Thương lái Trung Quốc lại dùng chiêu trò khi lùng mua rễ cây hồ tiêu

Thứ bảy, 12/05/2018 16:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian qua, liên tục những chiêu trò của thương lái Trung Quốc diễn ra khắp các địa phương khiến người dân khắp nơi đều lên tiếng và rất cảnh giác. Mới đây, sự việc người Trung Quốc thu mua rễ cây hồ tiêu số lượng lớn đã được báo chí lên tiếng để cảnh giác cho người dân.

Thực hư chuyện thương lái mua các loại rễ cây này để làm gì thì người dân không biết, nhưng với giá mua cao nên họ đều đi lùng loại rễ cây này về bán cho thương lái. Nhiều hộ dân trồng tiêu ở xã Xuân Thọ (Xuân Lộc, Đồng Nai) cho biết mấy ngày gần đây thương lái lại vào tận vườn lùng rễ cây hồ tiêu với giá cao ngất ngưởng lên tới 90.000 đồng/kg rễ khô và 20.000 đồng/kg rễ tươi. 

Theo đó, nhiều người trồng hồ tiêu đã quyết định chặt bỏ cây để đào rễ bán cho thương lái lấy tiền. Trao đổi với PV, rất nhiều người dân trồng hồ tiêu tại đây đều cho biết người thu mua các sản phẩm này là các thương lái người Trung Quốc.

Họ luôn có phiên dịch đi cùng để dễ dàng trong việc trao đổi thu mua. “Họ nói mua gốc và rễ của cây hồ tiêu với giá rất cao và đặc biệt là thu gom bao nhiêu mua hết bấy nhiêu.Chúng tôi không biết họ thu mua làm gì nhưng vẫn rất cảnh giác thời điểm trước đây cũng đã có tình trạng này xảy ra!”, Ông Đặng Quang Hải ở xã Xuân Thọ khẳng định. 

Báo Công luận
Chính quyền các cấp cần vào cuộc, vận động người dân không được chặt phá bừa bãi gốc, rễ cây tiêu đem bán. Ảnh Hoài Linh

Một người dân tại địa phương cho biết: “Thông tin này nếu phát tán rộng rãi sẽ không tốt. Một số người dân nhận thức chưa cao thấy lợi trước mắt sẽ chặt bỏ vườn tiêu để bán gốc và rễ, thậm chí còn tới các vườn tiêu khác trộm cắp, phá hoại để có sản phẩm mang về bán!”. 

Trao đổi với PV, nhiều người dân trồng tiêu đều cho biết, họ đang rất cảnh giác với các thương lái Trung Quốc vì đây không phải lần đầu tiên những vụ mua bán “sản phẩm lạ” như thế này xảy ra, đặc biệt nhiều thương vụ “kỳ lạ” của các thương lái Trung Quốc đã từng diễn ra như thế này. 

Anh Nguyễn Xuân Bảng (xã Xuân Thọ) cho biết: “Cả vườn tiêu đang cho thu hoạch, chỉ cần một phần bộ rễ có vấn đề thì coi như vụ sau thất bát. Đấy là chưa kể đến những kẻ trộm cắt toàn bộ rễ tiêu thì cây tiêu sẽ chết. Trước tình trạng này, người trồng hồ tiêu chúng tôi đang ngày đêm bảo vệ từng gốc tiêu của mình!”. 

Mục đích việc thương lái Trung Quốc thu mua rễ tiêu được nhiều người cho rằng trong gốc, rễ tiêu cũng có những thành phần như hạt nhưng kém chất lượng hơn. Họ mua về rồi chế biến ra và trộn lẫn vào hạt hồ tiêu để xuất lại thị trường Việt Nam với giá cao hơn kiếm lời, hoặc xuất ra nước ngoài làm ảnh hưởng tới thương hiệu hồ tiêu nổi tiếng thế giới đã được bảo hộ của Việt Nam. 

Việc thời gian qua thương lái Trung Quốc “làm mưa làm gió” ở các vùng chuyên canh của Việt Nam là không bình thường. Đã đến lúc các cấp chính quyền, ngành chức năng cần vào cuộc, kiểm soát chặt chẽ những đối tượng này, yêu cầu họ làm ăn theo đúng pháp luật của Việt Nam, khuyến cáo nông dân không nên vì cái lợi trước mắt mà mở rộng quy mô sản xuất. 

Việc thu mua của người Trung Quốc không ổn định, mặt hàng nào họ thu mua thì lúc ấy giá rất cao, sau đó thì giá lại thấp đến bất ngờ. Việc làm này trước mắt có lợi cho nông dân nhưng về lâu dài thì khó mà giữ được lợi ích bền vững. 

Điều nguy hại hơn rất nhiều là chất lượng vùng chuyên canh sẽ bị phá vỡ sau rất nhiều công gây dựng của nông dân với biết bao mồ hôi nước mắt. Nông dân nhiều nơi đã từng “sập bẫy” thương lái Trung Quốc khi có thời gian họ thu mua tất cả các loại nông sản với giá cao, sau khi bà con ồ ạt trồng và sản lượng tăng đột biến thì họ tha hồ ép giá, và sau đó bỏ về nước không một lời từ biệt. 

Đã có nhiều bài học cho nông dân Việt Nam khi ham lợi trước mắt mà bán hàng cho thương lái Trung Quốc như mua râu ngô non, chè vàng, chè bẩn, sừng trâu, thậm chí là… đỉa. Sau “cơn sóng” chè bẩn hồi năm 2011 đến vụ thu mua đỉa làm đảo lộn nhiều vùng quê, đe dọa môi trường sinh thái, bây giờ, vùng trồng dứa, khoai lang, sầu riêng ở nhiều vùng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long hay dưa hấu miền Trung đang sống dở chết dở vì sự “đỏng đảnh có chủ ý” của thương lái Trung Quốc./.

Cẩm Tú

Tin khác

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

(CLO) Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

(CLO) Là một kỹ sư xây dựng song anh Đặng Đại Dương (35 tuổi, trú tại TP Pleiku, Gia Lai) lại có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp. Ngoài vườn dâu ngọt hơn 1 ha, chàng kỹ sư trẻ còn sở hữu vườn nho lớn nhất Gia Lai, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Thị trường - Doanh nghiệp