PPP - Mô hình hợp tác công, tư còn nhiều rào cản

Thứ bảy, 09/06/2018 09:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo số liệu công bố tại hội thảo về “Đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư” (PPP) vừa tổ chức mới đây, hiện có khoảng 50 - 70 dự án PPP, với sự tham gia của phần lớn là nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, mô hình ưu việt này vẫn chưa được khai thác đúng mức.

Các nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn bởi bất ổn chính sách và các rủi ro đi kèm khi tham gia dự án theo mô hình hợp tác công - tư. Những ưu điểm của PPP là điều dễ nhận thấy, tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn “chùn bước” khi tham gia các dự án này bởi nhiều mối lo ngại. Hiện nay, quy định pháp luật đang là vấn đề cần tiếp tục cải thiện. mô hình kinh doanh PPP mặc dù rất tiềm năng nhưng bức tranh đầu tư không sáng. 

Khó khăn về nguồn vốn để chuẩn bị và tham gia đầu tư theo các dự án PPP được xem là nút thắt chính trong quá trình triển khai đầu tư theo mô hình này. Đối với dự án BOT giao thông, xuất hiện các bất cập về mức phí, vị trí đặt trạm thu phí chưa phù hợp, chưa đảm bảo khoảng cách 70 km như quy định, thời gian thu phí chưa phù hợp... Khi tham gia kinh doanh thương mại, Nhà nước có nhiều lợi ích cần được bảo vệ nên dù hợp đồng đã được ký xong thì rủi ro vẫn cao, bởi hợp đồng có thể bị chỉnh sửa. Riêng quy định về PPP, có 17 luật, 63 nghị định và nhiều thông tư quy định các vấn đề liên quan đến mô hình này. 

Nếu Nghị định 15/2015/NĐ-CP nêu vốn chủ sở hữu giải ngân theo tiến độ thì Luật Doanh nghiệp lại quy định vốn điều lệ đóng trong 90 ngày. Doanh nghiệp làm kiểu gì cũng sẽ bị cho là sai. Thậm chí, nếu làm theo Luật Doanh nghiệp còn bị cho là vi phạm điều 64 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nhà đầu tư lo ngại những thay đổi về chính sách và các rủi ro khó lường trước nên còn đắn đo. Bởi vậy, trong hai năm trở lại đây đã có nhiều mô hình PPP bị thất bại. Có những dự án PPP được đánh giá rất hấp dẫn, nhà đầu tư nào cũng muốn tham gia, nhưng đến vòng sơ tuyển chỉ còn 5 - 6 công ty quan tâm. 

Báo Công luận
 ảnh minh họa, nguồn Internet

Các nhà đầu tư quan ngại khi thực hiện đầu tư dự án PPP, trong khi đó đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nội dung quy định về đất đai tại Luật Đầu tư PPP chịu sự điều chỉnh của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, trong khi những luật này chưa quy định cụ thể để thực hiện dự án PPP, nên quá trình triển khai còn những khó khăn, bất cập, dẫn tới chậm trễ. Mặt khác, tình trạng cùng một nội dung, nhưng chịu sự điều chỉnh của nhiều luật như việc quản lý, giải ngân vốn góp của Nhà nước vào dự án PPP, huy động vốn góp của nhà đầu tư vào doanh nghiệp dự án, trình tự thủ tục triển khai các dự án PPP có vốn góp của Nhà nước, lựa chọn nhà thầu đối với dự án PPP... cũng làm tăng tính phức tạp, rủi ro trong quá trình triển khai, từ đó làm giảm tính hấp dẫn khi đầu tư theo mô hình này. 

Nhiều bất cập trong thực tế triển khai các hoạt động đầu tư theo hình thức PPP, đặc biệt là các dự án BOT, BT thời gian qua đã cho thấy tính cấp thiết trong xây dựng và ban hành Luật Đầu tư PPP để tạo hành lang pháp lý chính thức, cũng như gỡ bỏ các rào cản, khuyến khích khu vực tư nhân tăng cường tham gia đầu tư theo hình thức này. Cụ thể, vốn chủ sở hữu hiện nay quy định là 15% tổng vốn đầu tư. Nếu đóng vốn chủ sở hữu theo tiến độ thì doanh nghiệp có thời gian 1 - 2 năm để xoay vòng vốn, còn nếu bắt buộc đóng sau 90 ngày ký hợp đồng dự án thì tiền đứng yên một chỗ, doanh nghiệp bị kêu lãng phí. 

Do đó, loay hoay giữa các quy định là vấn đề nan giải của doanh nghiệp. tương lai của các dự án PPP không được đảm bảo khi không có thay đổi về cách nhìn nhận, đánh giá và thực hiện hợp đồng. Để khắc phục, hợp đồng cần có những điều khoản hạn chế rủi ro và nhà đầu tư cần biết cách phân bổ rủi ro. Nếu nhà đầu tư hạn chế về quy mô, năng lực tài chính có thể kết hợp với nhà đầu tư khác theo hình thức thành lập công ty cổ phần nhằm giảm thiểu rủi ro đầu tư. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên đàm phán, thiết lập, thỏa thuận biên độ điều chỉnh nhất định và các điều khoản mang tính linh hoạt trong hợp đồng. Đồng thời nên có quy định về cơ chế thỏa thuận lại thời hạn khai thác thương mại hoặc bảo lãnh doanh thu tối thiểu nhằm đảm bảo quyền lợi cho mình. 

Cùng với đó, cần sớm có Luật Đầu tư PPP để cả cơ quan chức năng và doanh nghiệp có thể khắc phục những rào cản, vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng, từ đó thuận lợi triển khai dự án. Hiện nay, mặc dù doanh nghiệp là một đối tác trong hợp đồng PPP, nhưng không nhận được sự coi trọng từ cơ quan chức năng. Điều này khiến doanh nghiệp trở nên bị động và gặp khó khăn trong triển khai dự án. Vì vậy, nhiều đơn vị hy vọng dự thảo Luật Đầu tư PPP quy định rõ những việc doanh nghiệp và cơ quan chức năng được làm, những việc cả 2 bên cùng đàm phán trong hợp đồng PPP Vì vậy, theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để nâng cao tính pháp lý trong hợp đồng PPP cũng như phân tách rạch ròi trách nhiệm của từng bên, Dự thảo Luật Đầu tư PPP sẽ quy định rõ trách nhiệm của các bên, đồng thời cụ thể hoá các rủi ro trong việc thực hiện dự án PPP trên nguyên tắc rủi ro sẽ được phân chia cho bên có khả năng tốt nhất để quản lý rủi ro đó. 

Hiện nay, Cục Quản lý đấu thầu đang đề xuất sửa đổi, bổ sung các Nghị định 15/2015/NĐ-CP và Nghị định 30/2015/NĐ-CP liên quan đến việc tạo điều kiện thuận lợi và quy định chặt chẽ hơn trong thu hút đầu tư hình thức PPP. Trong khi đó, Bộ Tài chính đang soạn thảo các văn bản liên quan nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến phương án tài chính của dự án PPP như khung lợi nhuận dự án PPP, lợi nhuận nhà đầu tư dự án hình thức BT (liên quan đến quỹ đất thanh toán)... 

Trình tự, thủ tục đầu tư được quy định chặt chẽ, phù hợp với tính chất dự án PPP, các loại hợp đồng, quy mô và cấp quản lý khác nhau, chú trọng việc cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc phân cấp, từ đó nhằm nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án PPP, phù hợp với tính chất dự án PPP và thông lệ quốc tế. Đồng thời, quy định rõ hơn các cơ chế, biện pháp thu hút, bảo đảm đầu tư thông qua công cụ hỗ trợ, bảo đảm, bảo lãnh của Chính phủ./.

Bảo Anh

Tin khác

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp