bán phá giá đối với một số sản phẩm ống thép hàn các bon có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Pakistan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) đã khởi xướng điều tra bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt hoặc thép cuộn hợp kim và không hợp kim cán phẳng mạ hoặc tráng kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam. 

Ngoài ra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam do nghi ngờ có sự lẩn tránh thuế.

Cùng đó, Liên minh kinh tế Á – Âu (EEC) ra thông báo khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm thép hợp kim và không hợp kim. 

Mới đây nhất, Tổng vụ Phòng vệ thương mại (DGTR) – thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ khởi xướng vụ việc điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm ống thép không gỉ có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.

Số liệu từ Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam) cho hay, tính đến tháng 6/2018, Việt Nam đã bị kiện chống bán phá giá 78 vụ; 12 vụ kiện chống trợ cấp và 17 vụ kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá. Đáng chú ý, trong số 78 vụ kiện chống bán phá giá thì có 37 vụ liên quan đến sắt thép, kiện chống trợ cấp cũng có gần 3/4 vụ kiện liên quan đến sắt thép.

 Đức Minh

Tin khác

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp