Phân phối - điểm nghẽn của rau củ quả

Thứ năm, 18/10/2018 10:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều loại nông sản sau khi thu hoạch không có đầu ra, nông sản là thế mạnh của quốc gia nhưng vẫn chịu sức ép của hàng nhập khẩu… Đã có nhiều nguyên nhân để quy kết cho vấn đề này nhưng có một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó chính là sự lũng đoạn của khâu bán lẻ và thị trường nội địa chưa được khơi nguồn.

Nhà cung ứng bị chèn ép

Báo Công luận
 

Cần phát huy hơn nữa thế mạnh của nông sản Việt (Ảnh TL)

 

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, rau củ quả là một trong những mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất trong 8 tháng đầu năm. Hai thị trường lớn nhất cung ứng nông sản lớn nhất cho Việt Nam là Thái Lan (hơn 500 triệu USD) và Trung Quốc (khoảng 250 triệu USD).

Nhiều nghịch lý  đã được chỉ ra, cụ thể như trong khi khu vực Tây Nam Bộ với rất nhiều loại trái cây, hoa quả nhiệt đới thì lại nhập hàng của Thái Lan. Hay như Lâm Đồng là thủ phủ của cà rốt, khoai tây, bắp cải thì lại đầy hàng Trung Quốc.

Năm 2018, người tiêu dùng cả nước vẫn chưa thể nào quên những đợt giải cứu nông sản, nguyên nhân là do sản phẩm làm ra đến mùa thu hoạch nông dân bị thương lái ép giá hoặc từ chối mua khiến một lượng lớn nông sản sau thu hoạch phải vứt bỏ tại ruộng.

Vậy do đâu nhiều loại nông sản sau khi thu hoạch phải đổ đống vì không biết bán cho ai? Sự lũng đoạn của khâu bán lẻ đang được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến nông sản Việt đang bị tắc ngay chính trên “sân nhà” của mình.

Thị trường Việt Nam với gần 100 triệu dân rất hấp dẫn các nhà đầu tư bán lẻ, trong khi đó, người tiêu dùng luôn mong muốn được tiếp cận hệ thống phân phối phục vụ các sản phẩm tiêu dùng có chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Thế nhưng những mặt thuận lợi này lại chưa được ngành nông sản trong nước khai thác triệt để.

Hệ thống phân phối hàng nông sản của cả nước hiện nay có 9.000 chợ, 800 siêu thị, 130 trung tâm thương mại và khoảng 4.000 siêu thị mini, cửa hàng tự chọn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nguồn hàng bán ra có cả hàng hóa nông sản nhập khẩu và hàng của Việt Nam sản xuất.

Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ nông sản sạch vào các hệ thống thương mại hiện đại chỉ chiếm từ 7-10%. Như vậy còn tới 80-90% hàng hóa nông sản được bán tự do ở các chợ, cửa hàng lẻ và hàng rong; trong đó có cả sản phẩm đạt chất lượng và chưa đạt chất lượng.

Việc số lượng hàng nông sản sạch vào siêu thị mới chiếm một thị phần nhỏ là do một phần yếu kém của khâu sản xuất nhưng mặt khác còn do sự thiếu trách nhiệm, vì lợi nhuận mà chèn ép nhà cung ứng, đưa ra những mức chiết khấu cao.

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Việt Nam, tại Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ 3 vừa được tổ chức mới đây đã thẳng thắn cho rằng, ở nước ngoài, hàng hóa chỉ cần 30 phút kiểm tra là vào được siêu thị, mức chiết khấu bình quân 12,8%; trong khi ở Việt Nam, tại nhiều hội nghị liên kết cung cầu, rất nhiều doanh nghiệp đã phản ánh những bất cập khi đưa hàng vào siêu thị.

Nhiều siêu thị có doanh số bán lớn, có sức ép lớn có quyền quyết định. “6 người gửi rau vào chỉ có một người được chọn, mức chiết khấu lên đến 30%, trong đó cứng 20%, mềm 12%. Chưa kể, đến đòi tiền, có khi còn “kế toán đi vắng”. Ở đây là một hình thức chiếm dụng vốn” - ông Phú nhấn mạnh.

Điều này rất đáng báo động cho khâu phân phối. Nếu không cải thiện sẽ làm triệt tiêu nhuệ khí của nông sản Việt. Thái Lan quy định 70% lợi nhuận là của người trồng nhưng tại Việt Nam, nông dân vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi. Hiện chúng ta chưa có luật hóa trong khâu phân phối, vì vậy, các ngành chức năng, địa phương phải có sự điều tiết hợp lý để bảo vệ nông dân.

Cách nào để khơi thông dòng chảy nông sản?

Báo Công luận
 Phân phối - khâu quan trọng của rau củ quả (Ảnh TL)

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo rất rõ về sản xuất nông nghiệp chất lượng cao: “Sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao không phải chỉ phục vụ nhóm người giàu mà phục vụ đại đa số nhân dân và người tiêu dùng xã hội Việt Nam”.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng gợi ý: “Trước khi sản xuất ra hàng hóa nông sản, thì phải biết bán cho ai”. Như vậy, bên cạnh việc tổ chức lại sản xuất lớn theo quy hoạch của từng địa phương, đẩy mạnh cơ giới hóa, nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu thì khâu phân phối vẫn được xem là nút thắt cần được tháo gỡ trong cả quá trình khơi thông dòng chảy của nông sản nước ta.

Gần 80% hàng nông sản được bán tại chợ là con số cho thấy chợ vẫn là kênh phân phối cực kì hấp dẫn. Vì thế, phải hình thành được hệ thống chợ đầu mối, sàn giao dịch nông sản để đảm bảo mua bán được công khai minh bạch và quản lý an toàn thực phẩm. Cần có biện pháp hỗ trợ dự trữ nông sản, bảo quản sau thu hoạch, giảm tổn thất tới mức thấp nhất.

Hiện nay, với xu thế phát triển của nông nghiệp công nghệ cao thì việc đầu tư thỏa đáng để hình thành những tập đoàn mạnh về sản xuất và phân phối, có đủ tiềm lực để phát triển sản xuất hàng hóa lớn và phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp hiệu quả và đủ sức dẫn dắt thị trường là một việc vô cùng quan trọng.

Cách làm này sẽ từng bước khắc phục được tình trạng làm ăn manh mún, mạnh ai nấy lo của ngành sản xuất nông nghiệp, từng bước điều tiết được thị trường, đồng thời cũng là để đối phó một cách chắc chắn nhất với sự cạnh tranh nguồn hàng từ các quốc gia khác trên thị trường nội địa khi những hiệp định FTA được kí kết có hiệu lực.

Đức Minh

Tin khác

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp