Nhà thầu Việt dần khẳng định vị trí trong cuộc cạnh tranh của ngành xây dựng

Thứ hai, 11/06/2018 15:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dư địa tăng trưởng của ngành xây dựng Việt Nam nửa cuối 2018 được đánh giá khả quan. Thị trường này đang được nhiều nhà thầu chia nhau nắm giữ. Do đó, các doanh nghiệp xây dựng với quy mô vừa phải có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn những nhà thầu lớn.

Năm 2018, dù triển vọng thị trường xây dựng được dự báo có xu hướng chậm lại do những quy định về việc hạn chế dòng tín dụng đổ vào bất động sản và một số dự án có khả năng chậm triển khai liên quan đến thủ tục về đất đai, đầu tư, nhưng ngay từ đầu năm đã không ít doanh nghiệp xây dựng công bố thông tin trúng thầu những công trình quy mô lớn. 

Mới đây, tại hội thảo liên quan đến chủ đề nhà ở tại TP.HCM, đại diện một chủ đầu tư nhấn mạnh, để có thể khống chế giá nhà đang trên đà tăng (do chi phí đầu tư, chi phí đất đai tăng), doanh nghiệp bất động sản đặc biệt quan tâm đến giải pháp thiết kế, thi công sao cho hợp lý nhất, ký hợp đồng "giá sỉ" với nhà thầu xây dựng để tiết giảm giá thành. Cơ sở để các doanh nghiệp trong ngành xây dựng đặt mục tiêu cao và có phần táo bạo là do trong 2 năm qua, lĩnh vực này đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của nền kinh tế (nằm trong 10 ngành có mức độ tăng trưởng cao). 

Liên tục trong 2 năm 2015 - 2016, ngành xây dựng đạt mức tăng trưởng khá và nhịp độ này được dự báo sẽ còn tiếp tục trong năm nay và những năm tiếp theo. Năm 2017, ngành xây dựng được kích hoạt bởi diễn biến tương đối lạc quan của thị trường bất động sản. Theo Tổng cục Thống kê, ngành xây dựng tăng trưởng khá cao, với tốc độ 8,7% so với năm 2016, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung và đứng thứ ba trong số các ngành đóng góp điểm phần trăm vào mức tăng GDP cả nước. Báo cáo kết quả kinh doanh của nhiều nhà thầu xây dựng năm ngoái cho thấy, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận gần như gấp đôi. 

Báo Công luận
 Trong bức tranh chung của ngành, ngoài mảng xây dựng nhà ở, xây dựng hạ tầng cũng đang thu hút các nhà thầu trong và ngoài nước tham gia. 

Chẳng hạn, Coteccons tăng doanh thu khoảng 45% (đạt 27.153 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế tăng 56% so với 2016 (đạt 1.653 tỷ đồng); trong khi với Hòa Bình, mức tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế lần lượt là 49% và 51,5%. Tuy dư địa tăng trưởng của ngành xây dựng vẫn còn nhưng theo báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán, gần đây, mức độ cạnh tranh trong ngành xây dựng cũng không kém phần khốc liệt, ngoài các đối thủ truyền thống như HBC, Coteccons, Cofico, Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) thì những doanh nghiệp với quy mô nhỏ hơn cũng muốn mở rộng thị phần như Descon, Dũng Tiến, An Phong, AGC..., đó là chưa kể đến một số đối thủ nước ngoài đang tìm cách giành lại thị trường như Posco, CSCEC. 

Trong bức tranh chung của ngành, ngoài mảng xây dựng nhà ở, xây dựng hạ tầng cũng đang thu hút các nhà thầu trong và ngoài nước tham gia. Bởi hiện có hàng loạt dự án hạ tầng lớn từ vốn nhà nước, ODA lẫn các hợp đồng BT, BOT... đang và sắp triển khai. Thậm chí, sự tăng trưởng của khu vực này còn hơn cả xây dựng công nghiệp - vốn được doanh nghiệp kỳ vọng khá nhiều (nhưng việc Mỹ tuyên bố dừng TPP tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam nên xây dựng công nghiệp được dự báo sẽ giảm). Tuy nhiên, theo Báo cáo Triển vọng ngành năm 2018, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo tăng trưởng ngành xây dựng vẫn tiếp tục duy trì mức khả quan trong năm 2018, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ bắt đầu chậm lại. 

Cụ thể, thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng được dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ vào vốn FDI dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh. BSC kỳ vọng năm 2018, ngành xây dựng sẽ được hưởng lợi lớn từ vốn FDI sẽ tiếp tục đà tăng trưởng mạnh nhờ vào việc Việt Nam vẫn là nước có chi phí nhân công thấp trong khu vực, các ưu đãi, hỗ trợ của chính phủ sau sự thành công của hiệp định APEC. Yếu tố cạnh tranh gay gắt hơn khi phân khúc căn hộ cao cấp bắt đầu gặp khó khăn, khi đó các doanh nghiệp sẽ phải chuyển về phân khúc trung cấp và bình dân, cạnh tranh với các nhà thầu khác; giá cả nguyên vật liệu sắt, thép, cát… có xu hướng tăng mạnh trong thời gian vừa qua; xu hướng phải đẩy mạnh tỷ trọng ở phân khúc nhà ở trung cấp – bình dân và nhà xưởng công nghiệp có biên lợi nhuận gộp thấp hơn. 

Mặc dù vậy, BSC vẫn đánh giá khả quan với ngành Xây dựng dựa trên các yếu tố: Các doanh nghiệp xây dựng dân dụng với lượng hợp đồng ký kết cho năm 2018 vẫn duy trì mức tốt; nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tăng trưởng ổn định trong dài hạn và lượng vốn FDI vào Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2018. Với thị trường ngành xây dựng, theo nhận định của nhiều chuyên gia là đang có sự lệch pha về nguồn cung, với phân khúc cao cấp chiếm ưu thế, nhiều nhà phát triển thuộc phân khúc này bắt đầu đi chậm lại và tìm kiếm cơ hội tham gia vào phân khúc thấp hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường. 

Để có thêm hợp đồng, nhà thầu xây dựng lớn phải "chia sức" ở nhiều "mặt trận". Dư địa tăng trưởng của ngành xây dựng Việt Nam được đánh giá khả quan. Thị trường này đang được nhiều nhà thầu chia nhau nắm giữ. Do đó, các doanh nghiệp xây dựng với quy mô vừa phải có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn những nhà thầu lớn./.

Bảo Anh

Tin khác

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp