Thương mại điện tử cần những giải pháp mang tính đột phá

Thứ hai, 04/06/2018 11:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thương mại điện tử (TMĐT) phát triển cũng kèm theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn về dữ liệu, công nghệ, thủ tục quy trình giao dịch của tổ chức, luật pháp và các tiêu chuẩn công nghệ. Do đó, cần những đột phá cơ bản để phát huy thế mạnh của TMĐT trong cuộc cách mạng 4.0.

Các thương hiệu muốn thành công ở Việt Nam sẽ phải nỗ lực hơn nữa để xây dựng niềm tin của người tiêu dùng. Họ cần phải đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, về hậu cần và thanh toán. Việt Nam vẫn còn kém xa các thị trường khác về doanh số TMĐT. Tuy nhiên, khi các nền tảng TMĐT lớn như Alibaba hay Amazon liên tục tấn công vào thị trường này, rõ ràng tăng trưởng TMĐT ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu. 

TMĐT Việt Nam đang được các chuyên gia nhìn nhận là đầy tiềm năng khi số người dùng Internet đang ngày càng tăng. Theo đánh giá của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25% và tốc độ này có thể được duy trì trong giai đoạn 2018 - 2020. Tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục. 

Cụ thể, với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website TMĐT cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, dự kiến đến năm 2025, giá trị hàng hóa lưu chuyển qua TMĐT lên đến 7,5 tỷ USD, song cũng chỉ chiếm 5% tổng mức lưu chuyển hàng hóa. Hiện tại, chỉ số TMĐT với doanh thu năm sau cao hơn năm trước và ngày càng thu hút người tiêu dùng tham gia vào hoạt động mua bán online. 

Báo Công luận
Hiện quy mô thị trường TMĐT Việt Nam đạt khoảng 5 tỷ USD. (Ảnh minh hoạ)

Mặc dù, thương mại điện tử có nhiều tiềm năng và phát triển mạnh trong thế giới hiện đại, nhưng ở Việt Nam hoạt động TMĐT vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi việc thực hiện thao tác thương mại trên môi trường điện tử mới chỉ ở mức độ rất thấp, mang tính bán sơ khai, chưa chuyên nghiệp, tập quán thương mại vẫn là dùng tiền mặt, mua sắm nhỏ lẻ. Xét về mức độ uy tín, các nhà bán hàng trực tuyến trong nước vẫn đuối hơn so với nhiều nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu. Thách thức với các doanh nghiệp nội địa không nhỏ bởi ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào lĩnh vực này. 

Chưa kể thị trường đang bước sang giai đoạn phát triển khá nhanh, nhưng sự chênh lệch giữa các địa phương ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến nhiều thách thức mới. Hoạt động TMDDT luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức với cơ quan quản lý. Các chủ thể hoạt động thương mại điện tử dễ dàng “xóa dấu vết”, cản trở việc thu thập chứng cứ khi vi phạm. Bên cạnh khó khăn trong kiểm soát hàng giả, hàng nhái, thì tình trạng gian lận thuế là một trong những vấn đề nhức nhối của các cơ quan chức năng. 

Chưa kể, trong bối cảnh TMĐT đang phát triển nhanh, nhiều dịch vụ mua sắm, bán lẻ, du lịch trực tuyến, quảng cáo trực tuyến còn tạo cơ hội cho dòng tiền “chảy” ra nước ngoài. Điểm dễ nhận thấy của TMĐT là giao dịch qua internet và chủ yếu người mua là khách lẻ. 

Hóa đơn bán hàng và chứng từ thường sơ sài, thậm chí không có. Tiềm năng của TMĐT Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, có một thực tế được các chuyên gia chỉ ra là đang có sự không công bằng trong giao dịch trực tuyến qua biên giới giữa nhập khẩu và xuất khẩu với các khách hàng cá nhân. Khách hàng cá nhân mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến từ nước ngoài nhiều hơn so với khách hàng cá nhân nước ngoài mua sản phẩm trực tuyến từ Việt Nam. Người tiêu dùng chỉ quan tâm đến giấy bảo hành sản phẩm. Vì thế, việc các doanh nghiệp phân phối và bán lẻ dễ dàng qua mặt cơ quan thuế. Nhiều công ty mua bán online, mặc dù chưa được cấp phép đầy đủ, nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động bán lẻ, trốn thuế và lừa đảo thông qua website. 

Vì vậy, yêu cầu có những quy định chặt chẽ hơn với các công ty kinh doanh online là rất cần thiết. Bên cạnh đó, người có nhu cầu mua sắm trên các trang mạng rất lớn nhưng hầu hết khách hàng phải lựa chọn các kênh gián tiếp với chi phí cao, gấp nhiều lần giá trị món hàng. Lý do đầu tiên của tình trạng này là hệ thống địa chỉ không đồng nhất khiến hàng hóa gửi qua đường bưu điện hay bị thất lạc. Các gian hàng trên những trang web này thường phải hoàn tiền cho người mua. Do đó, Việt Nam bị nhiều nhà bán lẻ đưa vào danh sách không chuyển hàng qua đường bưu điện. 

Hiện quy mô thị trường TMĐT Việt Nam đạt khoảng 5 tỷ USD. Trong 4 năm tới, con số này được dự đoán có thể đạt tới 10 tỷ USD. Do đó, các chuyên gia nhìn nhận mặc dù vẫn còn những thách thức, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ cho phép doanh nghiệp nước này dễ dàng bán hàng trực tuyến ở nước khác, nhưng TMĐT tại Việt Nam vẫn là một mảnh đất tiềm năng cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có cả các doanh nghiệp khởi nghiệp. 

Về mặt chính sách, ngoài những biện pháp hiện thời, Nhà nước cần có chính sách đầu tư cho vài DN chấp nhận có phương án kinh doanh dài hạn, để DN đó trở thành DN dẫn dắt thị trường, gây dựng được niềm tin của NTD và là “đòn bẩy” cho TMĐT phát triển. Bên cạnh đó, cần có chính sách hàng hóa ưu đãi trong TMĐT, ví như ưu đãi về thuế hay biện pháp trợ cấp phù hợp. Quy hoạch đối tượng khách hàng phù hợp rõ ràng, để TMĐT phát triển, ngoài việc xây dựng một vài DN TMĐT uy tín làm “trụ cột” cho thị trường, thì cũng phải có các biện pháp vận động và bắt buộc các DN hoạt động nghiêm túc, không gây ấn tượng không tốt đối với khách hàng. 

Để thu hút khách mua hàng trực tuyến, người bán cần quảng bá sản phẩm trung thực để khách hàng nhận được chất lượng sản phẩm như đã được quảng cáo và cần thiết kế trang web, ứng dụng mua sắm dễ sử dụng nhằm tạo sự thuận tiện cho người mua hàng truy cập vào các trang web của mình. Phát triển TMĐT giai đoạn mới bằng cách kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, thiếu sót của kế hoạch tổng thể trước, đề ra mục tiêu, chính sách, giải pháp cụ thể để đưa TMĐT Việt Nam lên một tầm mới. 

Trong đó, chú trọng khai thác các công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo AR, internet vạn vật IoT để sáng tạo các mô hình kinh doanh văn minh, hiện đại, góp phần phát triển kinh tế của đất nước phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế./.

Bảo Anh

Tin khác

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp