“Sợi chỉ đỏ” WEF

Thứ hai, 24/09/2018 08:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới VEF 2018 tổ chức vừa qua tại Việt Nam được các đại biểu quốc tế đánh giá là hội nghị khu vực thành công nhất từ trước đến nay. Tinh thần doanh nghiệp (DN) và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt các phiên thảo luận của WEF và đang mở ra những kì vọng mới cho nền kinh tế, nhất là các DN trong nước.

Báo Công luận
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị WEF ASEAN 2018 (Ảnh TL)

Những chủ đề lôi cuốn

Sau thời gian làm việc, Diễn đàn VEF với gần 60 phiên thảo luận sôi nổi và thực chất, trong đó có những phiên thảo luận thu hút sự quan tâm đông đảo của DN các nước trên thế giới, được đánh giá đem lại những kết quả ngoài mong đợi. Một trong những nguyên nhân khiến WEF 2018 có được sự khác biệt và thành công vượt trội so với những hội nghị trước đó là chủ đề "ASEAN 4.0: Tinh thần DN và Cách mạng công nghiệp 4.0” của Hội nghị đã nói lên điều này.

Với chủ đề này, Việt Nam đã cùng ùng WEF và các nước ASEAN hướng đến những vấn đề quan trọng và hình thành các ý tưởng, định hướng lớn về phát triển của các nước ASEAN trong Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0). Mục tiêu chính là nhằm góp phần thực hiện thành công Tầm nhìn ASEAN 2025 vì lợi ích và sự phát triển của cả khu vực và từng quốc gia, đóng góp cho sự thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.

Vấn đề làm thế nào để các DN khởi nghiệp có thể tranh thủ các cơ hội trong Cuộc CMCN 4.0 cũng đã được đặt ra tại Diễn đàn mở với chủ đề “ASEAN 4.0 cho tất cả....". Qua Diễn đàn, các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ, DN khởi nghiệp, các thanh niên, sinh viên đã tập trung trao đổi và thảo luận những ý tưởng, sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các nước ASEAN và các đối tác toàn cầu. Sự chung ý tưởng này đã thắp lên hy vọng đưa khu vực Đông Nam Á thực sự trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chủ động kiến tạo, làm chủ và khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc CMCN 4.0,  góp phần xây dựng nền kinh tế, xã hội các quốc gia ASEAN ngày càng trở nên thông minh, hiệu quả hơn.

Đáng chú ý nhất, tại Hội nghị cùng phiên thảo luận với chủ đề: “Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy: Kết nối và sáng tạo”. Theo đó, kết nối và sáng tạo là “hai điểm quan trọng nhất với lợi thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”. Đây là hai động lực mới, quan trọng cho sự phát triển của DN và nền kinh tế. Ngoài chủ đề của diễn đàn chính thức, các phiên thảo luận cũng có những chủ đề hết sức thiết thực và bao trùm. Cụ thể như có ba phiên thảo luận với chủ đề Tương lai kỹ thuật số của ASEAN, Triển vọng kinh tế châu Á, Tìm hiểu về Internet vạn vật…

Đánh giá về Hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh: “Tôi hoan nghênh Hội nghị đã đưa ra nhiều ý tưởng, khuyến nghị, trang bị cho người dân, nhất là thế hệ trẻ các kỹ năng mới, đặc biệt là kỹ năng số, để làm chủ công nghệ mới và đáp ứng các yêu cầu của việc làm mới. Đây cũng chính là cơ hội cho các DN tăng cường đầu tư vào giáo dục thông minh tại các nước ASEAN…”.

Chuỗi giá trị toàn cầu

Báo Công luận
 Những phiên thảo luận tại WEF được coi là mở ra những cơ hội cho Việt Nam (Ảnh TL)

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, Diễn đàn WEF ASEAN trước hết là phiên chợ ý tưởng, nơi các nhà hoạch định chính sách, giới doanh nhân, các nhà nghiên cứu, cơ quan truyền thông, tổ chức xã hội... cùng nhau bàn về các hoạt động kinh tế của khu vực và thế giới. Khi tham gia vào đây, cộng đồng DN trong đó có DN Việt Nam có cơ hội tiếp cận với cộng đồng kinh doanh toàn cầu, xu hướng chính của nền kinh tế thế giới, các xu hướng về quản trị, công nghệ...

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, để có cơ hội kết nối tạo ra thu hút đầu tư, kinh doanh mới, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đánh giá về vấn đề này, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho hay, kết nối và sáng tạo là hai điểm quan trọng nhất với lợi thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là hai động lực mới, quan trọng cho sự phát triển của DN và nền kinh tế. “Kết nối và sáng tạo là hai “đường ray” cho “con tàu” DN phát triển, là “đôi cánh” cho nền kinh tế “bay” lên”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Thực tế hiện nay, mới chỉ có 21% DN vừa và nhỏ của Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi đó, tỉ lệ này ở các nước trong khu vực ASEAN là 46%. Đặc biệt, DN Việt Nam chỉ tham gia ở các khâu đơn giản như lắp ráp, đóng gói sản phẩm. Đây là những mắt xích có giá trị không cao trong chuỗi giá trị và thiếu bền vững. Ngay với những DN ngành phụ trợ cũng chưa thể tiếp cận chuỗi cung ứng của các DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Hiện, tỷ lệ giá trị sản phẩm mà DN FDI mua từ các nhà chế biến, chế tạo trong nước đạt chưa tới 57%.

Chia sẻ về vấn đề trên, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, đây là khó khăn lớn với Việt Nam khi chỉ có 300 DN đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng nhưng là cung ứng thay thế, không phải sản xuất. Trong đó, chỉ có 2% là DN lớn, 2-5% là DN vừa, còn lại là DN nhỏ và siêu nhỏ. Thực trạng này buộc DN phải đặt mục tiêu nâng cấp và dịch chuyển lên cao trong chuỗi cung ứng, tăng cường liên kết giữa Việt Nam và khối FDI.

Ở góc độ DN, khi nói về chuỗi liên kết, ông Phạm Xuân Đại - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Phương cho hay, ngoài việc DN phải tự đi bằng đôi chân của chính mình thì hiện vấn đề Chính phủ có thể giúp đỡ cho những DN khởi nghiệp là sự liên kết, tạo ra những mô hình chuỗi để gắn bó các giá trị giữa nhà nghiên cứu, các nhà tín dụng đến DN để có đầy đủ các điều kiện phát triển ngành công nghiệp nông nghiệp. “Mong muốn Chính phủ mạnh mẽ hơn nữa trong việc áp dụng khoa học công nghệ cũng như đầu tư cho việc phát triển khoa học công nghệ và tạo ra những hành lang pháp lý để chuỗi liên kết gắn bó bền chặt” - ông Đại nói.

Trong thế giới ngày nay, khi công nghệ số dẫn đường thì chỉ có đổi mới sáng tạo với tầm nhìn đa chiều thì mới đưa các quốc gia, DN tiến lên. Để làm được điều này, Chính phủ và DN các nước ASEAN nói chung và DN Việt nói riêng thực sự phải chú tâm đến phát huy nội lực, tạo môi trường thuận lợi cho sáng tạo, cho cái mới nảy nở và lan toả. Đó cũng là cách để tạo nên động lực tăng trưởng mới và phát triển thịnh vượng trong thế giới đang chuyển động nhanh bởi công nghệ mới.

“Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng và đang nỗ lực kiến tạo môi trường thuận lợi cho phát triển, khuyến khích mạnh mẽ DN, người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ được sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp, đóng góp vào sự phát triển năng động của quốc gia.” - Lời của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh tại phiên bế mạc Diễn đàn VEF một lần nữa tiếp thêm niềm tin, sức sống mới cho DN. Đó cũng như một lời cam kết của Chính phủ kiến tạo phát triển lấy sự lớn mạnh của DN làm thước đo cho sự thành công.

Minh Lê

Tin khác

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4-1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4-1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

(CLO) Thụy Sĩ đang nắm giữ khoảng 13 tỷ franc (14,3 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa trong các tổ chức tài chính của nước này, khoảng một nửa trong số đó thuộc về nhà nước và một nửa thuộc về cá nhân, cơ quan quốc gia giám sát các lệnh trừng phạt tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp