Phát triển nông nghiệp hữu cơ, cần một chiến lược bài bản

Thứ tư, 23/05/2018 08:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dư luận đang kỳ vọng sẽ có một cú “huých” quan trọng để thu hút, lôi kéo các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước quan tâm, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và sản xuất NNHC đang có xu hướng nở rộ.

  Tuy nhiên, để làm được điều đó cần có một chiến lược bài bản. Nông nghiệp hữu cơ đang là phong trào của thế giới với 43 triệu ha diện tích, với thị trường vào khoảng 80 tỷ USD, nông nghiệp hữu cơ những năm gần đây phát triển rất nhanh.

 Đến nay, Việt Nam đã có hơn 70.000 ha nông nghiệp hữu cơ ở 33 địa phương trên cả nước với nhiều mô hình của các doanh nghiệp, Tập đoàn lớn như TH, Vinamilk… 

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là phương thức sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, góp phần quan trọng để phục hồi, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và đáp ứng nhu cầu bổ dưỡng phục vụ người tiêu dùng. 

Việt Nam nằm trong số 170 quốc gia có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC). Tuy vậy, phát triển NNHC với tỷ lệ nào để hài hòa và phù hợp với đặc thù nông nghiệp Việt Nam, cũng như lựa chọn mô hình nào để phát huy kết quả tối ưu nhất là vấn đề cần được làm sáng tỏ. 

Hiện tại ở Việt Nam, nông nghiệp phi hữu cơ vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Chính phủ sẽ chỉ đạo chặt chẽ để ngành nông nghiệp xây dựng đề án phát triển giai đoạn 2018-2021, trong đó xác định rõ tỷ lệ thích hợp cho phát triển NNHC. 

Song song với đó, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn NNHC Việt Nam mới có tham khảo tiêu chuẩn IFOAM, ngang tầm với tiêu chuẩn hiện nay do các nước ASEAN đồng thuận áp dụng (ASOA), đồng thời tham khảo thêm các tiêu chuẩn của các thị trường khó tính để bảo đảm tính hội nhập thị trường quốc tế cho sản phẩm NNHC Việt Nam. Hiện, sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam còn khá mới đối với người tiêu dùng. 

Thị trường nông nghiệp hữu cơ có giá thành sản phẩm hữu cơ còn cao; các tiêu chuẩn đánh giá còn yếu và thiếu, chưa có các hệ thống chứng nhận rõ ràng. Trong khi đó, hầu hết người tiêu dùng còn chưa phân biệt được khái niệm “sản phẩm hữu cơ” nhiều lúc còn nhầm lẫn giữa sản phẩm sạch và sản phẩm organic.

Báo Công luận
Phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường đảm bảo năng suất và sức cạnh tranh đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều nhà nông. Ảnh Internet

Ông Lê Thành, Viện trưởng Viện Nông nghiệp hữu cơ cho rằng, phát triển các nông nghiệp hữu cơ cần tập trung vào những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế như dược liệu, dừa và dầu dừa để xuất khẩu.

 Riêng thị trường trong nước cần khuyến khích phát triển các sản phẩm rau củ, quả organic vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa cạnh tranh với những sản phẩm nhập khẩu cùng loại. 

Theo ông Thành, nâng cao nhận thức cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ, phải có chỉ dẫn địa lý và thông báo cho cộng đồng biết ai là người làm sản phẩm hữu cơ. 

Đồng thời tạo kênh phân phối coi đó là địa chỉ tin cậy và cam kết cung cấp sản phẩm hữu cơ; áp dụng bảo hiểm cho các người sản xuất bán sản phẩm hữu cơ. Muốn có chiến lược phát triển thích hợp, cần lựa chọn các sản phẩm, vùng sinh thái phù hợp để quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất hữu cơ. 

Cũng như cần có sự chỉ đạo xuyên suốt trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, giảm sử dụng hóa chất, kháng sinh trong sản xuất nông nghiệp nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. 

Coi sản xuất hữu cơ là một phương thức canh tác an toàn với con người; tăng cường công tác phối hợp với các viện nghiên cứu, trường… để phổ biến tuyên truyền, tập huấn sản xuất NNHC. 

Đặc biệt, một trong những vấn đề then chốt để phát triển một nền NNHC bền vững và có tính khả thi cao là phải khuyến khích, thu hút được các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ, đầu tư sản xuất phân bón hữu cơ... 

Muốn “làm” NNHC bài bản, mỗi địa phương cần phát hiện và chọn lựa một vài doanh nghiệp có tiềm năng và các ngành, các cấp cần hỗ trợ họ về cơ chế, vốn, và tích tụ đất đai để xây dựng nên một mô hình sản xuất hữu cơ chuẩn mực, từ những mô hình mẫu này mới có thể nhân rộng cơ sở sản xuất NNHC từ địa phương đến trung ương.

 Để phát triển hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chúng ta thấy có nhiều tiềm năng cũng như thách thức. Đòi hỏi phải có sự đồng hành đồng bộ của các cấp như: Chính phủ, các thành phần kinh tế và người dân. 

Có như vậy, chúng ta mới tận dụng được lợi thế về mặt thị trường, về mặt tài nguyên đa dạng sinh học, các mặt khác, đồng thời khắc phục được những điểm tồn tại hiện nay của nền nông nghiệp Việt Nam để làm sao đưa lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ thời gian tới, cùng với đó, sẽ phát triển nền nông nghiệp Việt Nam hàng hóa, hội nhập, thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. 

Để tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ, giải pháp then chốt hiện nay là hoàn thiện thể chế kinh tế, các cơ chế, chính sách. Cần tập trung chỉ đạo sản xuất ra các sản phẩm an toàn theo các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp – VietGap, Global Gap. 

Phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường đảm bảo năng suất và sức cạnh tranh, trong đó khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ. 

Đây là nhu cầu lớn và là tiềm năng để phát huy sản xuất nông nghiệp hữu cơ qua đó đề xuất Chính phủ các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ. Trong bối cảnh như vậy, cuối tháng 4/2018 vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, theo đó, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ được hưởng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước như được ưu đãi và hỗ trợ thông qua miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ tập trung đất đai; tiếp cận, hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường; hỗ trợ đầu tư cơ sở; cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. 

Và có những chính sách cụ thể để thu hút được đầu tư, hỗ trợ của nước ngoài, kể cả trong việc đầu tư trực tiếp cho đến kinh nghiệm quản lý, các tiến bộ khoa học kỹ thuật; phối hợp cùng các thành phần kinh tế trong nước, Việt Nam có thể đẩy nhanh hơn phát triển nhánh nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới./.

Huyền Thu

Tin khác

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

(CLO) Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp