Những lợi ích của FTA đối với xuất khẩu của Việt Nam

Thứ sáu, 09/11/2018 09:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sự tăng trưởng của ngành dệt may chính là minh hoạ rõ nét về lợi ích của FTA đối với xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, khi tham gia WTO, thuế quan áp dụng với hàng may mặc thành phẩm trung bình là 25%, nhưng với các FTA ký kết sau này, mức thuế quan giảm mạnh chỉ còn trung bình từ 0-5%.

Báo Công luận
Sự tăng trưởng của ngành dệt may chính là minh hoạ rõ nét về lợi ích của FTA đối với xuất khẩu của Việt Nam (Ảnh TL) 

Nhiều mặt hàng xuất khẩu hưởng lợi

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương chia sẻ, thời gian qua Việt Nam đã rất chủ động và tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA). Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia 17 FTA. Trong đó có 10 FTA đã ký và có hiệu lực, 2 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực, 2 FTA đã kết thúc đàm phán và 3 FTA đang đàm phán.

Ông Khanh cho hay, việc tăng cường ký kết các FTA không chỉ  đơn thuần là mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn nhằm cải thiện thâm hụt thương mại. Cụ thể, nếu trước năm 2007 Việt Nam mới chỉ ký kết được hai FTA, thì sau thời điểm này, rất nhiều FTA song phương và đa phương khác đã được ký kết. Nguyên nhân của sự “nở rộ” này chính là việc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007. 

Sự tăng trưởng của ngành dệt may chính là minh hoạ rõ nét về lợi ích của FTA đối với xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, khi tham gia WTO, thuế quan áp dụng với hàng may mặc thành phẩm trung bình là 25%, nhưng với các FTA ký kết sau này, mức thuế quan giảm mạnh chỉ còn trung bình từ 0-5%.

“Không có công nghệ nào có thể giúp tiết kiệm chi phí lên tới 25%, nhưng với việc ký kết FTA, hàng hoá Việt Nam sẽ được lợi về giá lên tới 25%” – ông Khanh nói.

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong 23 năm qua cũng cho thấy những tác động tích cực của các FTA tới xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, năm 1995, khi Việt Nam gia nhập ASEAN, kim ngạch xuất khẩu chỉ ở mức 5,4 tỷ USD. Đến năm 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu tăng lên mức 48,5 tỷ USD và đạt 213,8 tỷ USD trong năm 2018.

Như vậy, phải mất tới 12 năm (1995-2007) để kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng được 43 tỷ USD, nhưng với hàng loạt FTA được ký kết sau khi gia nhập WTO, chỉ cần 11 năm (2007-2018), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng tới hơn 165 tỷ USD.

Báo Công luận
Cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành (Ảnh TL)

Sức ép cải cách hành chính

Việc tham gia các FTA cũng tạo sức ép đối với cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam. Theo khảo sát của VCCI mới đây, tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng với các thủ tục thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, thành lập doanh nghiệp ngày càng tăng lên, trong đó 75% hài lòng về thủ tục thuế, 68% hài lòng về thủ tục hải quan…

Ông Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, những cải cách mang tính nền tảng hướng tới tạo thuận lợi thương mại còn ý nghĩa nhiều hơn so với việc cam kết cắt giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Theo đó, những giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ nhất cũng là những giai đoạn Việt Nam cải cách kinh tế và tăng trưởng mạnh mẽ nhất.

Nhận thức được điều đó, từ những năm 2010, CIEM và Tổng cục Hải quan cùng phối hợp triển khai nhiều hoạt động hướng tới cải cách, tạo thuận lợi thương mại, trong đó có việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia (NSW).

Theo tính toán của Tổ chức OECD, chi phí thương mại của Việt Nam ước tính sẽ giảm 18,3% nếu thực hiện đầy đủ các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hoá thương mại WTO.

Tuy nhiên, hiệu quả thuận lợi hoá thương mại của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước ASEAN. Việt Nam đứng thứ 73 trên 136 nền kinh tế trong bảng xếp hạng thuận lợi hoá thương mại của WEF và đứng thứ 5 trong ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Để khắc phục điều này, ông Dương cho rằng cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành. 

Theo bà Lê Nguyễn Việt Hà, Phó trưởng phòng giám sát quản lý I, Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan, hai Nghị định 74 và Nghị định 15 vừa được Chính phù ban hành năm 2018 là bước tiến quan trọng trong việc cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Theo đó, nhiều mặt hàng được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu. 

Cùng với đó, NSW cũng là một bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính. Bà Hà cho biết, hiện đã có 125 thủ tục được kết nối trên NSW, dự kiến đến cuối năm 2018, con số này sẽ tăng lên 138 thủ tục

Nguyễn Mạnh

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp